Hạnh phúc một tang gia là một trong những chương hay trong tiểu truyết Số Đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Trong đoạn trích ấy, bản chất các nhân vật được nhà văn Vũ Trọng Phụng lột tả một cách sâu sắc qua ngòi bút châm biếm vô cùng tinh tể, sắc sảo của ông. Để hiểu hơn về các nhân vật trong đoạn trích, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích tâm trạng các nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia dưới đây.Ngoài ra, để củng cố lại hệ thống kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hạnh phúc của một tang gia.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích tâm trạng của các nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng hướng dẫn tìm hiểu tâm trạng của các nhân vật trước cái chết của cụ cố Hồng trong đoạn trích. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm về phần này để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích được chính xác và hấp dẫn hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia và tác giả Vũ Trọng Phụng
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: tâm trạng các nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Xuất xứ - vị trí đoạn trích: Thuộc chương XV của tác phẩm Số Đỏ
- Tên đầy đủ: “Hạnh phúc của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu.”
- Tóm tắt:
- Nhan đề
- Phân tích
- Cụ cố Hồng: mong ước được lên chức cố, tỏ vẻ già nua được thực hiện: nhắm nghiền mắt lại để nghĩ đến lúc mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho, vừa khạc vừa khóc mếu máo diễn trò già nua cho thiên hạ trầm trồ “úi kìa, con giai lớn đã già đến thế kia kìa!”
- Nhà Văn Minh: được dịp lăng-xê những mốt y phục táo bạo nhất, bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen….
- Cô Tuyết: được dịp mặc bộ y phục “ngây thơ” lố lăng và hớ hênh để thể hiện sự trong trắng.
- Cậu Tú Tân: sướng điên người vì được dùng cái máy ảnh mới mua, Cậu Tú Tân coi cái chết của ông nội là cơ hội để giải trí để chứng tỏ tài nghệ của mình.
- Phán mọc sừng (con rể) vô cùng sung sướng và không ngờ không ngờ đến giá trị của cặp sừng trên đầu của mình, và ông tin chắc rằng mình sẽ được trả công xứng đáng vì cặp sừng ấy đã dẫn đến cái chết của cụ cố tổ, thõa mãn mong ước bấy lâu của rất nhiều người.
- Xuân Tóc Đỏ: danh giá và uy tín ngày càng cao hơn vì đã có công tố cáo Phán mọc sừng trước mặt cụ cố tổ
- Những người xung quanh: được dịp khoe khoang, phô trương (bạn bè cụ cố Hồng, ông typn, cảnh sát: Min Đơ, Min Toa)
- Nhận xét:
- Ai cũng đều mang tâm trạng vui mừng, hạnh phúc, thỏa mãn…
- Mỗi người một niềm hạnh phúc khác nhau; mỗi người mang một vẻ không ai giống ai, điều đó làm cho mâu thuẫn của truyện ngày càng phong phú, ⇒ một lớp người kệch cỡm, lố lăng, đồi bại.
c. Kết bài
- Nhận xét, đánh giá chung về vấn đề cần phân tích
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Gợi ý làm bài
Nhắc tới Vũ Trọng Phụng không ai khỏi bật cười ra nước mắt trước những tác phẩm của ông. Trong đó, Hạnh phúc của một tang gia là một trong những tác phẩm mang tính châm biếm cao. Trước tình hình xã hội phong kiến lúc bấy giờ, con người ta thay đổi, lòng người thay đổi, biến tang gia thành hạnh phúc của mình. Chính nhan đề tác phẩm đã nói lên một phần trong nghệ thuật sáng tác của ông đó chính là trào phúng, mỉa mai, hài hước…
Hạnh phúc của một tang gia là câu chuyện kể về một gia đình trước biến cố của cụ cố Tổ. Con cháu vui mừng khôn xiết nhưng lại tỏ ra vẻ mặt đáng thương, nuối tiếc cho người quá cố. Tác phẩm đã khắc họa một bức tranh phản diện ở một phần trong xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Mỗi người một cách “thương xót” khác nhau dựa theo nhu cầu của chính mình, mỗi hình ảnh hiện lên là một hình ảnh lố bịch đến chua xót. Những đứa con ấy mong cho cụ cố Tổ chết thật nhanh để bản di chúc kia đi vào thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa. Tìm người chữa bệnh lại tìm bác sĩ không chuyên. Một gia đình với đủ tầng lớp cao quý trong xã hội, có vị thế trong xã hội nhưng thực chất lại là thứ cặn bã nhất của xã hội. Câu chuyện đã phản ánh một xã hội bất nhân, một đại gia đình bất hiếu khi “ba hôm sau ông cụ già chết thật”.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Một xã hội đầy lố bịch và xảo trá diễn ra trước mắt, một xã hội đầy phản diện, tình người, sự khoe khoang và lố bịch đã làm lu mờ đi những ý nghĩ tích cực của thuần phong mĩ tục trong gia đình truyền thống. Bằng tài năng của mình, Vũ Trọng Phụng đã khắc họa nên một bức tranh phản diện về xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Một gia đình với những đại diện tiêu biểu nhất, với mặt trái xấu xa nhất, giả tạo nhất đã được khắc họa thành công. Tác phẩm để lại tiếng vang lớn trong lòng người đọc bỏi các tình tiết khiến người ta phải nghĩ suy.
Bằng ngòi bút hiện thực của mình, Vũ Trọng Phụng không ngại ngần vạch ra những thói hư, tật xấu của một xã hội thối nát. Truyền thống, phong tục ma chay, thờ cúng, hiếu nghĩa đã bị lu mờ bởi lợi ích vật chất, con người thay đổi và sẵn sàng thay đổi vì lợi ích trước mắt, vì tài sản kếch xù mà cụ cố Tổ để lại. Tác phẩm đã đưa người đọc tới tình huống hài hước này tới tình huống hài hước khác mà không kém phần chua xót cho một xã hội.
Mong rằng, tài liệu trên có thể giúp các em hiểu sâu sắc hơn đoạn trích Hạnh phúc một tang gia trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay để tham khảo.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024180 - Xem thêm