OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

32 bài tập trắc nghiệm Vật lý 12 có lời giải chi tiết về Sóng âm năm 2020

28/02/2020 837.27 KB 2001 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200228/237246697543_20200228_072815.pdf?r=4282
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Chuyên đề 32 bài tập trắc nghiệm Vật lý 12 có lời giải chi tiết về Sóng âm năm 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu với các em học sinh phương pháp làm bài cùng với một số bài tập trắc nghiệm có hướng dẫn cụ thể. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ SÓNG ÂM NĂM 2020

 

Câu 1: Với \({I_0} = {10^{ - 12}}W/{m^2}\) là cường độ âm chuẩn, I là cường độ âm. Khi mức cường độ âm là L = 10 B thì

A. \(I = 100W/{m^2}\)              B.  \(I = 1 W/{m^2}\)                 

C.  \(I = 0,1 W/{m^2}\)              D. \(I = 0,01 W/{m^2}\)

Câu 2: Khi cường độ âm gấp 100 lần cường độ âm chuẩn thì mức cường độ âm có giá trị là

A. L = 2 dB                       B. L = 20 dB                    

C. L = 20 B                       D. L = 100 dB

Câu 3: Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là \({10^{ - 5}}W/{m^2}.\)\({I_0} = {10^{12}}W/{m^2}.\) Biết cường độ âm chuẩn là  Mức cường độ âm tại điểm đó bằng

A. 50 dB                            B. 60 dB                           

C. 70 dB                            D. 80 dB

Câu 4: Tại điểm A cách nguồn âm O một đoạn R = 100 cm có mức cường độ âm là LA = 90 dB, biết ngưỡng nghe của âm đó là \({I_0} = {10^{12}}W/{m^2}.\) Cường độ âm tại A là

A. \({I_A} = 0,01W/{m^2}\)           B.  \({I_A} = 0,001W/{m^2}\)       

C.   \({I_A} = {10^{ - 4}}W/{m^2}\)         D.  \({I_A} = {10^{8}}W/{m^2}\)

Câu 5: Khi mức cường độ âm tăng thêm 20 dB thì cường độ âm tăng lên

A. 2 lần                              B. 200 lần                         

C. 20 lần                            D. 100 lần

Câu 6: Một cái loa có công suất 1 W khi mở hết công suất, lấy \(\pi {\rm{ }} = {\rm{ }}3,14\) . Cường độ âm tại điểm cách nó 400 cm có giá trị là ? (coi âm do loa phát ra dạng sóng cầu)

A. \({10^{ - 8}}W/{m^2}\)               B. \({2.10^{ - 8}}W/{m^2}\)                       

C.  \({3.10^{ - 8}}W/{m^2}\)              D. \({4.10^{ - 8}}W/{m^2}\)

Câu 7: Một âm có cường độ âm là L = 40 dB. Biết cường độ âm chuẩn là , cường độ của âm này tính theo đơn vị là

A.                    B.                 C.                D.

Câu 8: Thả một hòn đá từ miệng của một cái giếng cạn có độ sâu h thì sau đó \(\frac{{31}}{{15}}s\) nghe thấy tiếng đá chạm đáy giếng. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 300 m/s và g = 10 m/s2, tính độ sâu của giếng?

A. 20,5m                            B. 24,5m                            C. 22,5m                            D. 20m

Câu 9: Mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là L = 70 dB. Cường độ âm tại điểm đó gấp

A. 107 lần cường độ âm chuẩn I0                                 B. 7 lần cường độ âm chuẩn I0         

C. 710 lần cường độ âm chuẩn I0                                  D. 70 lần cường độ âm chuẩn I0

Câu 10: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1m, có mức cường độ âm là LA = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó I0 = 0,1 nW/m2. Cường độ âm đó tại A là

A. \({I_A} = 0,1nW/{m^2}\)           B.  \({I_A} = 0,1mW/{m^2}\)         C.   \({I_A} = 0,1W/{m^2}\)           D.  \({I_A} = 0,1GW/{m^2}\)

Câu 11: Một cái loa có công suất 1W khi mở hết công suất, lấy \(\pi = 3,14.\) Mức cường độ âm tại điểm cách nó 400 cm là (coi âm do loa phát ra dạng sóng cầu)

A. 97 dB                            B. 86,9 dB                         C. 77 dB                            D. 97 B

Câu 12: Thả một hòn đá từ miệng của một cái giếng cạn có độ sâu h thì sau đó \(\frac{{125}}{{48}}s\) nghe thấy tiếng đá chạm đáy giếng. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 300 m/s và g = 10 m/s2, tính độ sâu của giếng?

A. 31,25 m                         B. 31,5 m                           C. 32,5 m                           D. 32,25 m

Câu 13: Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng lên

A. 20 dB                            B. 50 dB                            C. 100 dB                          D. 10000 dB

Câu 14: Một người đứng cách nguồn âm một khoảng r. Khi đi 60 m lại gần nguồn thì thấy cường độ âm tăng gấp 3. Giá trị của r là

A. r = 71m                         B. r = 1,42km                    

C. r = 142m                       D. r = 124m

Câu 15: Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại điểm M là L, khi cho S tiến lại gần M một đoạn 62 m thì mức cường độ âm tăng thêm 7 dB. Khoảng cách từ S đến M là

A. SM = 210m                   B. SM = 112m                   

C. SM = 141m                   D. SM = 42,9m

Câu 16: Một người đứng trước cách nguồn âm S một đoạn d. Nguồn này phát ra sóng cầu. Khi người đó đi lại gần nguồn âm 50 m thì thấy cường độ âm tăng lên gấp đôi. Khoảng cách d có giá trị là bao nhiêu?

A. d = 222m                      B. d = 22,5m                     

C. d = 29,3m                     D. d = 171m

Câu 17: Thả một hòn đá từ miệng của một cái giếng cạn có độ sâu 12,8 m thì sau khoảng thời gian bao lâu sẽ nghe thấy tiếng đá chạm đáy giếng? Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 300 m/s và g=10 m/s2

A. 1,54s                             B. 1,64s                             C. 1,34s                             D. 1,44s

Câu 18: Một nguồn âm O, phát sóng âm theo mọi phương như nhau. Hai điểm A, B nằm trên cùng đường thẳng đi qua nguồn O và cùng bên so với nguồn. Khoảng cách từ B đến nguồn lớn hơn từ A đến nguồn bốn lần. Nếu mức cường độ âm tại A là 60 dB thì mức cường độ âm tại B xấp xỉ bằng:

A. 48dB                             B. 15dB                             C. 20dB                             D. 160dB

Câu 19: Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10 W. Cho rằng cứ truyền trên khoảng cách 1 m, năng lượng âm bị giảm 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Biết \({I_0} = {10^{ - 12}}W/{m^2}.\) Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 6 m là

A. 102dB                           B. 107dB                           

C. 98dB                             D. 89dB

Câu 20: Cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai người có thể nghe được là 4.10-12 W/m2. Hỏi một nguồn âm có công suất l mW thì người đứng cách nguồn xa nhất là bao nhiêu thì còn nghe được âm thanh do nguồn đó phát ra. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng, coi sóng âm là sóng cầu.

A. 141m                             B. 1,41km                          C. 446m                             D. 4,46km

Câu 21: Một người đứng cách một nguồn âm một khoảng là d thì cường độ âm là I. Khi người đó tiến ra xa nguồn âm thêm một khoảng 20 m thì cường độ âm giảm chỉ còn bằng I⁄4. Khoảng cách d là

A. 10m                               B. 20m                               

C. 40m                               D. 160m

Câu 22: Hai điểm A, B nằm trên cùng một đường thắng đi qua một nguồn âm và ở hai phía so với nguồn âm. Biết mức cường độ âm tại A và tại trung điểm của AB lần lượt là 50 dB và 44 dB. Mức cường độ âm tại B là

A. 28dB                             B. 36dB                             

C. 38dB                             D. 47dB

Câu 23: Một nguồn O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Tại điểm A, mức cường độ âm là 40 dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 4 lần nhưng không đổi tần số thì mức cường độ âm tại A là

A. 52dB                             B. 67dB                             

C. 46dB                             D. 160dB

Câu 24: Trong thí nghiệm dùng các nguồn âm giống nhau. Tại N đặt 4 nguồn phát sóng âm đến M thì tại M ta đo được mức cường độ âm là 30 dB. Nếu tại M đo được mức cường độ âm là 40 dB thì tại N ta phải đặt tổng số nguồn âm giống nhau là

A. 20 nguồn                       B. 50 nguồn                       C. 4 nguồn                         D. 40 nguồn

Câu 25: Tại N có một nguồn âm nhỏ phát sóng âm đến M thì tại M ta đo được mức cường độ âm là 30 dB. Nếu tại M đo được mức cường độ âm là 40 dB thì tại N ta phải đặt tổng số nguồn âm giống nhau là

A. 20 nguồn                       B. 50 nguồn                       C. 10 nguồn                       D. 100 nguồn

Câu 26: Tại N có một nguồn âm nhỏ phát sóng âm đến M thì tại M ta đo được mức cường độ âm là 30 dB. Nếu tại M đo được mức cường độ âm là 50 dB thì tại N ta phải đặt tổng số nguồn âm giống nhau là

A. 20 nguồn                       B. 50 nguồn                       C. 10 nguồn                       D. 100 nguồn

Câu 27: Tại một điểm M nằm cách xa nguồn âm O (coi như nguồn điểm) một khoảng x mức cường độ âm là 50 dB. Tại điểm N nằm trên tia OM và xa nguồn âm hơn so với M một khoảng 40m có mức cường độ âm là 36,02 dB. Cho biết cường độ âm chuẩn 10-12 (W/m2). Giả sử nguồn âm và môi trường đều đẳng hướng. Tính công suất phát âm của nguồn O

A. 1,256 mW                     B. 0,2513 mW                   C. 2,513 mW                     D. 0,1256 mW

Câu 28: Nguồn điểm O phát sóng âm đăng hướng ra không gian. Ba điểm O,A,B nằm trên một phương truyền sóng (A,B cùng phía so với O, AB =70 m). Điểm M là một điểm thuộc AB cách O một khoảng 60 m có mức cường độ âm 90 dB. Năng lượng của sóng âm giới hạn bởi 2 mặt cầu tâm O đi qua A và B, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, môi trường không hấp thụ âm và cường độ âm chuẩn 10-12 (W/m2).

A. 5256 (J)                         B. 16299 (J)                       C. 10,866 (J)                      D. 10866 (J)

Câu 29: Nguồn điểm S phát sóng âm đẳng hướng ra không gian. 3 điểm S,A,B nằm trên một phương truyền sóng (A,B cùng phía so với O, AB =61,2 m). Điểm M là trung điểm của AB cách S một khoảng 50m có cường độ âm l (W/m2) . Năng lượng của sóng âm giới hạn bởi 2 mặt cầu tâm O đi qua A và B, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s , môi trường không hấp thụ âm. Lấy \(\pi = 3,14.\)  

A. 5256 (J)                         B. 525,6 (J)                        C. 5652 (J)                         D. 565,2 (J)

Câu 30: Nguồn điểm S phát sóng âm đẳng hướng ra không gian. Ba điểm S, A, B nằm trên cùng một phương truyền sóng (A, B cùng phía với 5, AB =61,2m). Điểm M là trung điểm của AB và cách S một khoảng 50m có cường độ âm 0,2 W/m2. Năng lượng của sóng âm giới hạn bởi hai mặt cầu tâm S đi qua A và B, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s và môi trường không hấp thụ âm.

A. 1131 (J)                         B. 525,6 (J)                        C. 5652 (J)                         D. 565,2 (J)

Câu 31: Tại điểm O có một nguồn điểm phát sóng âm đăng hướng ra không gian với công suất không đổi, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại điểm A cách O một khoảng 50m là 60dB. Để mức cường độ âm giảm xuống còn 40dB thì cần phải dịch chuyển điểm A ra xa O thêm một khoảng là:

A. 500m                             B. 50m                               C. 450m                             D. 45m

Câu 32: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 10 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm là 20dB. Điểm M là một điểm thuộc OA sao cho \(OM = \frac{{OA}}{k}.\) Tại điểm O khi đặt thêm 30 nguồn âm giống nhau thì mức cường độ âm tại M là 40dB. Giá trị của k là:

A. 4                                    B.  \(\frac{{10}}{{\sqrt 3 }}\)                              C. 5                                    D. 25

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Ta có:

\(\begin{array}{l} L = \log \frac{I}{{{I_0}}} = \log \frac{I}{{{{10}^{ - 12}}}} = 10\\ \Rightarrow I = {10^{10}}{.10^{ - 12}} = 0,01W/{m^2}. \end{array}\)

Chọn D

Câu 2: Ta có:  

\(L\left( {dB} \right) = 10\log \frac{I}{{{I_0}}} = 10\log 100 = 20dB.\)

Chọn B.

Câu 3: Mức cường độ âm tại điểm đó là  

\(L\left( {dB} \right) = 10\log \frac{I}{{{I_0}}} = 10\log \frac{{{{10}^{ - 5}}}}{{{{10}^{ - 12}}}} = 70dB.\)

Chọn C

Câu 4: Ta có:

\(\begin{array}{l} {L_A}\left( {dB} \right) = 10\log \frac{{{I_A}}}{{{I_0}}} = 10\log \frac{{{I_A}}}{{{{10}^{ - 12}}}} = 90\\ \Rightarrow {I_A} = {10^9}{.10^{ - 12}} = 0,001W/{m^2}. \end{array}\)

Chọn B

Câu 5: Ta có:  \({L_1}\left( {dB} \right) = 10\log \frac{I}{{{I_0}}}.\)

Khi mức cường độ âm tăng thêm 20dB thì

\(\begin{array}{l} {L_1} + 20 = 10\log \frac{{I'}}{{{I_0}}}\\ \Rightarrow 20 = 10\left[ {log\frac{{I'}}{{{I_0}}} - \log \frac{I}{{{I_0}}}} \right] = 10log\frac{{I'}}{I}\\ \Rightarrow I' = 100I. \end{array}\)

 Chọn D

Câu 6: Cường độ âm tại điểm cách nó 400cm là:  

\(I = \frac{P}{S} = \frac{P}{{4\pi {R^2}}} = {5.10^{ - 3}}W/{m^2}.\)

Chọn D

Câu 7: Ta có:

\(\begin{array}{l} L(dB) = 10\log \frac{I}{{{I_0}}} = 40\\ \Rightarrow \log \frac{I}{{{{10}^{ - 12}}}} = 4\\ \Rightarrow I = {10^4}{.10^{ - 12}} = {10^{ - 8}}. \end{array}\)

 Chọn A

Câu 8: Thời gian viên đá rơi xuống giếng:

\(h = \frac{1}{2}g{t^2} \Rightarrow {t_1} = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {\frac{h}{5}} \)

Thời gian truyền âm từ đáy giếng lên: \({t_2} = \frac{h}{{300}}\)

Ta có:  

\(\begin{array}{l} {t_1} + {t_2} = \frac{{31}}{{15}}s\\ \Leftrightarrow \sqrt {\frac{h}{5}} + \frac{h}{{300}} = \frac{{31}}{{15}}\\ \Leftrightarrow h = 20m. \end{array}\)

Chọn D

Câu 9: Ta có:

\(I = {I_0}{.10^L} = {I_0}{.10^7}\)

⇒ Mức cường độ âm tại điểm đó gấp 107 lần cường độ âm chuẩn I0Chọn A.

Câu 10: Mức cường độ âm tại A là :

\(I = {I_0}{.10^{{L_A}}} = 0,{1.10^{ - 9}}{.10^9} = 0,1\left( {{\rm{W}}/{m^2}} \right).\)

 Chọn C.

Câu 11: Mức cường độ âm tại điểm đó là:

\(\begin{array}{l} \frac{P}{{4\pi {d^2}}} = {I_0}{.10^L}\\ \Leftrightarrow {10^L} = \frac{{0,497}}{{0,{{1.10}^{ - 9}}}}\\ \Rightarrow L = 9,7B = 97dB. \end{array}\)

Chọn A

Câu 12: Thời gian viên đá rơi xuống giếng :

\(h = \frac{1}{2}g{t^2} \Rightarrow {t_1} = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {\frac{h}{5}} \)

Thời gian truyền âm từ đáy giếng lên : \({t_2} = \frac{h}{{300}}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l} {t_1} + {t_2} = \frac{{125}}{{48}}s\\ \Leftrightarrow \sqrt {\frac{h}{5}} + \frac{h}{{300}} = \frac{{125}}{{48}}\\ \Leftrightarrow h = 31,25m. \end{array}\)

Chọn A

Câu 13: Ta có:  

\(\begin{array}{l} \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \frac{{{I_0}{{10}^{{L_2}}}}}{{{I_0}{{10}^{{L_1}}}}}\\ \Leftrightarrow 100 = \frac{{{{10}^{{L_2}}}}}{{{{10}^{{L_1}}}}}\\ \Leftrightarrow {10^{{L_2} - {L_1}}} = 100\\ \Leftrightarrow {L_2} - {L_1} = 2(B) = 20(dB). \end{array}\)

Chọn A.

Câu 14: Khi người đó cách nguồn âm một khoảng r:  \({I_1} = \frac{P}{{4\pi {r^2}}}\)

Khi đi 60m lại gần nguồn \({I_2} = \frac{P}{{4\pi {{\left( {r - 60} \right)}^2}}} \Rightarrow \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{{\left( {r - 60} \right)}^2}}}{{{r^2}}} = \frac{1}{3} \Leftrightarrow r = 142m.\)

Chọn C

...

---Để xem tiếp nội dung phần Đáp án và lời giải chi tiết, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 32 bài tập trắc nghiệm Vật lý 12 có lời giải chi tiết về Sóng âm năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF