OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi


Trong bài học này, các em sẽ được học các kiến thức như: khái niệm đặc điểm thích nghi, cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi, thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Khái niệm đặc điểm thích nghi   

- Sự thay đổi hình thái, kích thước, sinh lí của sinh vật để phù hợp với các điều kiện của môi trường để giúp chúng sống sót tốt hơn. Những biến đổi đó được gọi là đặc điểm thích nghi.

- ​Ví dụ: bọ, nhện và bướm biến đổi hình thái cơ thể theo môi trường sống

bọ, nhện và bướm biến đổi hình thái cơ thể theo môi trường sống

2.2. Cơ chế di truyền của quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi

a. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi

- Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải những cá thể có kiểu hình kém thích nghi, chỉ giữ lại những cá thể có kiểu hình thích nghi. Do đó các alen qui định các kiểu hình thích nghi sẽ ngày càng gia tăng trong quần thể qua nhiều thế hệ.

- Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy các alen qui định kiểu hình thích nghi. Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc chứ không tạo ra các đặc điểm thích nghi.

- ​Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào: (1) quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài, (2) tốc độ sinh sản của loài, (3) áp lực CLTN

b. Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi

Giải thích cơ chế hóa đen của bướm bạch dương

- Quần thể ban đầu xuất hiện các đột biến bướm trắng và bướm đen

+ Khi môi trường chưa ô nhiễm: Thân cây bạch dương màu trắng, bướm trắng đầu trên thân câu bạch dương ⇒ không bị chim sâu phát hiện, bướm đen đậu trên thân cây thì dễ bị phát hiện ⇒ Số lượng bướm đen trong quần thể giảm, bướm trắng chiếm ưu thế

+ Khi môi trường bị ô nhiễm: Thân cây bạch dương bị khói bụi bám nên hóa đen, bướm trắng đầu trên thân câu bạch dương ⇒ dễ bị chim sâu phát hiện, bướm đen đậu trên thân cây thì khó bị phát hiện ⇒ Số lượng bướm trắng  trong quần thể giảm, bướm đen chiếm ưu thế.

Hóa đen của bướm bạch dương

- Giải thích cơ chế kháng thuốc DDT ở vi khuẩn

- Khả năng kháng thuốc do 4 cặp gen phân li đọc lập với nhau quy định

+ Các alen A, B, C, D không có khả năng kháng thuốc, sinh trưởng nhanh

+ Các alen a,b,c,d có khả năng kháng thuốc, sinh trưởng chậm

- Trong môi trường chưa có DDT

+ Trong quần thể ban đầu, vi khuẩn xuất hiện nhiều loại biến dị AABBCCDD, aabbccdd, Aabbccdd… trong đó các cá thể có kiểu hình trội AABBCCDD chiếm ưu thế, các cá thể có kiểu hình lặn sinh trưởng phát triển chậm không chiếm ưu thế

- Trong môi trường có DDT :

+ Khi phun thuốc trừ sâu hay uống thuốc kháng sinh thì dạng bình thường AABBCCDD bị đào thải nhanh, nhưng các thể đột biến nói trên tỏ ra có ưu thế hơn, do đó dần dần chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Liều lượng thuốc càng tăng nhanh thì áp lực chọn lọc càng mạnh, các thể đột biến có sức đề kháng cao hơn càng nhanh chóng thay thế các thể đột biến có sức đề kháng kém thua, làm cho các alen trội A,B,D,C ngày càng giảm và các alen lăn a, b, d, c ngày càng tăng.

⇒ Như vậy, khả năng đề kháng liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước.

2.3. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi

- Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm thích nghi hơn.

+ Ví dụ: Cá đã thích nghi trong môi trường nước nếu đưa ra khỏi nước thì chết.

- Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì các đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN vẫn không ngừng tác động. Vì vậy trong lịch sử tiến hóa, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn những sinh vật xuất hiện trước.

+ ​Ví dụ: Cây hạt kín hoàn thiện hơn cây hạt trần, cá xương hoàn thiện hơn cá sụn...

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Phân biệt thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen của sinh vật đối với môi trường?

Gợi ý trả lời:

Đặc điểm Thích nghi kiểu hình Thích nghi kiểu gen
Ví dụ

Sự biến đổi hình dạng lá trên cây rau mác, sự rụng lá theo mùa của cây bàng,...

Con bọ que có thân giống cái que
 
Mức độ biến đổi vật chất di truyền Không có sự biến đổi kiểu gen một kiểu gen tạo nhiều kiểu hình. Biến đổi kiểu gen, một kiểu gen có một kiểu hình
Tính chất biến đổi Có hướng ,đồng loạt biến đổi theo điều kiện môi trường, mang tính cá thể  Vô hướng đặc trưng cho loài
Thời gian hình thành Hình thành những kiểu hình khác nhau khi môi trường sống thay đổi  Hình thành trong quá trình phát triển lịch sử của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Mức độ bền Kém bền Bền vững
Vai trò và kết quả Phản ứng thích nghi ⇒ Không hình thành loài mới Xuất hiện cách li thông qua phân hóa vốn gen có thể dẫn tới hình thành loài mới
ADMICRO

4. Luyện tập Bài 27 Sinh học 12

- Sau khi học xong bài này các em cần:

+ Nêu được khái niệm đặc điểm thích nghi, cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi

+ Trình bày được thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi

+ Giải thích được sự hợp li tương đối của các đặc điểm thích nghi trong tự nhiên

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 122 SGK Sinh học 12

Bài tập 2 trang 122 SGK Sinh học 12

Bài tập 3 trang 122 SGK Sinh học 12

Bài tập 4 trang 122 SGK Sinh học 12

Bài tập 5 trang 122 SGK Sinh học 12

Bài tập 6 trang 89 SBT Sinh học 12

Bài tập 10 trang 94 SBT Sinh học 12

Bài tập 13 trang 94 SBT Sinh học 12

Bài tập 29 trang 97 SBT Sinh học 12

5. Hỏi đáp Bài 27 Chương 1 Sinh học 12

- Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

- Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

NONE
OFF