OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật


Qúa trình hô hấp có vai trò như thế nào đối với động vật? Hô hấp ở động vật có những hình thức trao đổi khí nào? Nguyên nhân nào dẫn đến các bệnh về hô hấp? Việc luyện tập thể dục thể thao có lợi ích như thế nào đối với hệ hô hấp? Cùng HOC247 tham khảo nội dung Bài 9: Hô hấp ở động vật trong chương trình SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức để có thể trả lời các câu hỏi trên.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò của hô hấp

- Hô hấp có vai trò quan trọng trong việc lấy O2 và thải CO2, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống và duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.

- Vai trò với động vật

+ Lấy O2 từ môi trường sống cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

+ Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

1.2. Các hình thức trao đổi khí

1.2.1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

Động vật không có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Ruột khoang, Giun dẹp, ... và cả động vật có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Giun đốt, ếch, v.v... đều trao đổi khí qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

Trao đổi khí qua bể mặt cơ thể ở thủy tức và ở giun đất

Hình 1. Trao đổi khí qua bể mặt cơ thể ở thủy tức (a) và ở giun đất (b)

1.2.2. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí

- Côn trùng và một số chân khớp khác sống trên cạn trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

- Hệ thống ống khí bao gồm các ống khí lớn phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần và ống khí nhỏ nhất là ống khí tận: nơi trao đổi O2 và CO2 với tế bào.

Hệ thống ống khí ở côn trùng

Hình 2. Hệ thống ống khí ở côn trùng

1.2.3. Trao đổi khí qua mang

- Mang là cơ quan trao đổi khí chuyên hoá của động vật sống trong môi trường nước như Thân mềm, Chân khớp, Cá sụn, Cá xương, nòng nọc lưỡng cư. Mỗi loài có cấu trúc mang khác nhau nhưng đều có diện tích trao đổi khí lớn.

- Mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.

Cấu tạo mang Cá xương, hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều

Hình 3. Cấu tạo mang Cá xương (a), hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều (b)

1.2.4. Trao đổi qua phổi

- Phổi là cơ quan trao đổi khi chuyển hoá của nhiều động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thú. Lưỡng cư cũng có phổi nhưng phổi ít phế nang nên trao đổi khi diễn ra chủ yếu qua da.

- Phổi cùng với đường dẫn khí, cơ hô hấp tạo nên hệ hô hấp ở người. Phổi gồm nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn, phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc. Máu chảy trong các mao mạch trao đổi khí O2, CO2 với dòng không khí ra, vào phế nang.

Hệ hô hấp của người, phế nang và trao đổi khí ở phế nang

Hình 4. Hệ hô hấp của người (a), phế nang và trao đổi khí ở phế nang (b)

1.3. Bệnh về hô hấp

- Bệnh hô hấp ở người có nhiều loại và có thể gây ra hậu quả xấu cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến tử vong.

- Bệnh có thể ở đường dẫn khí hoặc ở phổi, ví dụ như viêm mũi, viêm phế quản, ung thư khí quản, viêm phổi, lao phổi, và nhiều loại khác.

- Bệnh hô hấp có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu.

1.4. Lợi ích của luyện tập thể dục thể thao với hô hấp

- Luyện tập thể dục, thể thao còn giúp tăng cường sự tuần hoàn của máu và oxy hóa tốt hơn, cải thiện chức năng của hệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi và tăng khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm. 

- Hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra ngoài.

- Trao đổi khí ở động vật liên quan đến diện tích bề mặt trao đổi khí và thông khí.

- Các hình thức trao đổi khí chủ yếu ở động vật: qua bề mặt cơ thể, qua cơ quan trao đổi khí chuyên hoá.

- Bệnh hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu.

- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp hệ hô hấp khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu vai trò của hô hấp?

 

Hướng dẫn giải

Hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra ngoài.

 

Bài 2: Vì sao một số loài động vật sống trong nước như cá heo, cá voi vẫn phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?

 

Hướng dẫn giải

Cá heo, cá voi thường xuyên phải ngoi lên mặt nước vì chúng tuy sống dưới nước, nhưng lại hô hấp bằng phổi, vì thế chúng phải thường xuyên nhô lên lấy oxy trong không khí thì mới có thể hô hấp bình thường. Tuy nhiên, thời gian lặn cũng không quá lâu, chỉ sau mười mấy phút là cá heo, cá voi phải ngoi lên để thay đổi không khí.

ADMICRO

Luyện tập Bài 9 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật.

- Trình bày được các hình thức trao đổi khí và giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.

- Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp và vận dụng hiểu biết về hô hấp để phòng tránh các bệnh về hô hấp.

- Giải thích được tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ và ô nhiễm không khí đối với hô hấp.

- Trình bày được quan điểm của bản thân về xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.

- Trình bày được vai trò của tập luyện thể đục, thể thao đối với hô hấp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống
    • B. Là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng
    • C. Là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời giải phóng CO2 ra ngoài
    • D. Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình oxy hóa các chất trong tế bào
    • A. Phổi
    • B. Da
    • C. Mang
    • D. Hệ thống ống khí
    • A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ dịch mô
    • B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô
    • C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
    • D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ máu

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 54 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 54 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 54 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 56 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 56 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 57 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 59 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 59 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 9 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF