Giải bài 2 tr 122 sách GK Sinh lớp 12
Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sâu phá hoại.
Hướng dẫn giải chi tiết
- Do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp, một số cây trồng tình cờ sản sinh ra một số chất độc (sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất). Chất này được tích lại trong không bào. Trong điều kiện bình thường, không có sâu hại, những cây có chứa các chất độc này phát triển chậm hoặc yếu hơn vì phải tiêu tốn thêm năng lượng ngăn chặn tác hại của chất độc đối với chính mình hoặc bài tiết chất độc ra ngoài nên số lượng cây này không tăng lên được. Tuy nhiên, khi có sâu hại xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị sâu tiêu diệt chỉ còn lại một số cây có chất độc trong lá hoặc thân có thể tồn tại và phát triển được. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng kháng sâu nếu áp lực chọn lọc ngày một tăng.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Thích nghi sinh thái là hình thức thích nghi ra sao?
bởi con cai 23/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các nhân tố nào chi phối sự hình thành cácđặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật?
bởi Goc pho 24/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Câu nói nào chính xác nhất? 1. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi mới tất yếu dẫn đến quá trình hình thành loài mới.
bởi Nguyễn Thủy Tiên 21/02/2022
2. Sự thay đổi điều kiện sinh thái là nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành loài mới.
3. Đặc điểm mới thích nghi là kết quả của các đột biến vô hướng đã qua chọn lọc.
4. Quá trình hình thành đặc điểm mới là cơ sở dẫn đến sự hình thành loài mới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những phát biểu nào không đúng: 1. Loài sinh học là một đơn vị sinh sản, là một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái và di truyền.
bởi Nguyễn Thanh Hà 20/02/2022
2. Loài thân thuộc là những loài có quan hệ xa về nguồn gốc.
3. Để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì việc sử dụng tiêu chuẩn sinh lí- sinh hóa là chính xác nhất và khách quan nhất.
4. Đối với trường hợp các loài thân thuộc có đặc điểm hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) để phân biệt hai loài này sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất.
5. Tiêu chuẩn cách li sinh sản có thể ứng dụng đối với các loài sinh sản vô tính.
6. Cách li sinh sản về bản chất là cách li di truyền. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cách sắp xếp các gen trên đó. Do sự sai khác về bộ NST mà lai khác loài thường không có kết quả.
7. Quần thể là đơn vị tổ chức cơ sở của loài. Các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố liên tục hay gián đoạn tạo thành các nòi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cho biết khả năng kháng DDT được quy định bởi 4 alen lặn a,b,c,d tác động theo kiểu cộng gộp.
bởi Bùi Anh Tuấn 21/02/2022
Trong môi trường bình thường, các dạng kháng DDT có sức sống kém hơn các dạng bình thường. Cho 3 quần thể: quần thể 1 chỉ toàn các cá thể có kiểu gen AABBCCDD, quần thể 2 chỉ toàn cá thể có kiểu gen aabbccdd, quần thể 3 bao gồm các cá thể mang các kiểu gen khác nhau. Nếu người ta phun DDT trong thời gian dài, sau đó ngừng phun thì quần thể nào sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất sau khi ngừng phun DDT?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Nói về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền câu không đúng là gì? 1. Quần thể đa hình cân bằng di truyền sức sống, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi đều cao.
bởi Choco Choco 21/02/2022
2. Trong sự đa hình cân bằng không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hay một nhóm gen.
3. Trong quần thể song song tồn tại nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hình khác nhau ở trạng thái ổn định, không một dạng nào ưu thế trội hơn hẳn để thay thế dạng hoàn toàn các dạng khác.
4. Chọn lọc tự nhiên không phát huy tác dụng ở quần thể đa hình cân bằng di truyền
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hiện tượng đa hình cân bằng di truyền là trường hợp trong quần thể tồn tại song song một số loại nào?
bởi Đặng Ngọc Trâm 20/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điều nào không đúng với sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi? 1. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điếm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và được thay thế bởi đặc điểm thích nghi khác.
bởi Huy Hạnh 20/02/2022
2. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.
3. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.
4. Trong lịch sử những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hiện tượng "quen thuốc" của vi khuẩn gây bệnh đối với các loại kháng sinh xảy ra do đâu?
bởi Anh Trần 21/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các loài sâu bọ ăn lá thường có màu xanh lục, hòa lẫn với màu lá. Nhờ màu sắc ngụy trang này mà sâu khó bị chim phát hiện. Nêu nhận xét về quan điểm này?
bởi Thu Hang 21/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này hình thành được là vì sao?
bởi Ngoc Nga 20/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ô nhiễm không khí từ cuộc cách mạng công nghiệp đã làm đen vỏ cây bạch dương ở Anh. Sự thay đổi này của môi trường sẽ gây ảnh hưởng thế nào đối với các loài bướm đậu trên cây bạch dương?
bởi Dang Tung 21/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thuyết tiến hóa tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào không chính xác?
bởi Hoàng My 21/02/2022
1. Khả năng chống DDT liên quan đến những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên.
2. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a,b,c,d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu aabbccdd.
3. Khi ngừng xử lí DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng và phát triển mạnh vì đã qua chọn lọc.
4. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần đầu xử lí, tỉ lệ sống sót của các dòng rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng chống DDT như thế nào?
bởi Nguyễn Trung Thành 20/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời