Thông qua nội dung bài học, các em sẽ thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng.
Tóm tắt bài
2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
- Quê huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội trong một ngôi nhà nhỏ ở phố Hàng Bạc – trung tâm buôn bán, ăn chơi bậc nhất thời bấy giờ → thường xuyên tiếp xúc với những cảnh xa hoa, trụy lạc, bê tha, nhếch nhác, tăm tối của xã hội cũ à có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới quan và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
- Là một trí thức Tây học có tài năng, cá tính nhưng bị xã hội thực dân nửa phong kiến vùi dập tàn tệ à tạo nên ở Vũ Trọng Phụng cảm quan hiện thực sắc sảo, mãnh liệt; góp phần hình thành nên ngòi bút trào phúng chuyên công phá mãnh liệt vào mảng hiện thực tối tăm, xấu xa của con người và xã hội đương thời.
- Ông là một trong những đại diện xuất sắc của trào lưu hiện thực 1930-1945, một cây bút đầy tài năng, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam.
- Sự nghiệp văn học phong phú:
- Tiểu thuyết: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938)
- Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936)
- Ông được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc, nhà tiểu thuyết hiện đại.
b. Tiểu thuyết “Số đỏ”
- Tóm tắt: SGK
- Giá trị
- Về nội dung: Tác giả phơi trần bản chất bịp bợm, rởm đời của xã hội tư sản thành thị đương thời. Đó là xã hội nhố nhăng, khốn nạn, “chó đểu”, nhưng bề ngoài lại có vẻ sang trọng, Âu hóa văn minh rởm. Ở đó, cái thật và cái giả cũng như mọi bậc thang giá trị đều có nguy cơ bị đảo ộn.
- Về nghệ thuật: Nhân vật đông đảo, bút pháp châm biếm đặc sắc
c. Văn bản
- Xuất xứ - vị trí
- Thuộc chương XV của tác phẩm
- Tên đầy đủ:“Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu.”
- Nhan đề
- Tóm tắt tình tiết chính
- Cụ tổ chết, cả gia đình ấy nhao lên, mỗi người một cách để thực hành lí thuyết “nhiều thầy thối ma”
- Cụ tổ chết, uy tín danh giá của Xuân Tóc Đỏ càng lớn thêm.
- Cái chết của cụ tổ làm cho nhiều người sung sướng. Đám con cháu bối rối để chuẩn bị một đám ma to tát.
- Một đám ma được tổ chức theo lối Ta, Tây, Tàu. Đám ma đi đến đâu làm huyên náo đến đấy.
- Lúc hạ quan tài, ông Phán oặt người đi trong tay Xuân và dúi vào tay hắn tờ giấy năm đồng bạc gấp tư
2.2. Đọc – hiểu văn bản
a. Mâu thuẫn trào phúng
- Tình tiết trong chương truyện xoay quanh cái chết của cụ tổ. Cái hiện thực mà nhà văn phơi bày phúng thể hiện ngay từ nhan đề của chương, cách tạo dựng tình tiết truyện của tác giả.
- Nhan đề: “Hạnh phúc của một tang gia”
- Có tính chất giật gân, hài hước. Một cái chết đem đến niềm vui, hạnh phúc cho nhiều người.
- Tang gia bối rối: người ta thường nói “tang gia bối rối” mà ở đây cũng có bối rối thật. Nhưng không phải là bối rối đau buồn, mà là bối rối chuẩn bị một đám ma to tát: (thuê thợ kèn, đưa giấy cáo phó,..) thành ra ai cũng bận rộn, lo lắng, nhưng mà rất vui.
- Cái chết của cụ tổ tạo nên mâu thuẫn trào phúng cho chương truyện. Cụ tổ chết không mảy may làm cho con cháu đau thương. Trái lại đám con cháu cụ tổ rất vui. Đó là sự mâu thuẫn giữa hạnh phúc và bất hạnh, giữa vui sướng và buồn khổ; giữa trang nghiêm thành kính và bát nháo nhố nhăng.
- Cụ tổ chết, đám con cháu đều vui, niềm vui lớn nhất của đám con cháu bất hiếu là phân chia tài sản, cho nên người ta chờ đợi cụ tổ chết từ lâu và họ coi cái chết chậm trễ kia là điều khổ đau, việc chậm phát phục cũng là điều đáng chỉ trích phê phán: “Ba hôm sau, ông cụ già chết thật. Khâm liệm đã được một ngày rồi mà chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục.”
⇒ Sự đối lập giữa cái thật và cái giả đã bật ra tiếng cười mỉa mai chua chát.
b. Chân dung nhân vật đám đông - Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong và ngoài gia đình cụ cố Hồng
* Niềm vui của các thành viên trong gia đình
- Cụ cố Hồng: báo danh, thích khoe khoang với thiên hạ nên “mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”
- Vợ chồng Văn Minh:
- Văn Minh chồng: sung sướng vì “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Hơn nữa, là những nhà cải cách xã hội. Văn Minh được dịp lăng-xê những mốt trang phục táo bạo nhất.
- Văn Minh vợ: sốt ruột chờ đợi giây phút được mặc “đồ xô gai tân thời”
- Ông Phán mọc sừng: sung sướng vì không ngời đôi sừng hươu trên đầu mình lại có giá như thế. Nhờ nó mà cụ tổ chia thêm cho vài nghìn đồng.
- Cô Tuyết: sung sướng vì được mặc bộ y phục Ngây thơ để chứng tỏ với thiên hạ rằng “mình chưa đánh mất cả chữ trinh”.
- Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dùng cái máy ảnh mà đã lâu ngày chưa có dịp dùng đến.
⇒ Bằng những chi tiết chọn lọc, tác giả đã bóc rần bản chất của đám con cháu bất hiếu trong gia đình cụ tổ.
* Niềm vui của các thành viên ngoài gia đình cụ tổ
- Bạn bè cụ cố Hồng:
- Được dịp khoe huân, huy chương đủ loại: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh,...
- Khoe các kiểu râu ria: hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn...
⇒ Cách khoe khoang của những ông tai to mặt lớn thật lố bịch, kệch cỡm. Từ những chi tiết miêu tả chân dung, tác giả đã ném vào họ tiếng cười mỉa mai châm biếm đặc sắc.
- Hai viên cảnh sát Min Đơ, Min Toa: “đang buồn rầu như nhà buôn vỡ nợ... có đám thuê thì sung sướng đến cực điểm đã trông nom hết lòng”.
- Xuân Tóc Đỏ: cụ tổ chết uy tín, danh giá càng to hơn.
- Ông Typn: chờ đợi sự sáng chế của mình ra mắt công chúng xem báo chí phê bình ra sao
* Nghệ thuật
- Bút pháp trào phúng chi phối cách dùng từ ngữ của tác giả. Những từ láy gợi hình được sử dụng với mật độ cao như: vui vẻ, sung sướng, lún phún, loăn quăn,... Đã diễn tả không khí chung rất ngược đời nhưng rất thực của đám tang, đồng thời nói lên chân dung biếm hoa đặc sắc của “khổ chủ”.
c. Cảnh đám ma gương mẫu
- Nghi lễ
- Nghi lễ
- Phối hợp cả Ta, Tây, Tàu
- Kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, và bú dích vòng hoa, câu đối,...
- Người đưa tang: có đến vài ba trăm người (đám tai to mặt lớn, bạn bè cụ cố Hồng, sư chùa Bà Banh, Xuân Tóc Đỏ, giai thanh, gái lịch,...)
- Đám con cháu muốn tỏ ra chí tình chí hiếu đã tổ chức môt đám ma thật to, thật nổi đình nổ đám khiến tác giả phải đưa ra lời bình luận: “Thật là đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!” à Lối nói ngược thâm thúy thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả.
- Nghi lễ
- Cảnh đưa đám
- Quan sát từ xa: Đám đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy, cả thành phố khen đám ma to. Đó là cái nhìn bề ngoài dòng người đưa đám.
- Quan sát gần: Họ cười tình với nhau, bình phẩm, chê bai, bình luận về cái tủ mới mua, một bộ quần áo mới sắm, cô này xinh, cô kia kháu...
- Điệp khúc “Đám cứ đi” vừa ghi nhận một hiện thực vừa thể hiện thái độ châm biếm mỉa mai của tác giả. Đám cứ đi thì dòng người vẫn cứ giả dối như thế.
⇒ Quan sát từng con người cụ thể thì không phải họ đi đưa đám tang mà họ đang đi trong một đám rước, một đám hội. Tác giả đã vạch trần bộ mặt giả dối của giới thượng lưu thời thượng.
- Cảnh hạ huyệt
- Cảnh hạ huyệt như một màn hài kịch bóc trần thói đạo đức giả tạo của đám con cháu bất hiếu.
- Chi tiết:
- Cụ cố Hồng mếu máo ho khạc.
- Phán mọc sừng oặt người trong tay Xuân, dúi vào tay hắn tờ giấy năm đồng bạc gấp tư à Đó là một chi tiết trào phúng, thể hiện rõ sự giả dối của đám con cháu bất hiếu tạo ý nghĩa phê phán sâu sắc cho tác phẩm.
⇒ Bằng những chi tiết chọn lọc, cách miêu tả từ bao quát đến cụ thể, tỉ mỉ, nhà văn đã vạch trần bộ mặt thật của đám con cháu bất hiếu và xã hội thượng lưu đương thời,
-
Tổng kết
-
Nội dung
-
Đám tang diễn ra như một màn hài kịch nói lên tất cả sự lố lăng, vô đạo đức, “chó đểu” của xã hội thượng lưu ngày trước,
- Qua đoạn trích, tác giả đã lên án, tố cáo xã hội tư sản thành thị và mong muốn thay đổi môt xã hôi tốt đẹp hơn
-
-
Nghệ thuật
- Đoạn trích chứng tỏ nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng trong việc tạo nên mâu thuẫn trào phúng, xây dựng chi tiết nghệ thuật sử dụng biện pháp lặp,...
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
ĐỀ: Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” (trích tiểu thuyết “Số đỏ”).
Hướng dẫn làm bài
- Mở bài:
- Giới thiệu tác gia, tác phẩm (đoạn trích)
- Nêu vấn đề cần nghị luận: đặc sắc của đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” được thể hiện qua nghệ thuật trào phúng bậc thầy.
- Thân bài
- Những biểu hiện của nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích
- Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thể hiện ở các phương diện: xây dựng tình huống trào phúng, vẽ các chân dung biếm họa, ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng.
- Tình huống trào phúng:
- Thể hiện ngay từ nhan đề của đoạn trích (mâu thuẫn giữa hạnh phúc và tang gia, qua đó toát lên ý nghĩa châm biếm, tố cáo),
- Thể hiện trong cảnh chuẩn bị cho đám tang và cảnh đưa đám.
- Tình huống trào phúng:
- Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thể hiện ở các phương diện: xây dựng tình huống trào phúng, vẽ các chân dung biếm họa, ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng.
- Chân dung biếm họa:
- Chân dung biếm họa tập thể: những người đến viếng đám tang chỉ để khoe bản thân, những người đưa đám chỉ chim chọc nhau…
- Chân dung biếm họa cá nhân được“quay” cận cảnh: cố Hồng, ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ, cô Tuyết,… ⇒ Những bức chân dung thần tình ấy đã lột tả rõ những niềm hạnh phúc ích kỉ, để tiện mà mỗi người tìm thấy trên cái thây ma của cụ cố Tổ.
- Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng: cách tả người, cách tả cảnh, cách kể chuyện đầy ấn tượng và toát lên tiếng cười châm biếm mạnh mẽ
- Về cách dùng từ:
- Cách gọi tên sự vật như: lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, kèn bú dích, Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh,...
- Cách đặt tên nhân vật như: Typn, Min Đơ, Min Toa, ông Phán dây thép (Phán mọc sừng), Xuân Tóc Đỏ,...
- Cách diễn đạt vừa vô lí, vừa có lí: phải chết một cách bình tĩnh, hai cái tội nhỏ (tội tố cáo và tội quyến rũ), một cái ơn to (“tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết”)
- Về cách dùng từ:
- Về cách đặt câu: Gồm những câu văn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, nghịch lí, lộn sòng thật – giả, tốt – xấu như: “bầy con cháy chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ...”; “họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của người đi đưa ma”…
- Về cách dựng đoạn: Có những đoạn kết hợp đan xen miêu tả viễn cảnh (“Đám đưa đi...”) với cận cảnh (đặc tả, phóng to những chi tiết về người, về lễ vật, nhạc khí, những câu nói ý nhị với tất cả cái nhố nhăng, bát nháo, rởm đời của đám tang) ở gần cuối đoạn trích.
- Về cách tạo giọng văn:
- Đáng chú ý là lối xen vào những lời nhận xét, bình luận hài hước, những lối nói ngược thâm thúy như: “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho...” ; “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, “Tang gia ai cũng vui vẻ cả”.
- Nhiều đoạn có giọng văn hài hước sâu sắc, thú vị: “Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. Trong lúc gia đình nhốn nháo, thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” của cụ cố Hồng”; “Ông chỉ phiền nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải... Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to... Làm thế nào? Ông phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối”.
- Tác dụng của nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích
- Tạo nên tiếng cười trào phúng sâu sắc, ý vị, gây ấn tượng mạnh mẽ nơi người đọc.
- Tập trung phê phán thói háo danh, hám lợi, thói hợm hĩnh, giả tạo, rởm đời, vô nghĩa lí và bao trùm là thói đạo đức giả. Toàn cảnh đám tang là một trò diễn lớn.
- Những biểu hiện của nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích
- Kết bài
- Đánh giá của bản thân về cách sử dụng nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích
- So sánh, trình bày cảm nhận riêng của bản thân.
4. Soạn bài Hạnh phúc một tang gia
Với bút pháp trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần chân tướng của tầng lớp tư sản thành thị chỉ biết chạy theo đồng tiền, đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm, dâm đãng đồi bại mà đánh mất tất cả lương tâm và bản chất tốt đẹp của con người. Hạnh phúc của một tang gia qua mỗi chân dung, mỗi tên gọi là bức tranh biếm họa về lối sống ấy. Đoạn trích này cùng với tác phẩm số đỏ đã cho ta thấy Vũ Trọng Phụng đúng là một cây bút hiện thực trào phúng xuất sắc của nền văn học trào phúng 1930 - 1945. Để cảm nhận sâu sắc và dễ dàng nắm được những nội dung chính của bài học, các em có thể tham khảo thêm: Bài soạn Hạnh phúc của một tang gia.
5. Hỏi đáp về bài Hạnh phúc một tang gia
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
6. Một số bài văn mẫu về Hạnh phúc một tang gia
Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Có lẽ đặc sắc nhất là đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tác phẩm “Số đỏ”. Tác phẩm như một lời phê phán cái sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ. Đó là những đứa con, cháu bất hiếu đã đi trái lại với truyền thống đạo đức của dân tộc ta. Để dễ dàng lập được dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247