Nhằm giúp các em ôn tập tốt kiến thức hệ sinh thái Hoc247 đã tổng hợp và biên soạn tài liệu 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương III phần Hệ sinh thái Sinh học 12 có đáp án. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
50 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG III PHẦN HỆ SINH THÁI SINH HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn so với chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Nguyên nhân là do:
A. Hệ sinh thái ở dưới nước đa dạng hơn hệ sinh thái ở trên cạn.
B. Môi trường nước ổn định hơn nên tiêu hao ít năng lượng hơn.
C. Môi trường nước giàu dinh dưỡng hơn.
D. Môi trường nước không bị mặt trời đốt nóng.
Câu 2. Hệ sinh thái nào sau đây có tính ổn định thấp nhất:
A. Rừng nguyên sinh B. Hồ nuôi cá. C. Đồng cỏ. D. Đại dương.
Câu 3. Nguyên nhân làm cho ổ sinh thái mỗi loài bị thu hẹp là:
A. Cạnh tranh cùng loài. B. Canh tranh khác loài.
C. Cạnh tranh trong mùa sinh sản. D. Cạnh tranh tìm nguồn sống.
Câu 4. Cho các nhận định sau về tháp sinh thái, số nhận định đúng là:
- Hạn chế của tháp số lượng là do phụ thuộc vào số lượng cá thể nên đôi khi bị biến dạng.
- Tháp sinh khối có giá trị hơn tháp số lượng.
- Hạn chế của tháp sinh khối là không đề cập đến thời gian tích lũy khối lượng chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Tháp sinh khối bao giờ cũng ở dạng chuẩn vì nó đã phản ánh rõ khối lượng chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Ở những vùng nước trống trải và sâu, tháp sinh thái thường có đáy nhỏ.
- Trong tháp năng lượng thì năng lượng mà các bậc dinh dưỡng sản sinh ra thường không phụ thuộc vào số lượng cũng như kích thước của sinh vật.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 5. Một hệ sinh thái điển hình được cấu tạo bởi:
A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
B. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ và các yếu tố khí hậu.
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất vô cơ, các chất hữu cơ và các yếu tố khí hậu.
D. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải và các chất vô cơ, hữu cơ.
Câu 6. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế:
A. Hệ sinh thái biển. B. Hệ sinh thái thành phố.
C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. D. Hệ sinh thái nông nghiệp.
Câu 7. Chọn phát biểu đúng:
A. Hệ sinh thái chỉ sử dụng năng lượng mặt trời.
B. Con tàu vũ trụ được coi là một hệ sinh thái nhân tạo.
C. Ngày nay con người có thể chuyển hệ sinh thái tàu vũ trụ từ trạng thái khép kín sang trạng thái mở.
D. Nếu con người không cung cấp đầy đủ nước, phân bón... đủ cho hệ sinh thái đồng ruộng thì nó sẽ chuyển sang hệ sinh thái khác, có lợi hơn cho con người
Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 9. Cho các phát biểu sau đây về hệ sinh thái và các yếu tố liên quan:
- Trong quần thể sinh vật, một loài có thể tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác nhau.
- Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
- Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ.
- Mỗi lưới thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của lưới.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Bậc dinh dưỡng là:
A. Là những thành phần cấu tạo nên nguồn thức ăn.
B. Là những thành phần cấu tạo nên chuỗi thức ăn.
C. Là những thành phần cấu tạo nên lưới thức ăn.
D. Là những thành phần cấu tạo nên chuỗi và lưới thức ăn.
Câu 11. Trong rừng, hổ không có động vật ăn thịt nó là do:
A. Hổ có vuốt ở chân và răng rất sắc để chống lại bất kỳ kẻ thù nào.
B. Hổ có sức mạnh không loài nào địch nổi.
C. Hổ chạy rất nhanh, vật ăn thịt khác khó lòng đuổi kịp được.
D. Do hổ không có đủ năng lượng để cung cấp thêm cho các bậc dinh dưỡng kế tiếp.
Câu 12. Quan sát hình ảnh sau đây:
- Lưới thức ăn trên có nhiều hơn 6 chuỗi thức ăn.
- Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
- Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
- Chuỗi thức ăn dài nhất có 3 bậc dinh dưỡng.
- Cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
- Loài sinh vật tiêu thụ tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất là cáo.
Phương án nào sau đây là đúng?
A. (1) đúng; 2) đúng; (3) sai; (4) sai; (5) đúng; (6) đúng.
B. (1) đúng; 2) sai; (3) sai; (4) sai; (5) đúng; (6) sai.
C. (1) đúng; 2) sai; (3) đúng; (4) sai; (5) đúng; (6) sai.
D. (1) đúng; 2) đúng; (3) sai; (4) đúng; (5) sai; (6) sai
Câu 13. Cho lưới thức ăn sau:
Cho các phát biểu sau về lưới thức ăn trên:
- Có 3 sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
- Có 3 chuỗi thức ăn.
- Sâu ăn lá, chuột, gà là các sinh vật tiêu thụ bậc 1.
- Lúa và sâu ăn lá là sinh vật sản xuất ở trong lưới thức ăn trên.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Hệ sinh thái nào sau đây có chuỗi thức ăn ngắn nhất:
A. Hệ sinh thái đồng ruộng. B. Hồ cá tự nhiên
C. Rừng ôn đới. D. Rừng nhiệt đới.
Câu 15. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết:
A. Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật.
B. Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
D. Dòng năng lượng trong quần xã.
Câu 16. Hiệu suất sinh thái là:
A. Tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
B. Tỷ lệ % năng lượng tích lũy được giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
C. Tỉ lệ % năng lượng tiêu hao trong hệ sinh thái.
D. Tỉ lệ % năng lượng mất qua hô hấp giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Câu 17. Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài là vì:
A. Chuỗi thức ăn có ít sinh vật.
B. Năng lượng bị thất thoát nhiều nên không thể chuyển lên bậc dinh dưỡng cao hơn được.
C. Sinh vật ở các mắt xích phía sau quá ít nên bị tuyệt chủng.
D. Thức ăn không đủ để kéo dài chuỗi thức ăn.
Câu 18. Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Cho các phát biểu sau về lưới thức ăn ở trên, phát biểu nào là đúng:
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là sâu ăn lá ngô và châu chấu.
B. Lưới thức ăn trên có 4 chuỗi thức ăn.
C. Rắn hổ mang thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
D. Chim chích là sinh vật duy nhất thuộc sinh bậc dinh dưỡng cấp 2.
Câu 19. Cho chuỗi thức ăn sau đây: Thực vật nổi → Động vật không xương sống → Cá nhỏ → Cá lớn.
Cho các phát biểu sau đây:
- Bậc dinh dưỡng cấp 4 là cá lớn.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cá lớn.
- Có 4 mắt xích trong chuỗi thức ăn trên.
- Sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn trên là thực vật nổi.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Cho chuỗi thức ăn sau:
Cỏ → Gà → Cáo → Vi sinh vật.
Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là:
A. Cỏ. B. Gà. C. Cáo. D. Vi sinh vật.
Câu 21. Trong các sinh vật sau đây:
- Nấm rơm. (2) Mộc nhĩ.
- Rau muống. (4) Tầm gửi.
Các sinh vật sản xuất là:
A. (1), (3) và (4). B. (3) và (4). C. (1) và (2). D. (1), (2) và (3).
Câu 22. Các sinh vật phân giải là:
A. Vi khuẩn, nấm, giun đất, sâu bọ.
B. Vi khuẩn, sâu bọ, virut, địa y.
C. Sinh vật ký sinh, giun đất, động vật.
D. Động vật, thực vật, vi khuẩn.
Câu 23. Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là
A. Sinh vật phân huỷ. B. Động vật ăn thực vật. C. Sinh vật sản xuất. D. Động vật ăn thịt.
Câu 24. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là
A. Chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. Cào cào, chim sâu, báo.
C. Chim sâu, mèo rừng, báo. D. Cào cào, thỏ, nai.
Câu 25. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, cho các phát biểu sau:
- Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
- Khi thành phần loài trong quần xã thay đổỉ thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
- Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
- Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26. Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
D. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
Câu 27. Cho lưới thức ăn sau và một số nhận định:
- Sinh vật đầu bảng là cá diếc.
- Có 4 loại chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.
- Cá lóc ở 4 bậc dinh dưỡng khác nhau.
- Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
- Chuỗi thức ăn chiếm ưu thế trong tự nhiên được biểu diễn ở lưới thức ăn trên là chuỗi mà cá lóc là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
- Động vật nổi và sâu bọ ăn thịt có sự cạnh tranh với nhau.
- Có trường hợp nếu một loài nào đó trong lưới thức ăn trên bị mất đi thì sẽ không còn chuỗi thức ăn nào.
Số nhận định không đúng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 28. Cho các chuỗi thức ăn sau:
- Cây thân gỗ → Gõ kiến → Xén tóc → Đại bàng → Vi sinh vật phân giải.
- Rễ cây → Chuột → Cú mèo → Rắn → Đại bàng → Vi sinh vật phân giải.
- Tảo → Cá chép → Giáp xác → Rái cá → Vi sinh vật phân giải.
- Phế liệu → Cá trắm đen → Thân mềm → Cá mập → Vi sinh vật phân giải.
- Phế liệu → Cá dữ cỡ lớn → Bạch tuộc → Giun nhiều tơ → Vi sinh vật phân giải.
- Thực vật nổi → Cá mòi → Động vật nổi → Cá ngừ → Vi sinh vật phân giải.
Biết rằng mỗi chuỗi thức ăn trên đều có những mắt xích ở vị trí không đúng. Số chuỗi thức ăn có mắt xích không đúng từ bậc dinh dưỡng cấp 2 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 29. Tại một vùng chuyên trồng cây ăn quả thường xảy ra hiện tượng sau: Năm nào số lượng mèo tăng nhiều thì năm đó được mùa cây ăn quả. Trong các chuỗi thức ăn dưới đây, có bao nhiêu chuỗi thức ăn có thể là cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng trên?
- Ong → Chuột → Mèo.
- Sâu → Chim ăn sâu → Mèo.
- Chuột → Mèo.
- Kiến đục thân → Ếch → Mèo.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 30. Trong một khu rừng nhiệt đới, thực vật là nguồn thức ăn cho nhiều loài khác: gỗ làm thức ăn cho xén tóc; chuột ăn rễ cây; quả của cây làm mồi cho khi, sóc, sâu ăn quả; còn lá cây là nguồn thức ăn của hươu, sâu ăn lá và khỉ. Hổ ăn thịt hươu và khỉ; sâu ăn lá và sâu ăn quả là thức ăn của chim ăn sâu; gõ kiến và rắn có nguồn thức ăn lần lượt là xén tóc và chuột. Cú méo ăn sóc và chuột trong khi đó chim ăn sâu, khỉ, sóc, chuột, gõ kiến, rắn là thức ăn của đại bàng. Trong các phát biểu dưới đây, những phát biểu đúng là:
- Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
- Đại bàng sử dụng đến 6 loài sinh vật làm thức ăn.
- Có 3 chuỗi thức ăn mà đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
- Đại bàng thuộc 7 chuỗi thức ăn khác nhau.
- Đại bàng và hổ có sự cạnh tranh với nhau.
- Chuỗi thức ăn dài nhất mà trong đó có mắt xích là quả có tất cả 3 mắt xích.
- Các chuỗi thức ăn có 4 mắt xích đều có đại bàng là một trong các mắt xích.
- Tất cả các chuỗi thức ăn có thể có đều mở đầu bằng sinh vật sản xuất.
- Có tất cả 7 chuỗi thức ăn chỉ có 3 mắt xích.
A. 1, 2, 5, 7, 8. B. 1, 2, 4, 6, 7. C. 2, 3, 4, 5, 7. D. 1, 3, 4, 5, 7.
Đáp án trắc nghiệm ôn tập Chương III phần Hệ sinh thái Sinh học 12
1.B |
2.B |
3.B |
4.C |
5.C |
6.D |
7.B |
8.A |
9.C |
10.B |
11.D |
12.A |
13.B |
14.A |
15.D |
16.A |
17.B |
18.B |
19.D |
20.D |
21.B |
22.A |
23.C |
24. D |
25.A |
26.C |
27.D |
28.C |
29.D |
30.A |
{-- Nội dung đề, đáp án và lời giải chi tiết từ câu 31-50 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Chương II: Quần xã Sinh vật Sinh học 12 nâng cao vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231334 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023930 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023315 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)