OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc một tang gia

21/07/2017 996.53 KB 13764 lượt xem 123 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170721/359528551806_20170721_202406.pdf?r=8056
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nghệ thuật trong đoạn trích Hạnh Phúc một tang gia là một trong những kiến thức thú vị và trọng tâm của bài học Hạnh Phúc một tang gia. Để giúp các em củng cố kiến thức đã học, có thêm tư liệu về đề tài này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc một tang gia dưới đây. Chúc các em có thêm một tài liều hay và bổ ích.

 

 
 

 

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích nghệ thuật trào phúng  trong đoạn trích Hạnh Phúc một tang gia - Vũ Trọng Phụng, mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Thông qua bài giảng này giúp các em thấy được bản chất lố lăng đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đặc biệt là nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng được thể hiện một cách rõ nét và vô cùng độc đáo thông qua thái độ, tâm trạng của các nhân vật trong tang gia cũng như là cảnh đưa đám và hạ huyệt trong đám tang của cụ Cố tổ.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc một tang gia

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
  • Dẫn dắt và giới thiệu: nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Vị trí đoạn trích: chương XV của tiểu thuyết Số Đỏ
    • Nội dung chính của tác phẩm: phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đại bất hiếu đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thành thị bấy giờ.
  • Phân tích: Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thể hiện ở các phương diện: xây dựng tình huống trào phúng, vẽ các chân dung biếm hoạ, ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng.
    • Tình huống trào phúng thể hiện ngay từ nhan đề của đoạn trích (mâu thuẫn giữa hạnh phúc và tang gia, qua đó toát lên ý nghĩa châm biếm, tố cáo), thể hiện trong cảnh chuẩn bị cho đám tang và cảnh đưa đám.
    • Chân dung biếm hoạ: đó là chân dung đám đông (những người đến viếng đám tang chỉ để khoe bản thân, để "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau"); đó là những chân dung quay cận cảnh (cố Hồng, ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ, cô Tuyết,...) đã lột tả rõ những niềm "hạnh phúc" của mỗi người trong đám tang của cụ cố tổ.
    • Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng: cách tả người, tả cảnh, kể chuyện đầy ấn tượng và toát lên tiếng cười châm biếm mạnh mẽ. Chẳng hạn:
      • Cách dùng từ: cách gọi tên sự vật (lợn quay đi lọng, kèn bú dích, lốc bốc xoảng, Bấc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh,...); cách đặt tên nhân vật (Typn, Min Đơ, Min Toa, Phán dây thép (Phán mọc sừng), Xuân Tóc Đỏ,...); cách diễn đạt vừa vô lí, vừa có lí ("phải chết một cách bình tĩnh", "hai cái tội nhỏ, một cái ơn to",...).
      • Cách đật câu: có những câu văn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, nghịch lí, lộn sòng thật - giả, tốt - xấu như: "Bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ..." hoặc: "Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma".
      • Cách dựng đoạn: có những đoạn kết hợp đan xen miêu tả viễn cảnh ("Đám cứ đi...") với cận cảnh (đặc tả, phóng to những chi tiết về người, lễ vật, nhạc khí, những câu nói ý nhị với tất cả sự nhố nhăng, bát nháo, rởm đời ở gần cuối đoạn trích).
      • Giọng điệu trào phúng: Trong đoạn trích, bên cạnh việc tả thực một cách khách quan, lạnh lùng, nhà văn chúý xen vào những lời nhận xét, bình luận hài hước, những lối nói ngược thâm thuý như: "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu" hoặc: "Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm." hay: "Tang gia ai cũng vui vẻ cả". Nhiều đoạn văn có giọng hài hước sâu sắc, thú vị: "Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. Trong lúc gia đình nhốn nháo, thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" của cụ cố Hồng" hoặc: "Ông chỉ phiền nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải... Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa củaông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to... Làm thế nào? ông phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối".
  • Nhận xét:
    • Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích góp phần phê phán thói háo danh, hám lợi, thói hợm hĩnh, giả tạo, rởm đời, "vô nghĩa lí" và bao trùm là thói đạo đức giả. Toàn cảnh đám tang là một trò diễn lớn.
    • Tiếng cười trào phúng mỉa mai châm biếm bật lên không chỉ là sự phản ánh về thực tại xã hội mà ở đó bên trong giọng văn tưởng chứng như sắc lạnh của Vũ Trọng Phụng tả cảm thấy đâu đây sự chua xót, thương xót  của Vũ Trọng Phụng.

c. Kết bài

  • Cảm nhận, đánh giá nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích.
  • Nêu cảm nghĩ của cá nhân để mở rộng vấn đề

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc một tang gia

Gợi ý làm bài

Số đỏ là cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm đã phát huy cao độ tài năng châm biếm, đả kích sắc sảo của Vũ Trọng Phụng. Khối căm ghét của ông đối với xã hội thối nát không còn là một lời chửi rủa tuyệt vọng nữa mà nổ ra thành một trận cười sảng khoái, có sức công phá mạnh mẽ giữa những cái lố bịch, kệch cỡm của xã hội đương thời.

Dưới ngòi bút kì tài của Vũ Trọng Phụng, chương nào, đoạn nào cũng thú vị, hấp dẫn như một màn hài kịch trọn vẹn. Đặc biệt nhất là chương Hạnh phúc của một tang gia.

Ý nghĩa châm biếm gửi cả trong cái tên của chương truyện. Một gia đình có tang, thậm chí đại tang ắt phải tiếc thương, sầu não đến bực nào, ấy vậy mà lại hạnh phúc? Mới nghe có vẻ ngược đời nhưng suy ngẫm kĩ trong hoàn cảnh cụ thể của gia đình này thì điều ấy lại chận thực, hợp lí.

Ở đám tang cụ Tổ, ai cũng vui như tết, con cháu, cháu chắt, họ hàng thân thích, người quen biết… đều cho đây là một dịp may hiếm cổ để mình thỏa mãn một nguyện vọng, hay một ý đồ nào đó.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Mấy chi tiết đặc tả cảnh hạ huyệt càng mỉa mai, trào phúng. Nó được dàn dựng như một vở kịch mà bàn tay đạo diễn quá ư lộ liễu, trắng trợn. Cậu Tú Tân bắt từng người phải chông gậy, gục đầu, cong lưng, lau mắt… để cậu chụp ảnh, trong khi bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau. Chất bi hài của cảnh khiến người đọc cười ra nước mắt. Chỉ có một tiếng khóc lớn nhất bật lên là của ông Phán mọc sừng. Ông oặt người đi, khóc mãi không thôi và tiếng khóc của ông thật đặc biệt: “Hứt! Hứt! Hứt!…” Ông thương cho người đã khuất chăng? Không phải! Ông đang đóng kịch trước mặt mọi người. Thực ra ông ta rất mừng vì cụ Tổ chết và ông được chia phần khá nhiều, kể cả cái giá của bộ sừng mà vợ ông đã cắm lên đầu ông. Miệng khóc, tay ông dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ bạc năm đồng gấp làm tư để trả công hắn đã gọi ông là Phán mọc sừng trước người nhà vợ. Và cũng nhờ đó mà ông có thêm được món tiền lớn.

Qua chương Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng bộc lộ xuất sắc tài kể chuyện của mình. Bút pháp của Vũ Trọng Phụng giỏi ở chỗ phóng đại mà như không phóng đại, làm cho mọi việc đều như thật và hơn thật. Ông chú ý đến các mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất, khai thác triệt để nhằm gây nên những tràng cười có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Cảnh đám ma hiện ra như một màn hài kịch sinh động hay như một bức 

Trên đây là dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và bài văn mẫu gợi ý cho đề tài phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc một tang gia. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em củng cố phần nào những kiến thức về nghệ thuật cũng như nội dung của đoạn trích Hạnh phúc một tang gia. Chúc các em học tập tốt và có thêm tài liệu hay.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF