OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

11/05/2022 913.62 KB 691 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220511/31654784111_20220511_171255.pdf?r=2079
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Một trong những điều hấp dẫn người đọc ở văn bản Hạnh phúc của một tang gia là cảnh đám tang cụ cố Hồng. Đây là chi tiết làm nên sự đặc biệt của tác phẩm, không lẫn vào đâu được. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo tài liệu mẫu Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng dưới đây!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn tác giả Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc một tang gia

- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: cảnh đám ma gương mẫu

2.2. Thân bài

a. Nghịch lí ngay trong nhan đề của chương “Hạnh phúc của một tang gia”

–> Từ bao giờ mà một đám tang lại có thể mang đến niềm hạnh phúc cho con người?

b. Đám tang đặc biệt của cụ cố Tổ như trong đám hội

- Nghi lễ đám ma có sự xuất hiện theo lối Tây, Ta, Tàu.

- Tiếng khóc của người thân trong gia đình thì chìm nghỉm trong tiếng nói chuyện, cười đùa đầy lố lăng của đám thanh niên nam nữ, của những người tham dự đám ma.

–> Đám ma dường như mất đi không khí thông thường mà trở nên hỗn độn, hài hước như một sân khấu rộng lớn, nơi có rất nhiều diễn viên cùng nhau hoàn thành một vở kịch đầy giả tạo.

c. Cảnh hạ huyệt

- Đây là đỉnh cao của bút pháp trào phúng, nơi những nhân vật trong đoạn trích tự bóc trần mặt nạ giả dối của mình.

- Cậu Tú Tân vì muốn thể hiện tài năng chụp ảnh mà nhảy hết lên ngôi mộ này đến ngôi mộ khác để tự đạo diễn cho cuốn phim của mình.

- Cụ cố Hồng vui mừng, hạnh phúc vì được mặc áo xô gai, chống gậy nhưng đến khi hạ huyết cũng đã dốc hết sức để diễn vai của một người con có hiếu, cố Hồng khóc đến lả người đi.

- Trong không khí huyên náo ấy còn xuất hiện một tiếng khóc đặc biệt khiến người đọc cười ra nước mắt, đó chính là tiếng khóc của Phán Mọc Sừng

2.3. Kết bài

- Nhận xét, đánh giá chung về giá trị của vấn đề.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Với đặc điểm là một tiểu thuyết hoạt kê, tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đã miêu tả thật sống động bao nhiêu cảnh đời và con người mang tính hài hước, giễu cợt. Không chỉ một cuộc đời của nhân vật chính – Xuân Tóc Đỏ – đáng cười, mà hầu như tất cả các nhân vật, các tình huống, chi tiết truyện đều đáng cười, đáng phê phán.

Chương XV của tác phẩm với tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia – miêu tả đám tang cụ cố tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả xã hội, cái xã hội tư sản thành thị Âu hóa rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở Việt Nam những năm 30 – 45 của thế kỉ XX. Mỗi tình huống truyện, mỗi nhân vật cứ tự nhiên làm bật ra tiếng cười. Tiếng cười mang nhiều sắc độ, liên tục không dứt. Nó kéo dài trong suốt thời gian đám tang, suốt cuộc hành trình đưa tiễn…

Đọc tên chương – Nguyên văn trong tác phẩm là: Hạnh phúc của một tang gia – một cái đám ma gương mẫu… chúng ta không khỏi bật cười bởi cách thông báo hóm hỉnh của nhà văn. Nội dung sự việc là một việc đau đớn, bất hạnh. Vậy mà tang gia lại có hạnh phúc! Việc tang là nghi lễ thiêng liêng, cần trang trọng, vậy mà ngôn từ dành cho cái việc đại hiếu của một gia đình như gia đình cụ cố Hồng lại hỗn độn, pha trộn tùy tiện chữ Hán, chữ Nôm, nào hạnh phúc, nào tang gia, nào văn minh, gương mẫu, cứ như chuyện đùa, chuyện vui vậy! Cái sự đùa vui ấy mở màn cho vở hài kịch mà trên sân khấu hiện thật rõ hai trạng huống nực cười: đám tang nhưng không phải là đám tang, nó là một đám…. rước. Có người nhưng không phải là con người mà là…. những hình nhân dị dạng, những quái vật.

Sau thời gian bối rối theo lẽ thường tình của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất – ông cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội. Lúc đưa đám thì cả bàn dân thiên hạ ở phố phường, ai cũng thấy đám ma được tổ chức linh đình, đủ kiểu cách, lễ nghi theo cả lối ta, Tây, Tàu. Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả thành phố nhốn nháo… Kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Tiếng khóc của những người trong tang gia xen lẫn tiếng thì thầm về chuyện vợ con, nhà cửa, may áo, sắm tủ, hoặc những tiếng nói thì thào của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, than thở việc vợ béo, chồng gầy. Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn. Đám rước mà như ở hội chợ. Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: Đám cứ đi rồi lại đám cứ đi. Những lời văn bỡn cợt, lơ lửng, hóm hỉnh, chua chát. Và ông nhận xét: Thật đúng là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu.

Đỉnh cao màn kịch trào phúng của đám mà thì cảnh hạ huyệt lại là cao trào tập trung những mâu thuẫn đáng cười nhất. Tú Tân xuất hiện như nhà đạo diễn cuốn phim hài kiêm quay phim nhiếp ảnh, cùng bạn bè rầm rộ nhảy lên những ngôi mả như muốn đánh thức những linh hồn chết kia trở dậy để chứng kiến đám tang linh đình về người ông của hắn. Hắn bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy hoặc gục đầu hoặc cong lưng… cho đúng mốt hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ… hợp thời trang để làm nên những tấm ảnh giả về cái chết thật và những tấm ảnh thật về cái chết của nhân tính.

Chất bi hài của cảnh khiến người đọc cười ra nước mắt. Chỉ có một tiếng khóc lớn nhất bật lên là của ông Phán mọc sừng, ông oặt người đi, khóc mãi không thôi và tiếng khóc của ông thật đặc biệt. Nhưng thực ra đó là tiếng khóc nhằm che giấu nụ cười nên không ra khóc mà cùng chẳng ra cười. Cuối cùng chỉ là những âm thanh méo mó: Hứt! Hứt! Hứt!… Ông thương cho người đã khuất chăng? Không phải! Ông đang đóng kịch trước mắt mọi người. Thực ra ông ta rất mừng vì cụ Tổ chết và ông được chia phần khá nhiều, kể cả cái giá của bộ sừng mà vợ ông đã cắm lên đầu ông. Miệng khóc, tay ông dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ bạc năm đồng gấp làm tư để trả công cho hắn đã gọi ông là Phán mọc sừng trước người nhà vợ. Và cũng nhờ đó mà ông có thêm được món tiền lớn.

Đám ma trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng là đám ma có một không hai không chỉ nó to nhất Hà thành xưa nay mà vì những diễn biến của đám tang đó, những màn kịch đã xuất hiện. Ta như có cảm tưởng Vũ Trọng Phụng đang chứng kiến cái đám tang đó và tường thuật lại cho người đọc một cách chi tiết về nó với một nụ cười châm biếm mỉa mai. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ trên đó nói lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Vũ Trọng Phụng - cây bút trào phúng đại tài của văn học Việt Nam. Bút lực của ông giống như một thứ vũ khí chọc sâu đay nghiến vào bộ mặt xã hội đương thời với những thứ thối nát, giòi mọt đáng châm biếm. Trong những tác phẩm của tác giả họ Vũ, thành công nhất phải kể đến "Số đỏ" - nơi tụ hội của những màn hài kịch đặc sắc nhất, đặc biệt là một đám ma gương mẫu "ai cũng vui vẻ cả"!

Cảnh đám ma của cụ cố tổ được miêu tả xuất sắc ở chương XV của tiểu thuyết "Số đỏ" với nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia" (nguyên văn trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng đặt là "Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu"). Suốt những trang viết của tác giả là một chuỗi cười kéo dài mà đỉnh điểm đọng lại nằm ngay trên nắp quan tài một người chết với cuộc đưa tiễn tập thể. Ở đâu mà cái chết lại trở thành niềm vui, hạnh phúc của nhiều người đến vậy, ở đâu mà trong đám tang người ta tự cho mình cái quyền khoe mẽ lố lăng đồi bại, tất cả cõ lẻ chỉ tồn tại trong cái xã hội tư sản thành thành thị Âu hóa định nghĩa bởi sự "văn minh". Chưa bao giờ người ta thấy tiếng cười lại mang nhiều sắc độ, triền miên không dứt như vậy.

Vũ Trọng Phụng đã miêu tả một đám ma được tổ chức hoành tráng, rùm beng với không khí tưng bừng chẳng kém gì lễ hội. Cái phong cách kết hợp cả Ta, cả Tàu, cả Tây lộn xộn "có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc soảng và bú dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ". Một đám ma gây được sự chú ý, khiến thiên hạ phải trầm trồ bàn tán ngưỡng mộ đúng theo ý của cụ cố Hồng. Mà người kể chuyện cũng phải thốt lên "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!".

Đám ma đi đến đâu cũng kéo theo cái sự rộn ràng huyên náo như một gánh xiếc rẻ tiền quảng cáo dăm ba cái màn trình diễn thú. Người đi đưa thì toàn những quan chức có quyền, tai to mặt lớn, họ đến đám tang để thể hiện cái oai phong thị uy danh giá của mình và đã rất xúc động khi "trông thấy một làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết". Tiếng kèn, tiếng nói chuyện át cả tiếng khóc. "Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, xong le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may" Rồi còn cả "đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma".

Đám ma diễu hành qua tận 4 con phố dài, càng đi, càng náo nhiệt tưng bừng, đi đến đâu cũng thu hút đến đấy. Để tăng thêm phần hấp dẫn rực rỡ cho show diễn, không thể thiếu sự xuất hiện của Xuân Tóc đỏ với "sáu chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che hai lọng... Hai vòng hoa đồ sộ, một nhà báo Gõ mõ, một của Xuân, cũng len vào hàng đầu". Hay thay, cả sư chùa, nhà báo cũng tham gia vào cuộc vui có một không hai này. Tất cả giống như một gánh tạp kĩ đang cố mua vui cho thiên hạ, Con người, đồ vật, màu sắc, âm thanh cứ đập vào nhau chan chát. Tiếng khóc bỗng thành thứ xa xỉ nhất trần đời. Đây là đám ma người chết hay đám rước người sống? Giọng văn vừa sâu cay, vừa bỡn cợt lại có phần chua chát của Vũ Trọng Phụng đang giáng một đòn đánh mạnh vào sự tha hóa của xã hội, mà ở đó lũ người lố lăng lấy cái chết làm niềm vui, lấy đau thương làm sự phô bày. Tang gia mà lại hạnh phúc, đám ma mà lại lắm kẻ cười hơn người khóc. Nhưng đám cứ đi, cứ đi, chẳng dừng mà có lý nào lại dừng khi trò vui còn chưa kết thúc.

Đến đỉnh cao của ngòi bút trào phúng, chính thức lột ra cái bộ mặt giả dối của toàn bộ lũ người kia chính là cảnh hạ huyệt. Người ta nhìn thấy cậu Tú Tân "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau." Người ta hả hê trông theo: "Xuân Tóc Ðỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to "Hứt!... Hứt!... Hứt!...". Một bức tranh sống động với đủ mọi loại sắc thái biểu cảm.

Sự "chó đểu" của cả một xã hội dột nát về nhân cách đã được thể hiện xuất sắc qua cảnh đám ma gương mẫu trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia". Vũ Trọng Phụng đã xuất sắc sử dụng ngòi bút châm biếm đầy hài kịch để thể hiện chất tương phản của sự việc. Ở đó, mọi cái rởm, cái đồi bại đều được phô ra hết.

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF