Hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Cánh diều Chương 7 Bài 1 Tổng các góc của một tam giác giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Câu hỏi khởi động trang 70 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Tòa tháp Capital Gate (thuộc Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất) nghiêng 18° so với phương thẳng đứng (góc nghiêng biểu diễn như Hình 1). Tính đến ngày 01/6/2020, tòa tháp này là tòa tháp nghiêng nhiều nhất trên thế giới.
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Làm thế nào để biết được độ nghiêng của tòa tháp Capital Gate so với phương nằm ngang?
-
Hoạt động 1 trang 70 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cắt tam giác ABC thành ba mảnh (Hình 2a) và ghép lại (Hình 2b). Quan sát Hình 2b và dự đoán tổng ba góc A, B, C.
-
Luyện tập 1 trang 71 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác đều ABC. Tính số đo mỗi góc của tam giác đó.
-
Luyện tập 2 trang 72 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Trong bài toán nêu ở phần mở đầu, hãy tính độ nghiêng của tòa tháp Capital Gate so với phương nằm ngang.
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải bài 1 trang 72 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Một khung thép có dạng hình tam giác ABC với số đo các góc ở đỉnh B và đỉnh C cùng bằng 23° (Hình 9). Tính số đo của góc ở đỉnh A.
-
Giải bài 2 trang 73 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Hình 10 biểu diễn một chiếc cầu trượt gồm máng trượt và thang leo. Tính độ nghiêng của máng trượt so với phương thẳng đứng, biết rằng độ nghiêng của máng trượt so với mặt đất là 38°.
-
Giải bài 3 trang 73 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Trong Hình 11, MN // BC. Tính số đo góc C.
-
Giải bài 4 trang 73 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Hình 12 biểu diễn mặt cắt đứng của một đường lên dốc AB. Để đo độ dốc của con đường biểu diễn bởi góc nhọn BAC tạo bới đường thẳng AB và phương nằm ngang AC, người ta làm như sau:
- Làm một thước chữ T như Hình 13;
- Đặt thước chữ T dọc theo cạnh AB như Hình 12, \(OE \bot AB\);
- Buộc một sợi dây vào chân O của thước chữ T và buộc một vật nặng vào đầu dây còn lại, sau đó thả vật nặng để sợi dây có phương thẳng đứng (trong xây dựng gọi là thả dây dọi);
- Tính góc BAC, biết rằng dây dọi OI tạo với trục OE của thước chữ T một góc 15°.
-
Giải bài 1 trang 68 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác MHK vuông tại H. ta có:
A. \(\widehat M + \widehat K > {90^o}\)
B. \(\widehat M + \widehat K = {90^o}\)
C. \(\widehat M + \widehat K < {90^o}\)
D. \(\widehat M + \widehat K = {180^o}\)
-
Giải bài 2 trang 68 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Quan sát hình 3:
a) Tính số đo góc x, y, z.
b) Hãy nhận xét về tổng các số đo góc x + y + z
-
Giải bài 3 trang 68 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
a) Cho biết một góc nhọn của tam giác vuông bằng \({40^o}\). Tính số đo góc nhọn còn lại.
b) Cho một tam giác vuông có hai góc nhọn bằng nhau. Tính số đo của mỗi góc nhọn đó.
-
Giải bài 4 trang 68 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Bạn Bình phát biểu: “Không có tam giác ABC nào mà \(\widehat {{A^{}}} = 3\widehat {B,}\widehat B = 3\widehat C\) và \(\widehat C = {14^o}\) ”. Phát biểu của bạn Bình có đúng không? Vì sao?
-
Giải bài 5 trang 68 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác ABC có Tia phân giác của góc C cắt cạnh AB tại M. Tính số đo của \(\widehat {AMC}\) và \(\widehat {BMC}\)
-
Giải bài 6 trang 68 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Tính số đo các góc của tam giác ABC trong mỗi trường hợp sau:
a) \(\widehat {{A^{}}} = \widehat B = \widehat C\) ;
b) \(\widehat {{A^{}}} = {70^o}\) và \(\widehat C - \widehat B = {20^o}\)
c) Số đo của \(\widehat {{A^{}}},\widehat B,\widehat C\) lần lượt tỉ lệ với 1; 2; 3.
-
Giải bài 7 trang 68 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H, AD là tia phân giác của \(\widehat {HAC}\) (hình 4)
a) Tìm các cặp góc có tổng số đo bằng 90°.
b) Cho \(\hat C = 40^\circ \). Tính số đo các góc \(\hat B,\widehat {BDA},\widehat {DAC}.\)
c) Chứng minh: \(\widehat {BAH} = \hat C,\widehat {CAH} = \hat B,\widehat {BAD} = \widehat {BDA}.\)
-
Giải bài 8 trang 69 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác ABC. Kẻ HB vuông góc với AC tại H. Kẻ CK vuông góc với AB tại K, BH cắt CK tại I (Hình 5). Nếu \(\widehat {{A^{}}} < {90^o}\) thì khi đó ta có:
A. \(\widehat {ABH} < \widehat {ACK}\)
B. \(\widehat {ABH} = \widehat {ACK}\)
C. \(\widehat {ABH} > \widehat {ACK}\)
D. \(\widehat {ABH} = 90^\circ + \widehat {ACK}\)
-
Giải bài 9 trang 69 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Cho tam giác ABC, tia phân giác của \(\widehat {BAC}\) cắt cạnh BC tại D. Tính số đo mỗi góc của tam giác ABC, biết \(\widehat {A{\rm{D}}B} = {80^o}\) và \(\widehat B = 1,5\widehat C\).
-
Giải bài 10 trang 69 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Ở Hình 6 có \(\hat A = \hat B = 60^\circ \) và Cx là tia phân giác của góc ACy. Chứng minh Cx song song với AB.
-
Giải bài 11 trang 69 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD
Ở Hình 7 có \(\widehat {BAD} = \widehat {BCD} = 90^\circ ,\widehat {ADB} = 15^\circ \) AD song song với BC. Chứng minh AB song song với DC.