Giải bài 15 tr 127 sách BT Sinh lớp 12
Hãy mô tả các đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn của thú và thực vật có hoa?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 15
- Thực vật sống nơi khô hạn có các hình thức thích nghi chủ yếu là: cơ thể có bộ phận tích luỹ nước, hoặc cơ thể tiêu giảm nhờ đó hạn chế thoát hơi nước. Rễ phát triển tới các lớp đất sâu có nguồn nước hoặc rễ ăn nồng có khả năng hút hơi nước trong không khí ở vùng sa mạc... Thực vật có hoa có hình thức thích nghi sinh sản với môi trường khô hạn là phát triển phôi trong túi phôi và hạt được bọc kín trong vỏ hạt.
- Động vật chịu hạn có các hình thức thích nghi về cấu tạo cơ thể hoặc về tập tính: Cơ thể có khả năng sử dụng tiết kiệm nước, thải phân khô, có khả năng dự trữ nước (như lạc đà..), hầu hết các động vật đều có tập tính tìm đến nguồn nước, hoặc đào hang tránh nắng chống mất nước... Phát triển phôi giúp giai đoạn phát triển con non tránh được điều kiện môi trường khô hạn.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình. Phân tích hình, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
bởi Trong Duy 02/03/2021
A. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể.
B. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E cao hơn tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm D.
D. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi các điều kiện môi trường.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai loài sinh vật có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau trong đó có một loài rộng thực và một loài hẹp thực cùng sống chung trong một quần xã. Nguyên nhân phổ biến nhất giúp chúng có thể cùng sinh sống trong một sinh cảnh là:
bởi Nguyễn Minh Hải 02/03/2021
A. Chúng phân hóa về không gian sống để kiếm ăn trong phạm vi cư trú của mình
B. Loài hẹp thực bị cạnh tranh loại trừ và bị đào thải khỏi quần xã
C. Loài hẹp thực di cư sang một quần xã khác để giảm bớt sự cạnh tranh đối với loài rộng thực
D. Chúng hỗ trợ nhau tìm kiếm con mồi và chia sẻ con mồi kiếm được
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặc trưng về sự phân bố các quần thể trong không gian của quần xã có ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan của hệ sinh thái. Trong số các phát biểu chỉ ra dưới đây, phát biểu nào không chính xác?
bởi Nguyễn Trọng Nhân 02/03/2021
A. Sự phân tầng của các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân tầng của các loài động vật thể hiện qua việc cung cấp chỗ cư trú và nguỗn thức ăn từ thực vật cho động vật
B. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường
C. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
D. Đi từ chân núi lên đỉnh núi có sự phân bố luân phiên các loài thực vật lá rộng thường xanh, thực vật lá rộng rụng theo mùa và thực vật lá kim, đây là thể hiện sự phân tầng theo chiều thẳng đứng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong số các đặc trưng của quần thể, đặc trưng về kích thước quần thể là một trong các đặc trưng quan trọng. Phát biểu nào dưới đây về kích thước quần thể là không đúng?
bởi Nguyen Phuc 02/03/2021
A. Một quần thể sinh vật sẽ không bao giờ có thể đạt được kích thước lớn hơn kích thước tối đa phù hợp với khả năng cung cấp điều kiện sống của môi trường
B. Khi kích thước quần thể tăng dần đạt ngưỡng kích thước tối đa thì quan hệ sinh học trong quần thể ngày càng trở nên căng thẳng
C. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài
D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Trong số các phát biểu dưới đây về đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào chính xác?
bởi Lê Minh 02/03/2021
A. Mật độ cá thể của quần thể đặc trưng cho mỗi quần thể và ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của quần thể
B. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống
C. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể, loại trừ các loài động vật không xương sống có tỉ lệ giới tính biến động phức tạp, ở các loài động vật có xương sống, tỷ lệ giới tính đều là 1 : 1
D. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ốc bươu đen sống phổ biến ở khắp Việt Nam. Ốc bươu vàng được nhập vào nước ta từ Trung Quốc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh làm cho số lượng và khu vực phân bố của ốc bươu đen phải thu hẹp lại.
bởi Hoàng Anh 28/02/2021
Tuy nhiên người ta vẫn thấy dạng lai hữu thụ giữa chúng. Quan hệ giữa ốc bươu đen và ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ:
A. Khống chế sinh học
B. Ức chế - cảm nhiễm
C. Cạnh tranh cùng loài.
D. Cạnh tranh khác loài.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
bởi Nguyễn Minh Minh 28/02/2021
(1) Cạnh tranh giành nguồn sống, cạnh tranh giữa các con đực giành con cái (hoặc ngược lại) là hình thức phổ biến trong tự nhiên.
(2) Quan hệ cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(3) Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật và di cư ở động vật làm giảm nhẹ sự cạnh tranh trong quần thể
(4) Sự canh tranh trong quần thể làm kích thước quần thể giảm đến mức tối thiểu để phù hợp với điều kiện môi trường sống.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể
bởi Nguyễn Thị Lưu 27/02/2021
A. Theo chu kì nhiều năm.
B. Không theo chu kì.
C. Theo chu kì mùa.
D. Theo chu kì ngày đêm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có bao nhiêu phát biểu đúng về ổ sinh thái:
bởi A La 27/02/2021
- Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh
- Ổ sinh thải của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
- Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
- Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
bởi Lê Chí Thiện 28/02/2021
a. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
b. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
c. Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau.
d. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
bởi Phan Thiện Hải 27/02/2021
a. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
b. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
c. Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau.
d. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn phát biểu đúng về lưới thức ăn:
bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 27/02/2021
a. Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn ở thảo nguyên.
b. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
c. Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới luôn phức tạp hơn so với quần xã vùng nhiệt đới.
d. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy thoái.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.
b. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.
c. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.
d. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì ổn định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?
bởi thanh hằng 19/02/2021
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.
B. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
C. Mức sinh sản của quần thể giảm.
D. Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Tỉ lệ đực/cái của các loài luôn là 1/1.
b. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
c. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
d. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có hình chữ S.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ
bởi Tram Anh 18/02/2021
A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Cộng sinh. D. Kí sinh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
bởi hành thư 18/02/2021
A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.
B. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.
C. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.
D. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}{\rm{Dd}}\) thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử.
bởi Phạm Khánh Linh 18/02/2021
Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu trưởng tỉ lệ giao tử được tạo ra sau đây?
I. 1.1:1
II. 1:1:1:1.
III. 1:1: 1:1: 1:1.
IV. 2: 2:1:1
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Trong mỗi quần thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi môi trường không đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
B. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố đồng đều là dạng trung gian của phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm.
D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít phổ biến nhất vì khi phân bố theo nhóm thì sinh vật dễ bị kẻ thù tiêu diệt.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
bởi na na 18/02/2021
A. Hỗ trợ cùng loài. B. Cạnh tranh cùng loài.
C. Hội sinh. D. Hợp tác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
bởi Nguyễn Lệ Diễm 17/02/2021
(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.
(2) hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.
(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.
(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dựa theo kích thước quần thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
bởi Nguyen Dat 28/01/2021
A. Rái cá trong hồ.
B. Ếch, nhái ven hồ.
C. Ba ba ven sông.
D. Khuẩn lam trong hồ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn các loài sinh vật có những đặc trưng nào?
bởi hoàng duy 29/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho biết đặc trưng của các loài có kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường không bị giới hạn?
bởi Thiên Mai 29/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong điều kiện môi trường lí tưởng và môi trường bị giới hạn, kích thước quần thể tăng trưởng theo biểu thức và đường cong tương ứng nào?
bởi can tu 28/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những nhân tố nào làm thay đổi kích thước quần thể ?
bởi Naru to 28/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hãy cho biết ý nghĩa của kích thước quần thể?
bởi Trung Phung 29/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Kích thước quần thể có những cực trị nào?
bởi Hoàng My 29/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mật độ của quần thể là gì?
bởi Tay Thu 29/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời