OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

20 Bài tập trắc nghiệm nâng cao về Lực hấp dẫn có hướng dẫn cụ thể năm 2019

15/11/2019 922.33 KB 708 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191115/88428063047_20191115_132457.pdf?r=2405
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu 20 Bài tập trắc nghiệm nâng cao về Lực hấp dẫn có hướng dẫn cụ thể năm 2019 môn Vật lý 10. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Chúc các em học tốt!

 

 
 

20 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NÂNG CAO VỀ LỰC HẤP DẪN CÓ HƯỚNG DẪN

1. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn 

   A. tăng gấp đôi.                B. giảm đi một nửa          

C. tăng gấp bốn.                  D. không đổi.

Câu 2. Lực hấp dẫn do một hòn đá ờ trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn

A. lớn hơn trọng lượng cùa hòn dá,

B. nhỏ hơn trọng lượng cùa hòn đá.

C. bằng trọng lượng cùa hòn đá.

D. bằng 0.

Câu 3. Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt trăng và do Mặt trăng tác dụng lên Trái Đất?

A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

C. Lực do Trái Đất hút Mặt trăng mạnh hơn.

D. Đây là hai lực cân bằng.

Câu 4. Đơn vị của hằng số hấp dẫn là:

   A.   \(\frac{{N.{m^2}}}{{k{g^2}}}.\)                       B.    \(\frac{{N.{m^2}}}{{kg}}.\)                        

C.   \(\frac{{kg.m}}{{{N^2}}}\)                        D.   \(\frac{{N.k{g^2}}}{{{m^2}}}\)

Câu 5. Khi khối lượng của hai chất điểm tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa hai vật đó có độ lớn

   A. tăng lên gấp đôi.           B. giảm đi một nửa.         

C. tăng lên 16 lần.            D. giảm đi 16 lần.

Câu 6. Hai vật AB có khối lượng lần lượt là mAmB;  mA> mB , đặt trên mặt đất.

   A. Lực do vật A hút Trái Đất lớn hơn lực do vật B hút Trái Đất.

   B. Lực do vật A hút vật B lớn hơn lực do vật B hút vật A.

C.  Lực do vật A hút Trái Đất nhỏ hơn lực do vật B hút Trái Đất.

D. Lực do Trái Đất hút vật A bằng lực do Trái Đất hút vật B.

Câu 7. Khi đưa một vật từ mặt đất lên cao thì

A. khối lượng của vật tăng lên, còn trọng lượng của vật không đối.

B. khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật giảm đi.

C. khối lượng và trọng lượng đều giảm.

D. khối lượng và trọng lượng đều không thay đổi.

Câu 8. Hai quả cầu đặc đồng chất giống nhau có khối lượng M và bán kính R. Lực hấp dẫn lớn nhất giữa chúng sẽ là:

   A.  \(\frac{{G{M^2}}}{{{R^2}}}\)                          B.    \(\frac{{2G{M^2}}}{{{R^2}}}\)                      

C.    \(\frac{{G{M^2}}}{{4{R^2}}}\)                         D.  \(\frac{{G{M^2}}}{{2{R^2}}}\)

Câu 9. Một vật có trọng lượng 20N tại mặt đất. Khi đưa vật lên độ cao h = R so với mặt đất (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng của nó bằng

   A. 20 N.                            B. 5 N.                     

C. 80 N.                            D. 40 N.

Câu 10. Hai xe tài giống nhau, mỗi xe có khối lượng 20 tấn, ở cách xa nhau l00 m. Tìm lực hấp dẫn giữa hai xe.

   A. 2,7.10-6 N.                                                              B. 2,7.10-4 N.

   C. 1,3.10-10 N.                                                             D. 2.105 N.

Câu 11. Một vật có trọng lượng là 100N tại bề mặt Trái Đất. Tìm trọng lượng của nó khi nó được đưa lên bề mặt Mặt trăng. Biết gia tốc trọng trường tại bề mặt Trái Đất và Mặt trăng lần lượt là 9,8m/s2 và l,7m/s2.

   A.100N.                            B.3N.                               

C. 17,3 N.                         D. 576,5 N.

Câu 12. Một vật nhỏ có khối lượng 10kg được tách thành hai mảnh rồi đặt cách nhau một khoảng nhất định. Cách tách khối lượng cho lực hấp dẫn giữa hai mảnh lớn nhất là

   A. 1kg và 9kg.                                        B. 5kg và 5kg.

   C. 7kgvà3kg.                                         D. chưa đủ dữ kiện để tính.

Câu 13. Một phi hành gia có trọng lượng 700 N ở mặt đất. Cho biết Trái Đất có khối lượng gấp 81 lần khối lượng của Mặt Trăng, bán kính Trái Đất gấp 3,7 lần bán kính Mặt Trăng. Tìm trọng lượng của phi hành gia trên mặt trăng.

   A.32N.                              B. 700N.                           

C. 118 N.                          D. 4142N.

Câu 14. Tính gia tốc rơi tự do trên mặt sao Hỏa. Biết bán kính sao Hỏa bằng 0,53 lần bán kính Trái Đất, khối lượng sao Hỏa bằng 0,11 khối lượng Trái Đất, gia tốc rơi tự do trên mặt đất là 9,8m/s2.

   A. 429,3m/s2.                    B. 3,8m/s2                         

C. 2,0m/s2                         D. 47,2m/s2.

 

2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D.

\({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\) : khối lượng tăng gấp đôi

→ tử số tăng gấp 4; khoảng cách tăng gấp đôi

→ mẫu số tăng gấp 4. Lực hấp dẫn không thay đổi.

Câu 2: Đáp án C.

Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn, còn trọng lượng là độ lớn trọng lực.

Câu 3: Đáp án B.

Câu 4: Đáp án A.

\({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}} = G = \frac{{{F_{hd}}{r^2}}}{{{m_1}{m_2}}}\)

đơn vị của \(G:\frac{{N{m^2}}}{{k{g^2}}}\)

Câu 5: Đáp án C.

Câu 6: Đáp án A.

Câu 7: Đáp án B.

Khối lượng m không thay đổi; trọng lượng P=mg giảm theo độ cao do g giảm theo độ cao.

Câu 8: Đáp án C.

Lực hấp dẫn lớn nhất khi khoảng cách giữa hai quả cầu nhỏ nhất:  

\({r_{\min }} = 2R.\)

Câu 9: Đáp án B.

Tại mặt đất:  \({P_0} = m{g_0} = m\frac{{G.M}}{{{R^2}}}\)

Tại độ cao h:  \(P = mg = m\frac{{G.M}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\)

\(\begin{array}{l} \to \frac{P}{{{P_0}}} = \frac{g}{{{g_0}}} = {\left( {\frac{R}{{R + h}}} \right)^2} = \frac{1}{4}\\ \to P = \frac{{{P_0}}}{4} = 5N \end{array}\)

Câu 10: Đáp án A.

\(F = G\frac{{{m^2}}}{{{r^2}}} = 6,{67.10^{ - 11}}\frac{{{{\left( {{{20.10}^3}} \right)}^2}}}{{{{100}^2}}} \approx 2,{7.10^{ - 6}}N\)

Câu  11: Đáp án C.

\(\begin{array}{l} {P_E} = m{g_E};{P_M} = m{g_M}\\ \to \frac{{{P_M}}}{{{P_E}}} = \frac{{{g_M}}}{{{g_E}}}\\ \to {P_M} = {P_E}\frac{{{g_M}}}{{{g_E}}} = 100\frac{{1,7}}{{9,8}} \approx 17,3N \end{array}\)

Câu 12: Đáp án B.

Theo Bất đẳng thức Cô-si:

\({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}} \le \frac{G}{{{r^2}}}\frac{{{{\left( {{m_1} + {m_2}} \right)}^2}}}{4}\)

Do \({m_1} + {m_2} = m = 10kg\) không đổi \( \to {F_{hd}}\) lớn nhất  \({m_1} = {m_2} = 5kg\).

Câu 13: Đáp án C.

\(\begin{array}{l} {P_E} = m{g_E} = m\frac{{G{M_E}}}{{R_E^2}};\\ {P_M} = m{g_M} = m\frac{{G{M_M}}}{{R_M^2}}\\ \to \frac{{{P_M}}}{{{P_E}}} = \frac{{{g_M}}}{{{g_E}}} = \frac{{{M_M}}}{{{M_E}}}.{\left( {\frac{{{R_E}}}{{{R_M}}}} \right)^2}\\ \to {P_M} = {P_E}.\frac{{{M_M}}}{{{M_E}}}.{\left( {\frac{{{R_E}}}{{{R_M}}}} \right)^2}\\ = 700.\frac{1}{{81}}.3,{7^2} \approx 118,3N \end{array}\)

Câu 14: Đáp án B.

\(\begin{array}{l} {g_E} = \frac{{G{M_E}}}{{R_E^2}};{g_M} = \frac{{G{M_M}}}{{R_M^2}}\\ \to \frac{{{g_M}}}{{{g_E}}} = \frac{{{M_M}}}{{{M_E}}}.{\left( {\frac{{{R_E}}}{{{R_M}}}} \right)^2} = 0,11.\frac{1}{{0,{{53}^2}}}\\ \to {g_M} \approx 3,8m/{s^2} \end{array}\)

..

---Để xem tiếp nội dung câu hỏi và hướng dẫn trả lời từ câu 15-20, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu 20 Bài tập trắc nghiệm nâng cao về Lực hấp dẫn có hướng dẫn cụ thể năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF