OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Nội dung bài giảng Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng thuộc sách Kết nối tri thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây nhằm giúp các em thực hành tìm hiểu một tác phẩm truyện ngắn cụ thể, đồng thời hiểu được biểu tượng của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả O Hen-ri

a. Cuộc đời:

- Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter.

- Quê quán: là nhà văn người Mĩ.

- Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi

- Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó.

Nhà văn O Hen-ri

Nhà văn O Hen-ri (1862-1910)

 

b. Sự nghiệp sáng tác

- Khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn chuyên viết truyện ngắn.

- Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ…

- Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả.

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Chiếc lá cuối cùng thuộc thể loại truyện ngắn.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Chiếc lá cuối cùng là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn trích này nằm ở phần cuối truyện.

c. Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...kiểu Hà Lan): Giôn-xi đợi cái chết.

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...vịnh Na-plơ): Giôn-xi vượt qua cái chết.

- Phần 3 (Còn lại): Bí mật của chiếc lá cuối cùng.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể về câu chuyện tại một khu nhà trọ có hai cô họa sĩ trẻ tên là Xiu và Giôn-xi, ở cùng khu nhà với họ là cụ họa sĩ già tên là Bơ-men. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng, cô phó mặc cuộc đời vào những chiếc lá thường xuân bên bức tường đối diện cửa sổ. Xiu thương em, ngày ngày chăm sóc, động viên Giôn-xi cố gắng. Biết được suy nghĩ tiêu cực đó, cụ Bơ-men đã không mang cơ bão tuyết mà vẽ chiếc lá trong đêm. Nhờ chiếc lá ấy mà Giôn-xi lấy lại được tinh thần, cô như từ cõi chết trở về. Cũng khi đó, cụ Bơ-men đã qua đời vì sưng phổi. Chiếc lá chính là kiệt tác để đời của cụ đã giúp cứu mạng cô gái tưởng chừng đã không còn tha thiết cuộc sống.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Nhân vật Giôn-xi

- Giôn-xi là một họa sĩ nghèo mắc bệnh sưng phổi.

- Khi bị bệnh, cô đã vô cùng tuyệt vọng:

+ Mở to cặp mắt thẫn thờ và thều thào ra lệnh.

+ Những từ láy tượng hình tượng thanh thể hiện sự yếu ớt, cạn kiệt của Giôn-xi.

+ Suy nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô sẽ chết.

=> Nhận xét: Tinh thần suy sụp, mất hết niềm tin, nghị lực, tâm trạng buông xuôi, tuyệt vọng.

Chiếc lá thường xuân cuối cùng đã làm thay đổi suy nghĩ tuyệt vọng của Giôn-xi

Chiếc lá thường xuân cuối cùng đã làm thay đổi tâm trạng tuyệt vọng của Giôn-xi

- Thái độ của Giôn-xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng:

+ Tự thấy mình là hư.

+ Muốn ăn cháo, uống nước, muốn soi gương và muốn vẽ.

+ Tâm trạng hoàn toàn thay đổi, cô thoát khỏi cái chết, có tình yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật.

- Sự dai dẳng của chiếc lá chính là nguồn gốc hồi sinh tâm trạng của Giôn-xi.

=> Nhận xét: Con người cần phải có niềm tin, nghị lực để chiến thắng bệnh tật và vượt lên chính mình

1.2.2. Nhân vật Xiu

- Xiu là một cô gái có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, có sự đồng cảm sâu sắc và yêu thương bạn như người thân ruột thịt:

+ Khi Giôn-xi bị bệnh: Lo lắng, luôn động viên, chăm sóc Giôn-xi.

+ Xiu sợ khi chỉ còn 1 chiếc lá thường xuân cuối cùng còn bám lại trên tường Khi Giôn-xi bảo kéo màn ”cô làm theo cô làm theo một cách chán nản”.

- Xiu kể về cái chết của cụ Bơ-men bằng một giọng cảm động và chân thành còn có cả sự biết ơn khôn xiết: Thể hiện sự kính trọng, thương nhớ, khâm phục cụ Bơ-men.

1.2.3. Nhân vật cụ Bơ-men

- Là một họa sĩ già, nghèo, chưa có thành đạt trên con đường nghệ thuật, mơ ước vẽ được kiệt tác.

- Quan tâm, yêu quí các đồng nghiệp trẻ.

- Là người có đức hi sinh thầm lặng cao cả, quên mình vì người khác.

- Tạo ra kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu lấy Giôn-xi: Khi biết tâm trạng chán nản của Giôn-xi, cụ lẳng lặng vẽ chiếc lá thường xuân trên tường trong đêm gió tuyết để nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi.

=> Nhận xét: Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ men được tạo ra từ nghệ thuật chân chính, hướng đến con người và vì con người.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ.

- Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật.

- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.

- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Hãy liệt kê các chi tiết cho thấy tấm lòng và hành động cao cả của nhân vật cụ Bơ-men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

 

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết cho thấy tấm lòng và hành động cao cả của nhân vật cụ Bơ-men:

- Khi nghe đến câu chuyện về chiếc lá thường xuân cuối cùng, cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ.

- Trong đêm giông bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để tiếp thêm động lực cho Giôn-xi.

- Nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nhằm muốn tạo sự bất ngờ cho câu chuyện.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng, các em cần:

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

Soạn bài Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng
  • Soạn bài tóm tắt Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng

Hỏi đáp bài Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Chiếc lá cuối cùng

Qua tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, tác giả ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Đồng thời tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF