Chữ người tử tù là quan niệm về cái đẹp về giá trị chân thiện mĩ giữa cuộc đời. Đi ra từ tác phẩm Chữ người tử tù, Huấn cao - nhân vật mà Nguyễn Tuân đã gởi gắm quan nệm sâu sắc ấy, đã tạc vào lòng người một hình hài không thể quên mãi vang vọng đến mai sau. Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù dưới đây. Chúc các em có thêm một tài liệu hay và ý nghĩa. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chữ người tử tù.
Mời các em tham khảo thêm video bài giảng Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân của cô Phan Thị Mỹ Huệ để củng cố lại những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao để cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao - con người tài hoa bất đắc chí đã được Nguyễn Tuân khắc họa với những phẩm chất và khí phách đáng quý thông qua tình huống truyện và những chi tiết, hành động đặc sắc trong tác phẩm.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù
- Dẫn dắt vào vấn đề: hình tượng nhân vật Huấn Cao
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Xuất xứ: nằm trong “Vang bóng một thời”
- Chủ đề: Ca ngợi thiên lương cao đẹp dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, nghiệt ngã
- Hoàn cảnh nhân vật Huấn Cao: là một người anh hùng thất thế vốn là thủ lĩnh những người phản nghịch chống lại triều đình, nay bị kết án tử hình, đang bị giam cầm và chờ ngày ra pháp trường.
- Nguyên mẫu nhân vật Huấn Cao: Cao bá Quát
- Nhân vật Huấn Cao:
- Là người tài hoa
- Qua lời nhận xét của viên thơ lại và viên quản ngục: là người văn võ song toàn
- Nỗi tiếng là người viết chữ nhanh và đẹp
- Có khí phách, hiên ngang, không khuất phục trước uy quyền
- Là tử tù nhưng rất ung dung, bình thản
- Thái độ đầy ngạo mạn và khinh bạc khi trả lời viên quản ngục – người đại diện cho triều đình phong kiến
- Luôn bình thản, ung dung, đoán nhận, chờ đợi cái chết
- Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp
- Không tham quyền hám lợi mà bán rẻ giá trị của mình
- Trọng nghĩa khí: vốn khinh bạc nhưng khi biết phẩm chất tốt đẹp và sở thích cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao đã sẵn sàng cho chữ, đồng thời có chút ân hận, boăn khoăn vì “thiếu chút nữa đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”
- Không chỉ gìn giữ, quý trọng thiên lương của mình, Huấn Cao còn chân thành khuyến thiện con người, cho viên quản ngục những lời khuyên chân thành và ý nghĩa: giữ thiên lương cho lành vững
- Là người tài hoa
- Nhận xét:
- Qua nhân vật Huấn Cao, tác giả đã bộc lộ quan niệm tiến bộ về cái đẹp: Cái đẹp là cái bất diệt, cái tài đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau
- Thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc, đó cũng là tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn.
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá tổng quát về nhân vật Huấn Cao
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một trong những cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng tháng Tám, những trang văn của ông luôn hướng đến chủ nghĩa xê dịch và đi tìm cái đẹp “Vang bóng một thời” trong cuộc sống. “Chữ người tử tù” chính là một tác phẩm tiêu biểu và trong đó Huấn Cao là một nhân vật – một minh chứng xác đáng cho vẻ đẹp tài hoa, thiên lương và khí phách anh hùng.
Viết về cái đẹp, Nguyễn Tuân luôn để cho nhân vật của mình ngời sáng lên những vẻ đẹp đa dạng/màu. Theo đó, vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa. Huấn Cao là người có tài viết chữ Hán – loại văn tự rất giàu tính tạo hình. Các nhà nho thuở xưa viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí của mình bởi lẽ nét chữ là nết người. Viết chữ vì thế mà trở thành một môn nghệ thuật gọi là thư pháp, có người viết chữ thì có người chơi chữ. Người ta thường treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng trong nhà như trong thư phòng, phòng khách, phòng thờ ngày xưa và xem đó như một thú chơi tao nhã.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Nói tóm lại, Huấn Cao là một con người tích tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn. Hay nói khác đi, Huấn Cao dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đày rẫy những cái xấu xa, tội lỗi, biểu tượng cho “Thiên lương” cao quý. Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng, để vĩnh cửu, để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc.
Dựng lên hình tượng Huấn Cao với vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ giữa chốn lao tù ẩm thấp chật chội. Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói Chữ người tử tù với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.
Ắt hẳn nhân vật Huấn Cao đã đi vào lòng người bằng hình hài với những nét phẩm chất đáng quý, đáng trọng không thể quên qua ngòi bút của Nguyễn Tuân. Và ắt hẳn, tài liệu trên cũng đẵ giúp các em củng cố kiến thức đã học về nhân vật Huấn Cao một cách hiệu quả và đầy thú vị. Mong rằng với tài liệu trên, các em đã có thể vững tin và thoải mái khi phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao. Qua đây, Học247 chúc các em có thêm tài liệu hay và bổ ích hơn nữa.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm