OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Nhập vai ông Hai để kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân

16/01/2019 690.19 KB 32680 lượt xem 59 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190116/138955455300_20190116_085903.pdf?r=6024
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhập vai ông Hai để kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được những phẩm chất cao quý, trong sáng của người dân cày Việt Nam đồng thời hiểu rõ hơn tâm trạng của nhân vật này trước những tình huống bất ngờ. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách nhập vai vào nhân vật để kể lại một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Làng.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

* Nội dung

  • Học sinh kể câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất khi đóng vai ông Hai - nhân vật kể chuyện. (1 điểm)
  • Không kể lại toàn văn đoạn trích mà chỉ tập trung kể đoạn ông Hai biết tin làng Chợ Dầu theo giặc đến chỗ giải toả được sự nghi ngờ oan ức.
  • Cụ thể:
    • Kể được diễn biến tâm trạng của ông Hai theo trình tự: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông sững sờ, ngạc nhiên, sau đó đau đớn, tủi hổ. Cử chỉ: Cười nhạt thếch bước đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã. (1 điểm)
    • Về nhà ông nằm vật ra giường, nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người. Khi nói chuyện với vợ thì gắt gỏng, bực bội vô cớ. (1 điểm)
    • Tâm trạng mấy ngày sau đó không dám ra khỏi nhà, lo lắng thường xuyên.
    • Tâm trạng khi nghe tin cải chính: Vui mừng, phấn khởi, tự hào. Hành động vui vẻ chia quà cho các con, đi khoe tin làng chơ Dầu không theo giặc. (1 điểm)
  • Bài làm phải có sự sáng tạo bằng những lời lẽ, từ ngữ của bản thân khi kể, tả, đặc biệt khi diễn tả tâm trạng của ông Hai. (1 điểm)
  • Không được chen vào các câu nhận xét, cảm xúc và bình luận.
  • Bài làm không được quá dài hơn hai trang giấy thi.

* Hình thức: (1điểm)

  • Bài làm có đủ bố cục ba phần.
  • Trình bày khoa học, sạch đẹp, chữ viết cẩn thận không quá xấu.
  • Mắc không quá 4 lỗi chính tả.

* Lưu ý: Phần tự luận tuỳ từng mức độ nhận biết và bài làm của học sinh mà giáo viên chấm cho hợp lý và phù hợp.

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng;
  • Giới thiệu Tôi là nhân vật chính của truyện - ông Hai;

2. Thân bài

  • Tình yêu làng, yêu nước của tôi:
    • Ở nơi tản cư, tôi luôn nhớ về cái làng của mình;
    • Tôi thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến;
  • Tâm trạng tôi khi nghe tin làng mình theo Tây;
    • Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng tôi sững sờ, ngạc nhiên, sau đó đau đớn, tủi hổ. Cử chỉ: Cười nhạt thếch bước đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã.
    • Về nhà tôi nằm vật ra giường, nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người. Khi nói chuyện với vợ thì gắt gỏng, bực bội vô cớ.
    • Tâm trạng mấy ngày sau đó không dám ra khỏi nhà, lo lắng thường xuyên.
  • Tâm trạng tôi khi tin đồn được cải chính.
    • Tâm trạng khi nghe tin cải chính: Vui mừng, phấn khởi, tự hào. Hành động vui vẻ chia quà cho các con, đi khoe tin làng chơ Dầu không theo giặc.

3. Kết bài

  • Nêu cảm xúc của bản thân
  • Mở rộng liên hệ

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Nhập vai ông Hai để kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân

Gợi ý làm bài:

Tôi là ông Hai trong câu chuyện “Làng”. Tôi yêu cái làng Chợ Dầu của tôi - cái làng mà tôi đã sinh ra và lớn lên, cái làng đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi từ thủa nào. Giờ đây xa làng ở nơi tản cư tôi nhớ làng da diết - nhớ những ngày tham gia kháng chiến, và có lẽ tình yêu làng càng được trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tôi nếu như không có một ngày…

Nghe theo chính sách của Đảng, gia đình tôi phải đi tản cư, phải xa ngôi làng thân yêu, xa quê tôi tích cực lao động vỡ vạt đất rậm ngoài suối để trồng thêm vài gốc sắn. Nằm giường tôi nghĩ về cái làng và nghĩ về những ngày cùng làm việc với anh em, ồ sao độ ấy vui thế, tôi thấy mình như trẻ ra và cảm thấy náo nức vô cùng, tôi lại muốn về làng, muốn được cùng anh em đào đường đắp u, xẻ hào, khuôn đá… tôi tự hỏi lòng mình” không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm! Chao ôi! tôi nhớ làng nhớ cái làng quá.

Bên ngoài, ánh nắng rọi xuống mặt đất, có tiếng gà trưa cất lên. Gian nhà lịm đi, mờ mờ hơi đất, tôi nghĩ đến mụ chủ nhà, thảo nào cũng phải nghe những tiếng chửi con mắng cái của bà, lại kêu vại nước chóng cạn, cáo bếp bừa bộn mà tôi nghe đến nỗi phát ngán. Tấm che cửa bỗng kêu lạch xạch, gian nhà sáng lên tôi nghĩ đứa con gái lớn bán hàng đã về nên tôi cất tiếng hỏi khi không thấy nó bước vào.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

- À. Thầy hỏi con nhé! Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay mạnh bạo và rành rọt.

- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt tôi giàn ra, ròng ròng trên hai má, tôi nói thủ thỉ.

- Ừ, đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Con nhỉ

Tôi nói để ngỏ lòng mình, càng nghĩ tôi lại càng đau, anh em đồng chí biết cho bố con tôi, cái lòng của bố con tôi là như thế đấy có bao giờ dám đơn sai, mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy trong lòng tôi cũng vơi đi được đôi phần.

Nhưng thật bất ngờ, cái tin cải chính được đưa lên, hôm ấy tôi cùng người làng Chợ Dầu đi về làng, vui mừng không sao tả siết, tôi hô hào với bọn trẻ:

- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia cho

Tôi chạy sang bác Thứ khoe khắp nơi

- Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng tôi vừa lên đây cải chính ông ấy cho biết cải chính là cái làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà, láo! láo hết, toàn là sai sự mục đích cả.

Tưởng mụ chủ nhà sẽ sa sầm xuống mà tức tối nhưng mụ lại tỏ ra vui sướng, từ hôm ấy tôi lại càng hãnh diện về làng, lại sang bác Thứ trò chuyện về làng và lại tích cực lao động.

Chuyện là vậy đó mọi người ạ! nói ra tôi lại thấy lòng mình bồi hồi, nao nức. Cho đến tận bây giờ tôi cũng không thể quên từng việc, từng lời nói về làng tôi. Qua đây, tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng: hãy yêu làng của mình - nơi chôn rau cắt rốn của ta, nơi đã nuôi ta khôn lớn, trưởng thành giống như tôi yêu làng Chợ Dầu của tôi vậy, hãy đặt niềm tin vào làng thân yêu bạn sẽ luôn cảm thấy cuộc sống thật hạnh phúc - giống như tôi đã đặt niềm tin vào làng Chợ Dầu và tôi đã trở thành người hạnh phúc.

 

Trên đây là bài văn mẫu Nhập vai ông Hai để kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF