OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 12 năm 2021

16/04/2021 1.53 MB 623 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210416/338673563529_20210416_093756.pdf?r=1738
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 năm 2020-2021 HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 12 gồm phần lý thuyết và bài tập để giúp các em học sinh có thể tự ôn luyện. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

Chúc các em đạt kết quả cao tất cả các môn trong kỳ kiểm tra sắp tới.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÝ 12

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

CHƯƠNG IV:DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

BÀI 20: MẠCH DAO ĐỘNG.

1/ Mạch dao động là một mạch kín gồm một tụ điện C và một cuộn cảm L mắc nối tiếp với nhau.

                 Mạch dao động lí tưởng có điện trở bằng klhông.

 2/ Để mạch dao động hoạt động ta tích điện cho tụ điện rồi cho phóng điện trong mạch.

 3Điện tích biến thiên trong mạch dao động :

\(q = {q_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)

 4/ Cường độ dđ trong mạch dao động

\(i = q' =  - {q_0}\omega sin\left( {\omega t + \varphi } \right)\)

      Đặt:

\(\begin{array}{l}
{{\rm I}_0} = {q_0}\omega \\
 \Rightarrow i =  - {i_0}.\sin (\omega t + \varphi )\\
 \Rightarrow {{\rm I}_0}\cos \left( {\omega t + \varphi  + \frac{\pi }{2}} \right)
\end{array}\)

 5/ Điện tích q ở hai đầu bản tụ và  I trong mạch dao động biến thiên điều hòa với cùng tần số góc, i sớm pha so với q , u và q cùng pha.

6/ Tần số góc- chu kì- tần số trong mạch dao động

Tần số góc:      

\(\omega  = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)   

Chu kì:      

\({\rm T} = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {LC} \)  

Tần số: 

\(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

8/ Chú ý:  

   _ Năng lượng điện và năng lượng từ biến thiên điều hòa cùng tần số và có tần số gấp đôi tần số dao động điện từ

   _ Năng lượng của mạch dao động được bảo toàn.

  BÀI 21. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

  1/ Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường

  • Nếu tại một nơi có từ trường biên thiên theo t/g thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy . Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là đường cong kín.
  • Nếu tại một nơi có điện trường biên thiên theo t/g thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.

2b/ Điện từ trường và thuyết điện từ Mác – xoen

  • Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
  • Thuyết điện từ Mác – xoen: Khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa điện tích, điện trường và từ trường.

BÀI 22 . SÓNG ĐIỆN TỪ

 1/ Sóng điện từ là Điện từ trường lan truyền trong không gian.

  2/ Các đặc điểm của sóng điện từ:

  • Lan truyền trong chân không tốc độ lớn nhất và trong các điện môi nhỏ nhất.
  • Sóng điện từ là sóng ngang , có thành phần vectơ điện trường  vuông góc với thành phần vectơ cảm ứng từ \(\vec {\rm B}\) và cũng vuông góc với phương truyền sóng, ba vectơ \(\vec {\rm v}\), \(\vec {\rm B}\), \(\vec {\rm E}\) tạo thành một tam diện thuận.
  • Dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn luôn cùng pha.
  • Giống  như sóng cơ học: phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
  • SĐT mang năng lượng.

    3/ Sóng vô tuyến là các sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến có bước sóng từ vài mét đến vài kilômét, bao gồm: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

    Sóng ngắn có thể truyền đi rất xa trên mặt đất nhờ sự phản xạ liên tiếp giữa tầng điện li và mặt đất.

     Sóng cực ngắn đâm xuyên tầng điện li dùng trong thông tin vũ trụ.

     Bước sóng càng ngắn thì tần số càng cao, năng lượng càng lớn nên truyền được đi xa trên mặt

    4/ Trong chân không công thức liên hệ giữa bước sóng và tần số :

\(\lambda  = \frac{C}{f} = \frac{{{{3.10}^8}}}{f}\left( {C = {{3.10}^8}m/s} \right)\)

...

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

 DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

Câu 1:  Chọn phương án Đúng. Dao động điện từ trong mạch LC là quá trình:

A. biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện.

B. biến đổi theo hàm số mũ của chuyển động.

C. chuyển hoá tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

D. bảo toàn hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện.

Câu 2: Dao động điện từ tự do trong mạch dao động là một dòng điện xoay chiều có:

A. Tần số rất lớn.     

B. Chu kỳ rất lớn.    

C. Cường độ rất lớn.          

D. Hiệu điện thế rất lớn.

Câu 3: Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm:

A. nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.

B. nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

C. nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.

D. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

Câu 4:  Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kỳ

A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.                

B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.

C. phụ thuộc vào cả L và C.                                           

D. không phụ thuộc vào L và C.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng?

A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.

B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.

C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.

D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.

Câu 6:  Người ta dùng cách nào sau đây để duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số riêng của nó?

A. Đặt vào mạch một hiệu điện thế xoay chiều.

B. Đặt vào mạch một hiệu điện thế một chiều không đổi.

C. Dùng máy phát dao động điện từ điều hoà.

D. Tăng thêm điện trở của mạch dao động.

Câu 7: Dao động điện từ tự do trong mạch dao động là 1 dòng điện xoay chiều có:

A. Chu ki nhỏ                      B. Chu kì lớn                 

C. Cường độ rất lớn            D. Hiệu điện thế rất lớn

...

ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

A. Khi từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

B. Khi điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

C. Điện trường xoáy là điện trường mà các đường sức là những đường cong.

D. Từ trường xoáy có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện.

Câu 2: Chọn câu Đúng. Trong điện từ trường, các vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn:

A. cùng phương, ngược chiều.   

B. cùng phương, cùng chiều.

C. có phương vuông góc với nhau.    

D. có phương lệch nhau góc 450.

Câu 3: Trong mạch dao động LC, dòng điện dịch trong tụ điện và dòng điện trong cuộn cảm có những điểm giống nhau là:

A. Đều do các êléctron tự do tạo thành.             

B. Đều do các điện tích tạo thành.

C. Xuất hiện trong điện trường tĩnh.                               

D. Xuất hiện trong điện trường xoáy.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện trường tĩnh là điện trường có các đường sức điện xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức điện là các đường cong kín.

C. Từ trường tĩnh là từ trường chỉ do nam châm vĩnh cửu đứng yên sinh ra.

D. Từ trường xoáy là từ trường có các đường sức từ là các đường cong kín

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Một từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

B. Một điện trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

C. Một từ trường biến thiên tăng dần đều theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy biến thiên.

D. Một điện trường biến thiên tăng dần đều theo thời gian, nó sinh ra một từ trường tĩnh.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện dẫn là dòng chuyển động có hướng của các điện tích.

B. Dòng điện dịch là do điện trường biến thiên sinh ra.

C. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dẫn.

D. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dịch.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường?

A. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong.

C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường.

               D. Có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện.

...

SÓNG ĐIỆN TỪ

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

A. Sóng điện từ truyền trong mọi môi trường vật chất kể cả chân không.

B. Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

D. Sóng điện từ là sóng ngang, trong quá trình truyền các véctơ B và êléctron vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

A. Nguồn phát sóng điện từ rất đa dạng, có thể  là bất cứ vật nào tạo điện trường hoặc từ trường biến thiên.

B. Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ có thể bị phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

D. Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không bằng tốc độ ánh sáng trong nước.

Câu 3:  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.

C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.

D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số điện tích dao động.

...

SÓNG ÁNH SÁNG

Câu 1: Chọn câu trả lời sai ánh sáng đơn sắc là ánh sáng  :

  1. Có màu sắc xác định
  2. Không bị tán sắc khi qua lăng kính
  3. Bị khúc xạ khi qua lăng kính
  4. Có vận tốc không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác

 Câu 2: Chọn câu trả lời sai: ánh sáng trắng là ánh sáng  :

  1. Có một bước sóng xác định
  2. Khi truyền từ không khí vào nước bị tách thành dải màu sắc cầu vồng từ đỏ đến tím
  3. Được tổng hợp từ 7 màu cơ bản : Đỏ , xanh da trời , và màu lục …
  4. Bị tán sắc khi qua lăng kính 

Câu 3: Thí nghiệm 2 của niutơn về sóng ánh sáng chứng minh:

  1. Lăng kính không có khả năng nhuộm màu cho ánh sáng
  2. Sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc
  3. ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc
  4. Sự khúc xạ của mọi tia sáng khi qua lăng kính

Câu 4: Khi một chùm sáng đi từ một môi trường này sang một môi trường khác đại lượng không bao giờ thay đổi là :

A. Chiều của nó                   B. Vận tốc                 

C. Tần số                            D. Bước sóng

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng : Công thúc tính khoản vân là :

A.   i=Da/λ               B.   i=Dλ/2a                   C.   i=Dλ/a                D.   i=aλ/D    

Câu 6: Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo :

A. Tần số ánh sáng                                                

B. Bước sóng của ánh sáng

C. Chiết suất của một môi trường           

D. Vận tốc của ánh sáng

Câu 7 : Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng :

A. Có cùng tần số                                                       

B . Đồng pha

C. Đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu thay đổi chậm   

D. Có cùng tần số và hiệu số pha không đổi

Câu 8: Quang phổ mặt trời được máy quang phổ ghi được là :

A. Quang phổ liên tục                                            

B. Quang phổ vạch phát xạ

C. Quang phổ vạch hấp thụ                               

D. Một loại quang phổ khác

Câu 9: Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ :

  1. Nhiệt độ của đám khí hay hơi phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục
  2. Nhiệt độ của đám khí hay hơi phải cao hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục
  3. Áp suất của khối khí phải rất thấp
  4. Không cần điều kiện gì

Câu 10: Chọn câu trả lời sai: Quang phổ vạch phát xạ:

  1. Là quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng rẽ ngăn cách nhau bằng cá khoảng tối.
  2. Do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện phát ra
  3. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về: số lượng vạch phổ, vị trí vạch màu, màu sắc và độ sáng tỉ đối giữa các vạch

Ứng dụng để nhận biết được sự có mặt của một nguyên tố trong các hỗn hợp chất, xác định thành phần cấu tạo hay nhiệt độ của vật

 

...

-(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề cương, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF