OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 5 trang 218 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Giải bài 5 tr 218 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao

Cho biết đặc trưng của các loài có kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường không bị giới hạn và bị giới hạn.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 5

Nếu môi trường là lí tưởng thì mức sinh sản của quần thể là tối đa, còn mức tử vong là tối thiểu do đó sự tăng trưởng đạt tối đa, số lượng cá thể tăng trưởng theo "tiềm năng sinh học" vốn có của nó, tức là số lượng tăng nhanh theo hàm mũ với đường cong đặc trưng hình chữ J và được viết dưới dạng:

\(\frac{\bigtriangleup N}{\bigtriangleup t} = (b - d).N \ hay \ \frac{\bigtriangleup N}{\bigtriangleup t} = r.N\)

Trong đó \( \bigtriangleup N \) là mức tăng trưởng; N là số lượng của quần thể; \( \bigtriangleup t\) là khoảng thời gian, r là hệ số hay tốc độ tăng trưởng.

Thực tế, không có môi trường lí tưởng nhưng nhiều loài kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp (vi sinh vật, tảo, côn trùng, cây một năm...) tăng trưởng gần với kiểu hàm mũ. Theo thời gian số lượng của chúng tăng rất nhanh, nhưng thưởng giảm đột ngột ngay cả khi quần thể chưa đạt đến kích thước tối đa do chúng rất mẫn cảm với động tác của nhân tố vô sinh. Ví dụ, rét đậm, rét hại... xảy ra đọt ngột.

Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn

Sự tăng trưởng kích thước quần thể của đa số loài trong thực tế đều bị giới hạn bởi nhân tố môi trường (không gian sống, các nhu cầu thiết yếu của đời sống, số lượng cá thể của chính quần thể và các rủi ro của môi trường, nhất là dịch bệnh, vật kí sinh, vật ăn thịt...). Do đó quần thể chỉ có thể đạt được số lượng tối đa, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường. 

Dạng tăng trưởng này được viết theo biểu thức:

\(\frac{ \bigtriangleup N}{\bigtriangleup t} = r.N \left( \frac{ K-N}{K} \right)\)

Trong đó: K là số lượng tối đa mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.

Đường cong của nó dạng chữ S. Từ đồ thị có thể thấy, ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do kích thước quần thể còn nhỏ. Sau đó số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong. Qua điểm uốn, sự tăng trưởng chậm dần do nguồn sống giảm, tốc độ tử vong tăng, tốc độ sinh sản giảm và cuối cùng số lượng bước vào trạng thái ổn định, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường, nghĩa là ở đó tốc độ sinh sản và tốc độ tử vong xấp xỉ như nhau.

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 5 trang 218 SGK Sinh học 12 Nâng cao HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF