OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật


Hệ tuần hoàn của động vật gồm những dạng nào? Cấu tạo của hệ tuần hoàn ở động vật gồm những bộ phận nào? Việc lạm dụng rượu, bia đối với tim mạch và sức khoẻ có tác hại như thế nào? Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung Bài 10: Tuần hoàn ở động vật trong chương trình SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức để có thể trả lời các hỏi trên!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát hệ tuần hoàn

- Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ các bộ phận sau:

+ Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.

+ Tim: là một bơm hút và đầy máu chảy trong hệ thống mạch máu.

+ Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

- Chức năng của hệ tuần hoàn là: Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể.

1.2. Các dạng hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn ở động vật bao gồm các dạng sau:

1.2.1. Hệ tuần hoàn hở

- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mà, gọi chung là máu.

+ Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

Hệ tuần hoàn hở

Hình 1. Hệ tuần hoàn hở

1.2.2. Hệ tuần hoàn kín

- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn kín bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

+ Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô. 

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh.

Hệ tuần hoàn đơn ở Cá xương (a) và hệ tuần hoàn kép ở Thú (b)

Hình 2. Hệ tuần hoàn đơn ở Cá xương (a) và hệ tuần hoàn kép ở Thú (b)

1.3. Cấu tạo và hoạt động của tim

1.3.1. Cấu tạo tim

Tim người có 4 buồng, 2 buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch gọi là tâm nhĩ, hai buồng lớn hơn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.

Cấu tạo tìm người và Thú

Hình 3. Cấu tạo tìm người và Thú

1.3.2. Hoạt động của tim

- Tim có khả năng tự có nhịp đánh đều được gọi là tính tự động của tim.

- Tim co và dãn nhịp nhàng theo chu kỳ, gồm hai pha: tâm thu và tâm trương. Mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

1.4. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch

1.4.1. Cấu tạo của hệ mạch

- Các động mạch và tĩnh mạch từ lớn đến nhỏ đều được cấu tạo từ ba lớp. Các tĩnh mạch lớn ở chân có van cho máu đi theo một chiều từ chân về tim.

- Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô.

Cấu tạo động mạch và tĩnh mạch

Hình 4. Cấu tạo động mạch và tĩnh mạch

1.4.2. Hoạt động của hệ mạch

Hệ mạch hoạt động bao gồm các quá trình: Huyết áp, vận tốc máu, trao đổi chất ở mao mạch

1.5. Điều hòa hoạt động tim mạch

Hoạt động tim mạch được điều hòa qua 2 cơ chế: cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

Sơ đồ điều hoà thần kinh và thể dịch đối với tuần hoàn máu

Hình 5. Sơ đồ điều hoà thần kinh và thể dịch đối với tuần hoàn máu

1.6. Ứng dụng

1.6.1. Lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đối với hệ tuần hoàn

- Cơ tim phát triển, tăng thể tích tâm thu và giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi.

- Mạch máu bền hơn, tăng khả năng điều chỉnh huyết áp và cung cấp O2.

- Người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có lưu lượng tim cao hơn khi lao động nặng.

1.6.2. Tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với tim mạch và sức khoẻ

- Làm tăng huyết áp, gây suy yếu cơ tim, rối loạn nhịp tim và tổn thương mạch máu.

- Gây trì trệ hoạt động thần kinh, não mất đi sự linh hoạt vốn có.

1.6.3. Bệnh về hệ tuần hoàn 

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, có bệnh do di truyền, bẩm sinh và có bệnh do lối sống như bệnh xơ vữa mạch máu.

- Hệ tuần hoàn gồm các dạng: tuần hoàn hở, tuần hoàn kín (tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép).

- Tim co dãn tự động là do hệ dẫn truyền tim. Tìm co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.

- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo từ ba lớp: lớp tế bào biểu mô dẹt, lớp sợi cơ trơn, sợi đàn hồi và lớp mô liên kết. Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt. Ở hệ tuần hoàn kín, trao đổi chất giữa máu và tế bào thực hiện qua dịch mô.

- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch máu. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch.

- Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu.

- Hoạt động tim mạch được điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

- Lạm dụng rượu, bia gây hậu quả xấu đối với hệ tim mạch và sức khoẻ.

- Thể dục, thể thao giúp hệ tuần hoàn khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Hệ tuần hoàn của động vật có những dạng nào?

 

Hướng dẫn giải

Hệ tuần hoàn gồm các dạng: tuần hoàn hở, tuần hoàn kín (tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép).

 

Bài 2: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

 

Hướng dẫn giải

Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở: Máu xuất phát từ tim → qua hệ thống động mạch → tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu - nước mô → Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu - nước mô chui vào → tĩnh mạch → để về tim.

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được khái quát, hệ vận chuyển trong cơ thế động vật, các dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật, khác nhau.

- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt, được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, mô tả được cấu tạo và hoạt động cửa hệ mạch và quá trình vận chuyến máu trong hệ mạch.

- Trình bày được cấu tạo, hoạt, động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim.

- Nêu được hoạt động tim mạch được điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

- Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với súc khoẻ của con người, đặc biệt là hệ tim mạch. Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.

- Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn. Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)
    • B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…
    • C. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài
    • D. Tất cả các phương án còn lại
    • A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
    • B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
    • C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
    • D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His
    • A. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
    • B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng
    • C. Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn
    • D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 61 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 63 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 63 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 64 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 64 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục V trang 67 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 67 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 67 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục VI trang 67 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 68 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 68 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 68 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 68 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 4 trang 68 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 10 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF