OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoạt động 4 trang 84 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Hoạt động 4 trang 84 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2

Cho hàm số \(y = f(x)\) có đồ thị (C) và điểm \(P(x_{0};f(x_{0}))\in (C)\). Xét điểm \(Q(x; f (x))\) thay đổi trên (C) với \(x\neq x_{0}\)

a) Đường thẳng đi qua hai điểm P,Q được gọi là một là một cát tuyến của đồ thị (C) (H.9.3). Tìm hệ số góc KPQ của cát tuyến PQ.

b) Khi \(x\rightarrow  x_{0}\) thì vị trí của điểm \(Q(x; f(x))\) trên đồ thị (C) thay đổi như thế nào?

c) Nếu điểm Q di chuyển trên (C) tới điểm P mà KPQ có giới hạn hữu hạn k thì có nhận xét gì về vị trí giới hạn của cát tuyến QP?

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Hoạt động 4

Phương pháp giải

Hệ số góc của phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm P(xo,yo) là f'(xo).

 

Lời giải chi tiết

a) Hệ số góc của đường thẳng \(PQ\)

\(f^{'}(x_{0})=lim_{x\rightarrow x_{0}}\frac{f(x)-f(x_{0})}{x-x_{0}}\)

 

b) Khi \(x\rightarrow  x_{0}\) thì vị trí của điểm \(Q(x; f(x))\) trên đồ thị (C) sẽ tiến gần đến điểm \( P(x_{0},f(x_{0})\) và khi \(x=x_{0}\) hai điểm này sẽ trùng nhau

 

c) Nếu điểm Q di chuyển trên (C) tới điểm P mà KPQ có giới hạn hữu hạn k thì cát tuyến PQ cũng sẽ tiến đến gần vị trí của tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm \(P(x_0, f(x_0))\). Nói cách khác, khi điểm \(Q(x, f(x))\) tiến đến điểm \(P(x_0, f(x_0))\), thì cát tuyến PQ cũng sẽ tiến đến vị trí của tiếp tuyến tại điểm \(P(x_0, f(x_0))\). Vì vậy, giới hạn của cát tuyến QP sẽ là đường thẳng tiếp tuyến tại điểm \(P(x_0, f(x_0))\).

-- Mod Toán 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Hoạt động 4 trang 84 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF