OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

15/01/2019 760.03 KB 12149 lượt xem 97 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190115/129146996532_20190115_092204.pdf?r=4427
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được những nét đẹp đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn cùng với sự chất phác và tình yêu Tổ quốc bất diệt của họ. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một nhân vật trong một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Làng.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu nhà văn Kim Lân và tác phẩm Làng
    • Kim Lân là một trong số những nhà văn trưởng thành từ trước Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn của ông rất mộc mạc, chân chất và gần gũi với làng quê Việt Nam. Gắn bó với làng quê với người nông dân, từ rất lâu ông đã hiểu được người nông dân. Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 thể hiện được tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Giới thiệu nhân vật ông Hai
    • Đặc biệt qua nhân vật ông Hai Kim Lân đã khắc họa được chân dung người nông dân hiền lành, chất phác và có tình yêu Tổ quốc thiêng liêng bất diệt.

2. Thân bài

* Nội dung

  • Truyện ngắn Làng đã thể hiện một tình cảm dung dị, chân chất nhưng không kém phần nồng cháy của nhân vật ông Hai. Với người nông dân tình cảm ấy là tình cảm thiêng liêng bất diệt, đó vừa là tình cảm truyền thống vừa có bước chuyển biến mới.
  • Tình cảm yêu nước của Ông Hai được nhà văn Kim Lân diễn tả hết sức chân thật qua diễn biến tâm lý của ông Hai trong từng giai đoạn diễn biến tâm lý. Ở ông Hai tình cảm chung đó mang màu sắc độc đáo, chỉ riêng ông mới có được.

a. Tình yêu làng -  bản chất máu thịt có trong ông Hai

  • Ông Hai hay khoe làng, đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông như máu thịt thể hiện được niềm tự hào về làng quê của ông.
  • Đối với ông Hai cái làng chiếm một phần lớn trong đời sống tình cảm của ông.

b. Sau khi theo Cách mạng đi sơ tán về kháng chiến ông Hai đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

  • Làng - tình cảm thiêng liêng máu thịt đối với ông Hai
    • Ông Hai luôn tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương, về truyền thống xây dựng làng kháng chiến. Ông cùng những người anh em trong làng xây hào, đắp lũy kháng chiến. Khi xa làng ông nhớ da diết nhớ những kỷ niệm “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá”…
    • Ông yêu quê hương, yêu đất nước, luôn sát sao theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận với những thắng lợi mọi nơi của quân và dân ta “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”, ông tự hào khi giết được nhiều giặc, thắng lợi ở mọi nơi.

c. Tình yêu làng sâu sắc làng của ông Hai bị nghi ngờ theo giặc thể hiện qua diễn biến tâm lý

  • Ông thương các con khi nghe tin làng theo giặc
  • Khi nghe được tin dữ, ông sững sờ, bàng hoàng và chưa tin vào tai mình. Khi người ta kể, ông xấu hổ, đau đớn và lảng ra về. Nghe những lời chì chiết của làng xóm ông chỉ biết cúi gầm mặt mà đi.
  • Ông còn thương cho đàn con của mình, nghĩ tủi hổ vì chúng nó cũng bị người ta “rẻ rúng, hắt hủi”. Ông điểm lại nhưng gương mặt, từng người một và không tin họ lại đổ đốn hư vậy, nhưng càng nghĩ ông càng đau lòng, không có lửa làm sao có khói, thật khó chấp nhận sự thật, vì nó làm ông cảm thấy đau đớn vô cùng.
  • Xấu hổ, nhục nhã ông chẳng dám ra ngoài. Không khí trong căn nhà cũng trở nên vô cùng nặng nề.
  • Tình cảm yêu nước sâu sắc còn được bộc lộ ở sự xung đột nội tâm hết sức gay gắt: có lúc ông muốn về làng, vì bị người ta hắt hủi, coi kinh. Những lý trí lại không cho phép yêu làng nhưng làng theo Tây thì ông phải thù. Tâm lý dằng co gay gắt khiến lòng ông đau như cắt.
  • Ông chỉ biết bộc lộ nỗi lòng qua lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh của ông với cụ Hồ, đứa con bé tí cũng biết thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”

⇒ Qua những tình tiết trên chúng ta có thể thấy rõ:

  • Tình yêu sâu nặng của ông Hai đối với làng chợ Dầu
  • Sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Tình cảm ấy vô cùng bền vững, sâu nặng mà không gì có thể lay chuyển được.

d. Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

  • Cái cách ông đi từng nhà gặp từng người chỉ để nói với họ tin cải chính ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước son sắt của ông Hai, cái tình cảm chân thành của người nông dân chất phác.
  • Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào khôn tả.

* Nghệ thuật

  • Tác giả đã xây dựng tình huống vô cùng đặc biệt và đã khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật
  • Miêu tả cụ thể các diễn biến tâm lý nội tâm của nhân vật qua diễn biến hành động, ngôn ngữ nhân vật.
  • Ngôn ngữ vừa mang phong cách riêng vừa mang phong cách chung của người nông dân.

3. Kết bài

  • Qua nhân vật ông Hai chúng ta đã cảm nhận được tình yêu nước, yêu làng rất mộc mạc mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người lao động bình thường.
  • Truyện ngắn Làng của Kim Lân tiêu biểu cho văn học trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Gợi ý làm bài:

“Làng” của nhà văn Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc về chủ đề tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của tác phẩm - ông Hai - chẳng những là một người nông dân chất phác, hồn hậu như bao người nông dân khác mà còn là một người có tình yêu làng quê, đất nước thật đặc biệt.

Tác phẩm ra đời năm 1948 lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân ông Hai là người dân làng Chợ Dầu nhưng để phục vụ kháng chiến ông cùng gia đình tản cư đến một nơi khác. Chính tại nơi đây ông luôn trăn trở về cái làng thân yêu của mình với bao tình cảm, suy nghĩ vô cùng cảm động...

Trước hết, ông là một người nông dân chất phác, nồng hậu, chân chất... như bao người nông dân khác. Đến nơi tản cư mới, ông thường đến nhà hàng xóm để cởi mở giãi bày những suy nghĩ tình cảm của mình về cái làng Chợ Dầu thân yêu, về cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông đi nghe báo, ông đi nghe nói chuyện, ông bàn tán về những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến... Ông Hai không biết chữ, ông rất ghét những anh nào “ra vẻ ta đây” biết chữ đọc báo mà chỉ đọc thầm không đọc to lên cho người khác còn biết. Ông ít học nhưng lại rất thích nói chữ, đi đính chính tin làng mình theo giặc ông sung sướng nói to với mọi người: “Toàn là sai sự mục đích cả!”.... Tất cả những điều đó không làm ông Hai xấu đi trong mắt người đọc mà chỉ càng khiến ông đáng yêu, đáng mến hơn.

Không chỉ vậy, điều đáng quý nhất ở ông Hai chính là tấm lòng yêu làng tha thiết. Và biểu hiện của tấm lòng ấy cũng thật đặc biệt.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Lúc ông nói thành lời hay khi ông nghĩ, người đọc vẫn nhận thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, của một làng Bắc Bộ: “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó”, “không đọc thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy”, “Thì vườn”, “có bao giờ dám đơn sai”,... Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những từ ngữ dùng sai trong lúc quá hưng phấn của ông Hai. Những từ ngữ “sai sự mục đích cả” là dấu ấn ngôn ngữ của người nông dân ở thời điểm nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới nhưng từ ngữ chưa hiếu hết. Sự sinh động, chân thực, thú vị của câu chuyện phần nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ này. Trong tác phẩm, nhà văn cũng thể hiện rõ sự thông hiểu về lề thói, phong tục của làng quê. Kim Lân đã vận dụng những hiểu biết đó hết sức khéo léo vào việc xây dựng tâm lí, hành dộng, ngôn ngữ nhân vật. Cốt truyện đơn giản, sức nặng lại dồn cả vào mạch diễn biến tâm trạng, vào lời thoại của nhân vật nên câu chuyện có sức hấp dẫn riêng, ấn tượng riêng, độc đáo.

Tình yêu làng của ông Hai không đơn giản, hẹp hòi là tình yêu chỉ riêng đối với nơi ông sinh ra và lớn lên. Ê-ren-bua từng tâm đắc: “Tình yêu làng xóm trở nên tình yêu quê hương đất nước”. Và bởi thế, tình yêu làng của ông Hai gắn bó chặt chẽ với tình yêu nước với tinh thần kháng chiến đang lên cao của cả dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện chung của tình yêu đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,... Ai đó đã một lần thấy nhà vàn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.

Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 
ADMICRO
NONE
OFF