OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

2 dạng bài tập về Lipit, Chất béo trong để thi THPT QG môn Hóa học

27/11/2019 782.05 KB 1896 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191127/651319464661_20191127_161851.pdf?r=5145
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập thất tốt, đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu bộ tài liệu 2 dạng bài tập về Lipit, Chất béo trong để thi THPT QG môn Hóa học. Tài liệu gồm các phần nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao có đáp án đối chiếu từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

2 dạng bài tập về Lipit, Chất béo trong đề thi THPT QG

 

- CTTQ: (RCOO)3C3H5

R: Là gốc axit béo

+ Axit béo no: Panmitic (CH3 – [CH2]2 – COOH); Stearic (CH3 – [CH2]16 – COOH)

+ Axit béo không no: oleic ( C17H33COOH); linoleic(C17H31COOH)

- Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng (dầu) → rắn (mỡ)

A. Dạng 1: Xác định công thức hoặc khối lượng của chất béo

Phương pháp :

Chất béo ( lipit) thuộc loại este nên cũng tham gia phản ứng đặc trưng của este như phản ứng thủy phân; chất béo không no còn phản ứng cộng H2, I2

Ví dụ 1 : Thủy phân hoàn toàn 444g một lipit thu được 46g glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là:

A. C15H31COOH và C17H35COOH

B. C17H31COOH và C17H35COOH

C. C17H35COOH và C17H33COOH

D. C17H33COOH và C15H31COOH

Hướng dẫn giải :

nGlixerol = 0,5 mol

Gọi công thức lipit dạng C3H5(OCOR)3 với R = (2R1 + R2) : 3

C3H5(OCOR)3  + 3H2O ↔ C3H5(OH)3 + 3RCOOH

0,5                                           0,5

Mlipit = 0,5.(41 + 132 + 3R) = 444 → R = 238,333    (1)

Mà MC17H35- = 239

MC17H33 = 237

MC15H33 = 213

MC15H31 = 211

Kết hợp với (1) → Cặp nghiệm thích hợp là C17H35 và C17H33

→ Đáp án C

Ví dụ 2 : Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H30COO)3C3H5 cần dùng 1,2kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:

A. 8,100kg

B. 0,750kg

C. 0,736kg

D. 6,900kg

Hướng dẫn giải :

(C17H30COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Ta có: nNaOH = 0,03Kmol

nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01Kmol

mC3H5(OH)3 = 0,01.92 = 0,92kg

H = 80% ⇒ mglixerol thực tế = 0,92. 80% = 0,736kg

→ Đáp án C

Ví dụ 3 : Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?

A. 1,78 kg

B. 0,184 kg

C. 0,89 kg

D. 1,84 kg

Hướng dẫn giải :

Tristearin: (C17H35COO)3C3H5

mglixerol = 92.nglixerol = 92.ntristearin = 92. (2,225/890). 0,8 = 0,184 kg.

→ Đáp án C

Ví dụ 4 : Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là

A. 3,2   

B. 6,4   

C. 4,6   

D. 7,5

Hướng dẫn giải :

Ta có nC3H5(OH)3 = 0,01 mol; nC17H31COOK = 0,01 mol

Mà cứ 0,01 mol chất béo tạo ra 0,03 mol muối ⇒ nC17H31COOK = 0,02 mol

⇒ m = 0,02.(282 + 38) = 6,4 g

→ Đáp án B

Ví dụ 5 : Thuỷ phân hoàn toàn một lipit trung tính bằng NaOH thu được 46 gam glixerol (glixerin) và 429 gam hỗn hợp 2 muối. Hai loại axit béo đó là

A. C15H31COOH và C17H35COOH.

B. C17H33COOH và C15H31COOH.

C. C17H31COOH và C15H31COOH.

D. C17H33COOH và C17H35COOH.

Hướng dẫn giải :

Gọi hai muối lần lượt là RCOONa và R’COONa.

⇒ 0,5. (RCOOH + 22) + 1.(R’COOH + 22) = 229

⇔ RCOOH + 2R’COOH = 792

⇒ RCOOH = 280 (C17H31COOH)

    R’COOH = 256 (C15H31COOH)

→ Đáp án C

Ví dụ 6 : Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó có công thức là

A. (C17H33COO)3C3H5

B. (C17H35COO)3C3H5

C. (C15H31COO)3C3H5

D. (C15H29COO)3C3H5

Hướng dẫn giải :

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.

Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.

⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic)

⇒ Chất béo: (C17H33COO)3C3H5

→ Đáp án A

B. Dạng 2: Xác định chỉ số axit, chỉ số xà phòng, chỉ số iot của chất béo

Phương pháp :

- Chỉ số axit của chất béo: là số miligam KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1g chất béo

- Chỉ số xà phòng hóa của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit ( chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong 1g chất béo

- Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100g lipit. Chỉ số này để đánh giá mức độ không no của lipit

Ví dụ 1 : Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14g một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:

A. 6,0   

B. 7,2   

C. 4,8   

D. 5,5

Hướng dẫn giải :

mKOH = 0,1. 0,0015.56 = 0,084g = 84mg

⇒ Chỉ số axit = 84/14 = 6

→ Đáp án A

Ví dụ 2 : Để xà phòng hóa 63mg chất béo trung tính cần 10,08mg NaOH. Chỉ số xà phòng của chất béo là:

A. 224   

B.140   

C.180   

D.200

Hướng dẫn giải :

NaOH → KOH

40 → 56 (mg)

10,08 → 14,112 (mg)

Chỉ số xà phòng là = 14,112/0,063 = 224

→ Đáp án A

Ví dụ 3 : Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 26,0   

B. 86,2   

C. 82,3   

D. 102,0

Hướng dẫn giải :

(C17H33COO)3C3H5 + 3I2 → (C17H33I2COO)3C3H5

   884                                  3.254

Chỉ số iot là [(3.254) : 884].100 = 86,2

→ Đáp án B

Ví dụ 4 : Khối lượng của Ba(OH)2 cần để trung hòa 4 gam chất béo có chỉ số axit bằng 9 là:

A. 36mg

B. 20mg

C. 50mg

D. 54,96mg

Hướng dẫn giải :

Trung hòa 1g chất béo cần mKOH = 4.9 = 36 mg

nKOH = 36.10-3 : 56 mol

nBa(OH)2 = nKOH : 2

mBa(OH)2 = 54,96 mg

→ Đáp án D

Ví dụ 5 : Một loại chất béo chứa 4,23% axit oleic, 1,6% axit panmitic còn lại là triolein. Chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo trên là:

A. 109,6

B. 163,2

C. 190,85

D. 171,65

Hướng dẫn giải :

Giả sử có 100g chất béo

⇒ mC17H33COOH = 4,23 g; mC15H31COOH = 1,6 g;

⇒ m(C17H33COO)3C3H5 = 94,17g

Để phản ứng hết với 100g chất béo trên cần:

nKOH = nC17H33COOH + nC15H31COOH + 3n(C17H33COO)3C3H5

\(= \frac{{4,23}}{{282}} + \frac{{1,6}}{{256}} + \frac{{3.94,17}}{{884}} = 0,3408mol\)

⇒ mKOH = 19,085 g = 19085 mg

⇒ Chỉ số xà phòng hóa là: 19085/100 = 190,85

→ Đáp án C

Ví dụ 6 : Khi cho 58,5 gam một chất béo có thành phần chính là những axit béo chưa bão hòa phản ứng với dung dịch iôt thì thấy cần một dung dịch chứa 9,91 gam iôt. Chỉ số iôt của mẫu chất béo trên là

A. 16,94

B. 16,39

C. 19,63

D. 13,69

Hướng dẫn giải :

Chỉ số I2 là số gam I2 cần để cộng với 100g chất béo

⇒ Chỉ số iot là: (9,91/58,5).100 = 16,94

→ Đáp án A

C. Bài tập vận dụng:

Câu 1: Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức mạch hở X với 30 ml dung dịch 20% (D = 1,2 g/ml) của một hiđroxit kim loại kiềm A. Sau khi kết thúc phản ứng xà phòng hoá, cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z, biết rằng Z bị oxi hoá bởi CuO thành sản phẩm có khả năng phản ứng tráng bạc. Đốt cháy chất rắn Y thì thu được 9,54 gam muối cacbonat, 8,26 gam hỗn hợp CO2 và hơi nước. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOCH3.             

B. CH3COOC2H5.

C. HCOOCH3.             

D. C2H5COOCH3.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm ancol A, axit cacoxylic B (đều no, đơn chức, mạch hở) và este C tạo ra từ A và B. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 0,18 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Cho m gam X trên vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y còn lại 3,68 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,48 gam NaOH vào 3,68 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình kín (chân không).Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam khí. Giá trị của m gần nhất với

A. 0,85 gam.             

B. 1,25 gam.

C. 1,45 gam.             

D. 1,05 gam.

Câu 3: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm este đơn chức A (C5H8O2) và este nhị chức B (C6H10O4) cần dùng vừa đủ 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối và hỗn hợp Z gồm 2 ancol no đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ hỗn hợp Z tác dụng với một lượng CuO dư nung nóng thu được hỗn hợp hơi T (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ hỗn hợp T tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4g Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng muối có phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp Y là :

A. 38,84%             

B. 48,61%

C. 42,19%           

D. 41,23%

Câu 4: Hỗn hợp A gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tử C, H, O. Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp A

TN1: phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.

TN2: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M.

TN3: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat. Biết các khí đo ở điều kiệu tiêu chuẩn, phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A có giá trị gần nhất với giá trị

A. 69,5%.             

B. 31,0%.

C. 69,0%.             

D. 30,5%.

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam.

B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.

C. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.

D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.

Câu 6: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z đều có hai liên kết pi trong phân tử và có đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là

A. 4,68 gam.            

B. 8,1 gam.

C. 9,72 gam.            

D. 8,64 gam.

Câu 7: Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn là

A. 11,1 gam.             

B. 13,1 gam.

C. 9,4 gam.             

D. 14,0 gam.

Câu 8: Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất ?

A. 1,63.             

B. 1,42.

C. 1,25.             

D. 1,56

Câu 9: Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất Y có phản ứng tráng bạc.

B. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3.

C. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2.

D. Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 5a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 89,00 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,45 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là

A. 91,20             

B. 97,80

C. 104,40             

D. 97,20

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY < MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là

A. 3 : 5.             

B. 2 : 3.

C. 3 : 2.             

D. 4 : 3.

Câu 12: Este hai chức X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra một muối và một ancol đều có số mol bằng số mol este, đều có cấu tạo mạch thẳng. Mặt khác 2,58 gam X tác dụng vừa đủ với 0,03 mol KOH thu được 3,33 gam muối. Este đó là

A. (COO)2C2H4.             

B. C2H4(COO)2C3H6.

C. C4H8(COO)2C2H4.             

D. (CH3COO)2C2H4.

Câu 13: Hỗn hợp E chứa este X (CnH2n-6O4) và este Y (CmH2m-4O6) đều mạch hở và thuần chức. Hidro hóa hoàn toàn 41,7 gam E cần dùng 0,18 mol H2 (Ni/to). Đốt cháy hết 41,7 gam E thu được 18,9 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng 0,18 mol E với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa muối của axit đơn chức có khối lượng m gam và hỗn hợp 2 ancol no, đa chức. Giá trị của m là

A. 16,835.             

B. 22,5.

C. 43,2.             

D. 57,6.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 22,9 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở tạo bởi cùng một ancol với hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 1,1 mol CO2 và 15,3 gam H2O. Mặt khác, toàn bộ lượng X trên phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có kết tủa trắng xuất hiện. Giá trị của m là

A. 19,0.             

B. 18,4.

C. 26,9.             

D. 20,4.

Câu 15: Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 43,0.             

B. 37,0.

C. 40,5.             

D. 13,5.

Câu 16: Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n–2O2) và este Y (CmH2m–4O4), trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hết 16,64 gam E với oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,2. Mặt khác đun nóng 16,64 gam với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp hợp chứa 2 muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Giá trị gần nhất của a: b là

A. 1,7.             

B. 1,8.

C. 1,6.             

D. 1,5.

Câu 17: Tiến hành phản ứng thuỷ phân hỗn hợp X gồm 2 este no, mạch hở, thuần chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ trong bình cầu 3 cổ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được dung dịch Y và hỗn hợp hơi Z gồm 2 ancol (đều có khối lượng phân tử < 100 đvC). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol Z, thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O. Cô cạn dung dịch Y, thu được 10,66 gam muối B của một axit hữu cơ, đốt cháy hoàn toàn B với dòng khí oxi dư, thu được 6,89 gam muối Na2CO3. Thành phần % khối lượng của của este có phân tử khối lớn hơn trong X là

A. 60,78%.             

B. 58,97% .

C. 47,25%.             

D. 54,90%.

Câu 18: X, Y là hai axit no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp, Z là ancol 2 chức, T là este thuần chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,47 mol khí O2 thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Cô cạn G rồi nung nóng với xút có mặt CaO thu được m gam hỗn hợp khí. Giá trị của m gần nhất với

A. 2,5.             

B. 3,5.

C. 4,5.             

D. 5,5.

Câu 19: Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat, 1 mol natri oleat và 1 mol natri linoleat. Có các phát biểu sau:

(a) Phân tử X có 6 liên kết π.

(b) Có 6 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất X.

(c) X có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn tristearin.

(d) 1 mol X có thể cộng tối đa 3 mol H2 (Ni, to).

Số phát biểu đúng là

A. 4.             

B. 1.

C. 2.             

D. 3.

Câu 20: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khối lượng của Z trong X là:

A. 18,96 gam.             

B. 23,70 gam.

C. 10,80 gam.            

D. 19,75 gam.

Câu 21: Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là:

A. vinyl propionat.             

B. anlyl axetat.

C. etyl acrylat.             

D. metyl metacrylat.

Câu 22: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là

A. axit panmitic và axit linoleic.

B. axit stearit và axit linoleic.

C. axit stearit và axit oleic.

D. axit panmitic và axit oleic.

Câu 23: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,28 gam Ag. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 22,54 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 11,44 gam CO2 và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là

A. 76,7%.             

B. 58,2%.

C. 51,7%.             

D. 68,2%.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,106 mol O2, thu được 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho m gam chất béo X tác dụng tối đa với a gam H2. Giá trị của a là

A. 0,224.             

B. 0,140.

C. 0,364.             

D. 0,084.

Câu 25: X là este đơn chức, không có phản ứng tráng bạc. Axit cacboxylic Y là đồng phân của X. Trong phân tử X và Y đều có vòng benzen. Cho 0,2 mol hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z chứa ba muối. Đốt cháy hoàn toàn muối trong Z, dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 142,5 gam kết tủa. Khối lượng muối cacboxylat trong dung dịch Z là:

A. 20,2 gam             

B. 18,1 gam

C. 27,8 gam             

D. 27,1 gam

Câu 26: Đốt cháy este 2 chức mạch hở X (được tạo từ axit cacboxylic no, đa chức, phân tử X không có quá 3 liên kết π) thu được tổng thể tích CO2 và H2O gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng. Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của m là

A. 28,0.            

B. 26,2.

C. 24,8.            

D. 24,1.

Câu 27: Este có đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;

- Thủy phân X trong môi trường axit được Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Phát biểu không đúng là:

A. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.

B. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.

C. Chất Y tan vô hạn trong nước.

D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X, X sinh ra sản phảm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O

Câu 28: Thủy phân hoàn toàn 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức đều mạch hở cẩn 80 ml dung dịch NaOH a M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a là:

A. 1,56.            

B. 1,65.

C. 1,42.            

D. 1,95.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam 1 este G thu được hỗn hợp X. Cho X lội từ từ qua nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm đi 17 gam. Mặt khác, lấy 8,6 gam G cho vào 250 ml KOH 1M đun nóng đến pư hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 19,4 gam chất rắn khan. Tên của G là

A. metyl acrylat.            

B. etyl axetat .

C. metyl metacrylat.            

D. đimetyl oxalat.

Câu 30: Trieste X được tạo thành từ glixerol và các axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Cho m gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH thì có 12 gam NaOH phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần ít nhất bao nhiêu lít O2 (đktc)?

A. 17,92 lít.            

B. 13,44 lít.

C. 8,96 lít.            

D. 14,56 lít.

...

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung 2 dạng bài tập về Lipit, Chất béo trong để thi THPT QG môn Hóa họcĐể xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu khác tại đây:

Chúc các em học tập tốt ! 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF