OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật


HOC247 xin giới thiệu với các em về nội dung của Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật trong chương trình SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức sẽ giúp các em tìm hiểu các kiến thức về dinh dưỡng như: Khái niệm, các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng, ứng dụng chế độ dinh dưỡng hợp lí để có cơ thể khỏe mạnh. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đay!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình dinh dưỡng

- Dinh dưỡng là quá trình lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn và tổng hợp thành chất sống của cơ thể.

- Bốn giai đoạn: Lấy thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng hoá các chất.

1.1.1. Lấy thức ăn

- Động vật lấy thức ăn từ môi trường sống theo 3 kiểu chính: ăn lọc, än hút và ăn thức ăn rắn.

+ Ăn lọc: Trai lọc thức ăn qua các tấm mang.

+ Ăn hút: Lấy thức ăn bằng cách hút dịch từ cơ thể động vật hoặc thực vật. Ví dụ: Muỗi cái dùng vòi chích lỗ, hút máu.

+ Ăn thức ăn rắn: Lấy thức ăn rắn kích cỡ khác nhau bằng nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ: Voi dùng vòi; Hồ cần cắt từng miếng thịt và nuốt.

1.1.2. Tiêu hóa thức ăn

- Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn thành các phân tử nhỏ để cơ thể hấp thụ.

- Động vật thể hiện nhiều hình thức tiêu hoá khác nhau:

+ Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá tiêu hoá nội bào.

+ Động vật có túi tiêu hoá tiêu hoá ngoại bào và nội bào.

+ Động vật có ống tiêu hoá tiêu hoá ngoại bào.

Các hình thức tiêu hóa thức ăn

Hình 1. Các hình thức tiêu hóa thức ăn

1.1.3. Hấp thụ chất dinh dưỡng

- Hấp thụ là quá trình các chất dinh dưỡng đi ra khỏi các cơ quan tiêu hoá vào hệ tuần hoàn  máu và hệ tuần hoàn bạch huyết.

- Hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non, với diện tích hấp thụ rất lớn do có nhiều nếp gấp, lông ruột và vi nhung mao.

- Các chất dinh dưỡng đơn giản được ruột non hấp thụ theo hai phương thức: Vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động.

Cấu tạo của ruột non, lông ruột và tế bào niêm mạc ruột

Hình 2. Cấu tạo của ruột non, lông ruột và tế bào niêm mạc ruột

1.1.4. Đồng hóa và sử dụng chất dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển đến tế bào của cơ thể, đồng hoá thành chất sống và cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.

1.2. Ứng dụng

1.2.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cuộc sống hiện đại đang thay đổi lối sống của con người, dẫn đến nhiều người ăn uống không khoa học và ít vận động, gây ra nhiều bệnh khác nhau như béo phì, suy dinh dưỡng, ... Để giúp cơ thể khoẻ mạnh, cần chọn một chế độ ăn uống khoa học đủ năng lượng và đủ các chất mà cơ thể cần, bao gồm cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng theo độ tuổi, giới tính và trạng thái sinh lí.

Tháp dinh dưỡng

Hình 3. Tháp dinh dưỡng

1.2.2. Vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống

Việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống có vai trò quan trọng: cung cấp chất dinh dưỡng, nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí y tế, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1.2.3. Các bệnh và tiêu hoá và cách phòng tránh

Có nhiều bệnh về tiêu hoá như tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư đại tràng, nguyên nhân rất khác nhau. Để tránh các bệnh này, cần ăn đủ chất, đảm bảo vệ sinh và tránh vận động ngay sau khi ăn.

- Quá trình dinh dưỡng gồm: Lấy thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ và đồng hoá các chất.

- Tiêu hoá nội bào là quá trình biến đổi thức ăn bên trong tế bào, tiêu hoá ngoại bào là quá trình biến đổi thức ăn bên ngoài tế bào.

- Trong túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào và nội bào; trong ống tiêu hoá, thức lăn được tiêu hoá ngoại bào.

- Chế độ ăn uống khoa học là chế độ ăn uống cân đối, đủ chất và đủ lượng.

- Sử dụng thực phẩm sạch đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh, tránh mắc bệnh.

- Các bệnh về tiêu hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn uống không đúng cách, chế độ ăn uống không cân đối, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ... Tuỳ từng loại bệnh mà có cách phòng tránh phù hợp.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu khái niệm về dinh dưỡng?

 

Hướng dẫn giải

Dinh dưỡng là quá trình lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn và tổng hợp thành chất sống của cơ thể. Qúa trình dinh dưỡng bao gồm bốn giai đoạn: Lấy thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng hoá các chất.

 

Bài 2: Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể chúng ta cần áp dụng chế độ ăn uống ra sao?

 

Hướng dẫn giải

Con người trong cuộc sống ngày nay đang rất ưu chuộng thực phẩm nhanh, nhưng những loại thực phẩm đó không tốt cho sức khỏe của con người. Để giúp cơ thể khỏe mạnh, mỗi người cần biết lựa chọn một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể: 

- Đủ năng lượng: Chế độ ăn uống đủ năng lượng là chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí (mang thai, cho con bú, ...).

- Đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng: Cơ thể người cần được cung cấp đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất và nước) đặc biệt là những chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời đảm bảo đủ khối lượng mỗi chất dinh dưỡng.

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được quá trình dinh dưỡng gồm: lấy thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ và đồng hoá các chất.

- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được các hình thúc tiêu hoá ở động vật.

- Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng trong xây dựng chế độ ăn uống và các biện pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái của cơ thể.

- Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống con người.

- Thực hiện tìm hiểu được các bệnh về tiêu hoá ở người và các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh.

- Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hoá để phòng các bệnh về tiêu hoá.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 46 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 50 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 50 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 50 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 52 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 52 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 52 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 53 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 53 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 8 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF