Bài giảng dưới đây gồm kiến thức trọng tâm và bài tập minh họa Thứ tự thực hiện các phép tính - Quy tắc chuyển vế. Bài giảng đã được HỌC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thứ tự thực hiện các phép tính
* Với các biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia, ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải. * Với các biểu thức không có dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự: * Với các biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
|
---|
Ví dụ: Tính gái trị của các biểu thức sau:
a) 1,2 - 33 + 7,5 : 3
b) 9,8 + 1,5 . 6 + (6,8 - 2) : 3
Giải
a) 1,2 - 33 + 7,5 : 3 = 1,2 - 9 + 2,5 = -7,8 + 2,5 = -5,3
b) 9,8 + 1,5 - 6 + (6,8 - 2) : 3 = 9,8 + 9 + 4,8 : 3 = 18,8 + 1,6 = 20,4
1.2. Quy tắc chuyển vế
Đẳng thức:
Từ Hình 1.13, nếu gọi x là số cân nặng của quả bưởi thì ta có 5,1 + x = 7
Ta nói 5,1 + x = 7 là một đẳng thức, trong đó 5,1 + x là vế trái, 7 là vế phải của đẳng thức.
Chẳng hạn, a.a = a2 và 2,7 - 8,1 = -5,4 là những đẳng thức
Khi biến đổi các đẳng thức, ta thường áp dụng các tính chất sau:
Nếu a = b thì b = a ; a + c = b + c
Quy tắc chuyển vế:
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “ +” đổi thành dấu “ – “; dấu “ – “ đổi thành dấu “ +”. |
---|
Ví dụ: Tìm x, biết: 3x – 2 = x – 6
Giải
3x – 2 = x – 6
\( \Leftrightarrow \)3x – x = - 6 + 2
\( \Leftrightarrow \)2x = -4
\( \Leftrightarrow \)x = (-4) : 2
\( \Leftrightarrow \)x = -2
Vậy x = -2
Bài tập minh họa
Câu 1: Tính giá trị của các biểu thức sau:
\(\begin{array}{l}a)\left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{6}} \right):\frac{5}{4} + \left( {\frac{1}{4} + \frac{3}{8}} \right):\frac{5}{2}\\b)\frac{5}{9}:\left( {\frac{1}{{11}} - \frac{5}{{22}}} \right) + \frac{7}{4}.\left( {\frac{1}{{14}} - \frac{2}{7}} \right)\end{array}\)
Hướng dẫn giải
\(\begin{array}{l}a)\left( {\frac{2}{3} + \frac{1}{6}} \right):\frac{5}{4} + \left( {\frac{1}{4} + \frac{3}{8}} \right):\frac{5}{2}\\ = \left( {\frac{4}{6} + \frac{1}{6}} \right).\frac{4}{5} + \left( {\frac{2}{8} + \frac{3}{8}} \right).\frac{2}{5}\\ = \frac{5}{6}.\frac{4}{5} + \frac{5}{8}.\frac{2}{5}\\ = \frac{2}{3} + \frac{1}{4}\\ = \frac{8}{{12}} + \frac{3}{{12}}\\ = \frac{{11}}{{12}}\\b)\frac{5}{9}:\left( {\frac{1}{{11}} - \frac{5}{{22}}} \right) + \frac{7}{4}.\left( {\frac{1}{{14}} - \frac{2}{7}} \right)\\ = \frac{5}{9}:\left( {\frac{2}{{22}} - \frac{5}{{22}}} \right) + \frac{7}{4}.\left( {\frac{1}{{14}} - \frac{4}{{14}}} \right)\\ = \frac{5}{9}:\frac{{ - 3}}{{22}} + \frac{7}{4}.\frac{{ - 3}}{{14}}\\ = \frac{5}{9}.\frac{{ - 22}}{3} + \frac{{ - 3}}{8}\\ = \frac{{ - 110}}{{27}} + \frac{{ - 3}}{8}\\ = \frac{{ - 880}}{{216}} + \frac{{ - 81}}{{216}}\\ = \frac{{ - 961}}{{216}}\end{array}\)
Câu 2: Tìm x, biết:
\(\begin{array}{l}a)x + 7,25 = 15,75;\\b)\left( { - \frac{1}{3}} \right) - x = \frac{{17}}{6}\end{array}\)
Hướng dẫn giải
\(\begin{array}{l}a)x + 7,25 = 15,75\\x = 15,75 - 7,25\\x = 8,5\end{array}\)
Vậy x = 8,5
\(\begin{array}{l}b)\left( { - \frac{1}{3}} \right) - x = \frac{{17}}{6}\\\left( { - \frac{1}{3}} \right) - \frac{{17}}{6} = x\\\frac{{ - 2}}{6} - \frac{{17}}{6} = x\\\frac{{ - 19}}{6} = x\\x = \frac{{ - 19}}{6}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{{ - 19}}{6}\)
Luyện tập Bài 4 Toán 7 KNTT
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:
- Mô tả thứ tự thực hiện các phép tính.
- Mô tả quy tắc chuyển về.
- Giải quyết một số vấn để thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tÌ.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 4 Toán 7 KNTT
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 4 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. \({1 \over {2015}}\)
- B. \({2 \over {2015}}\)
- C. \({3 \over {2015}}\)
- D. \({4 \over {2015}}\)
-
- A. -3
- B. -2
- C. -4
- D. -5
-
- A. \(\frac{{27}}{20}\)
- B. \(\frac{{37}}{20}\)
- C. \(\frac{{7}}{20}\)
- D. \(\frac{{17}}{20}\)
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 4 Toán 7 KNTT
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Hoạt động 1 trang 20 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Luyện tập 1 trang 21 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Câu hỏi trang 21 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Luyện tập 2 trang 22 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Vận dụng trang 22 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.26 trang 22 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.27 trang 22 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.28 trang 22 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.29 trang 22 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.30 trang 22 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.27 trang 18 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.28 trang 18 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.29 trang 19 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.30 trang 19 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.31 trang 19 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Hỏi đáp Bài 4 Toán 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 7 HỌC247