OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

38 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề di truyền học người Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

18/11/2020 1.01 MB 474 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201118/964867881901_20201118_113806.pdf?r=4011
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu 38 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề di truyền học người Sinh học 9 năm 2020 có đáp án được biên soạn và tổng hợp đầy đủ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

38 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜi SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

Câu 1: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hóa sinh.

C. Chẩn đoán trước sinh.

D. Kết quả của phép lai phân tích.

Câu 2: Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là?

A. Di truyền học.

B. Di truyền học Người.

C. Di truyền Y học.

D. Di truyền Y học tư vấn.

Câu 3: Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ

A. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau.

B. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và cách chữa trị có xuất hiện ở đời sau.

C. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

D. Chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

Câu 4: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

A. Tính chất của nước ối.

B. Tế bào tử cung của người mẹ.

C. Tế bào phôi bong ra trong nước ối.

D. Nhóm máu của thai nhi.

Câu 5: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì?

A. Các chất đồng vị phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, tích lũy trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục…sẽ gây ung thư máu , các khối u và đột biến

B. Các hoá chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… làm tăng đột biến NST ở những người mắc phải

C. Các vụ thử bom nguyên tử đã gián tiếp gây các bệnh di truyền

D. Cả A và B

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về chức năng của y học di truyền tư vấn?

A. Chẩn đoán

B. Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền

C. Cung cấp thông tin

D. Điều trị các bệnh, tật di truyền

Câu 7: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy nhau?

A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt

B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình

C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình

D. Cả A và C

Câu 8: Tại sao không sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)

B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt

C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng

D. Cả A và B

Câu 9: Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì có nên kết hôn với nhau không?

A. Không nên kết hôn với nhau

B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%)

C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc

D. Cả A, B và C

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường làm gia tăng tỉ lệ người mắc các bệnh, tật di truyền là

A. Khói thải từ các khu công nghiệp

B. Sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra

C. Các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra

D. Nguồn lây lan các dịch bệnh

Câu 11: Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)?

A. Dư luận xã hội không đồng tình.

B. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.

C. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

D. Cả A và B đúng.

Câu 12: Theo nghiên cứu di truyền ở người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp?

A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.

B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.

C. Phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.

D. Tìm hiểu cơ chế phân bào.

Câu 13: Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

A. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức.

B. Không tuân theo các quy luật di truyền.

C. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.

D. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.

Câu 14: Di truyền Y học tư vấn dựa trên cơ sở?

A. Cần xác minh bệnh tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hóa sinh.

C. Xét nghiệm, chẩn đoán trước sinh.

D. Cả A, B và C đúng.

Câu 15: Chỉ số IQ được xác định bằng?

A. Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học.

B. Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100.

C. Số trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100.

D. Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100.

Câu 16: Bệnh, tật di truyền là

A. Bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh chỉ do sai sót trong bộ gen hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

B. Bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

C. Bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.

D. Bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể và bộ gen.

Câu 17: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh tật di truyền và tật bẩm sinh ở người là do

A. Các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên

B. Ô nhiễm môi trường sống

C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào

D. Cả ba đáp án trên

Câu 18: Bệnh Phênikitô niệu là bệnh di truyền do

A. Đột biến gen trội nằm ở NST thường.

B. Đột biến gen lặn nằm ở NST thường.

C. Đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.

D. Đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y

Câu 19: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hóa sinh.

C. Chuẩn đoán trước sinh.

D. Kết quả của phép lai phân tích.

Câu 20: Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì?

A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư.

B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể.

C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư.

D. Tất cả các giải pháp nêu trên.

Câu 21: Các biện pháp hạn chế các bệnh tật di truyền là gì?

A. Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường

B. Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, một số chất độc khác

C. Nếu người chồng có anh (chị, em) mang dị tật, mà người vợ cũng có dị tật đó thì không nên sinh con

D. Cả A, B và C

Câu 22: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng?

A. Di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể.

B. Tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể.

C. Một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u.

D. Tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.

Câu 23: Nguyên nhân phát sinh các bệnh tật di truyền ở người?

A. Do tác nhân lí, hóa học trong tự nhiên gây ra

B. Do ô nhiễm môi trường

C. Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào

D. Cả A, B và C

Câu 24: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là?

A. Bệnh di truyền phân tử.

B. Bệnh di truyền tế bào.

C. Bệnh di truyền miễn dịch.

D. Hội chứng.

Câu 25: Bệnh Đao là gì?

A. Bệnh Đao là bệnh ở người có 3 NST thứ 21

B. Bệnh Đao là bệnh có biểu hiện: người bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, ngón tay ngắn

C. Bệnh Đao làm cho người si đần bẩm sinh và không có con

D. Cả A, B và C

Câu 26: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Đao là:

A. Cơ thể lùn, cổ rụt, lưỡi thè ra

B. Hai mắt xa nhau, mắt một mí, ngón tay ngắn

C. Si đần bẩm sinh, không có con

D. Cả ba đáp án trên

Câu 27: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.

B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.

C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.

D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.

Câu 28: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các

A. Đột biến NST.

B. Đột biến gen.

C. Biến dị tổ hợp.

D. Biến dị di truyền.

Câu 29: Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là

A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố

B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ

C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ

D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24

Câu 30: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì?

A. Các chất đồng vị phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, tích lũy trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục…sẽ gây ung thư máu , các khối u và đột biến

B. Các hoá chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… làm tăng đột biến NST ở những người mắc phải

C. Các vụ thử bom nguyên tử đã gián tiếp gây các bệnh di truyền

D. Cả A và B

Câu 31: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ?

A. Phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ

B. Là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ

C. Là theo dõi sự di truyền các tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ

D. Cả A và B

Câu 32: Đồng sinh là hiện tượng

A. Mẹ chỉ sinh ra hai đứa con trong một lần sinh của mẹ

B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ

C. Có 3 đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ

D. Chỉ sinh một con

Câu 33: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào?

A. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ

B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau

C. Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng hành động giống nhau

D. Cả A và B

Câu 34: Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là

A. Hai trứng được thụ tinh cùng lúc

B. Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau

C. Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng

D. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời

Câu 35: Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người?

A. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao

B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người

C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm

D. Cả A, B và C

Câu 36: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy nhau?

A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt

B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình

C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình

D. Cả A và C

Câu 37: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật là do yếu tố nào sau đây?

A. Người sinh sản chậm và ít con

B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến

C. Các quan niệm và tập quán xã hội

D. Cả A, B, C

Câu 38: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng là

A. Luôn giống nhau về giới tính

B. Luôn có giới tính khác nhau

C. Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính

D. Ngoại hình luôn giống hệt nhau

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

C

C

D

D

D

D

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

B

D

B

B

D

B

D

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

B

D

A

D

D

C

B

C

D

31

32

33

34

35

36

37

38

 

 

D

B

D

D

D

D

D

C

 

 

 
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu 38 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề di truyền học người Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF