OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều


Mời các em cùng tham khảo bài giảng Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) Ngữ văn 7 Cánh Diều đã được HỌC247 biên soạn nhằm tiếp mở rộng kiến thức về tục ngữ. Bên cạnh đó, các câu hỏi minh hoạ có lời giải chi tiết sẽ giúp các em trau dồi kĩ năng phân tích nội dung, ý nghĩa các câu tục ngữ đã học. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Thể loại: 

- Tục ngữ

b. Tóm tắt tác phẩm

- Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Câu tục ngữ số 1

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

1.2.2. Câu tục ngữ số 2

Nhất thì, nhì thục

- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

1.2.3. Câu tục ngữ số 3

Mống đông vồng tây chẳng mưa dây cũng bão giật

Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:

- Mống cao gió táp, mống áp mưa rào

- Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa

- Mống bên đông, vồng bên tây,

  Chẳng mưa dây thì bão giật

1.2.4. Câu tục ngữ số 4

Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông

Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.

1.2.5. Câu tục ngữ số 5

Đói cho sạch, rách cho thơm

- Nghĩa đen khuyên ta dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ, dù quần áo rách cũng phải giữ gìn cho thơm tho.

- Nghĩa bóng, chính là nghĩa được tổng kết, nâng tầm lên từ nghĩa đen, từ những hiện tượng được nhắc đến trực tiếp trong văn bản: Con người dù nghèo khổ, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, gìn giữ phẩm cách của mình.

⇒ Lời tự răn mình cũng như răn người khác phải biết vượt lên hoàn cảnh khó khăn để giữ gìn phẩm chất, nhân cách của mình như loài hoa sen “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

1.2.6. Câu tục ngữ số 6

Chết trong hơn sống đục

- Chết trong: Chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại.

- Sống đục: Sống một cách nhục nhã, hèn hạ.

→ Đây là câu tục ngữ thể hiện lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người.

- Lối sống cao đẹp này trong quá khứ và hiện tại.

- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giáo dục nhân cách tốt đẹp

1.2.7. Câu tục ngữ số 7

Có công mài sắt, có ngày nên kim

- Nghĩa đen: Từ thanh sắt to có thể rèn thành một cây kim nhỏ bé.

- Nghĩa bóng: Đức tính kiên trì trong cuộc sống.

→ Một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta. Phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn.

1.2.8. Câu tục ngữ số 8

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Khi được hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải ghi nhớ, biết ơn công lao của người đã gây dựng nên nó.

- Là bài học về thái độ sống chung thủy, có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong cuộc sống. Khi làm được điều đó, chúng ta sẽ là những con người có nhân cách, trọng tình nghĩa, xứng đáng nhận sự yêu thương và giúp đỡ của mọi người.

- Áp dụng để khuyên răn mỗi người trong cách đối xử với thầy cô, bố mẹ…

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2), SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều, phân tích một câu tục ngữ mà em thích nhất.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

- Chọn câu tục ngữ mà em thấy yêu thích nhất

- Kết hợp tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ trên sách báo và trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để viết bài

- Chẳng hạn câu tục ngữ 

Câu tục ngữ gồm hai vế, sóng đôi bổ sung ý nghĩa cho nhau

+ Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua

+ Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh

Lời giải chi tiết:

Phân tích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của cha ông ta có rất nhiều câu nói mang ý nghĩa răn dạy lối sống lành mạnh để ngày càng hoàn thiện bản thân mình. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện rõ nét lối sống mà con người cần hướng tới đó.

Cha ông ta lấy bối cảnh nghèo khó của xã hội để thử thách lòng người. Câu tục ngữ gồm hai vế, sóng đôi bổ sung ý nghĩa cho nhau. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ muốn nói đến những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Mặc dù đói nghèo thì việc ăn uống cũng cần phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, không nên ăn thức ăn bẩn, ôi thiu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Nhà dù có nghèo, quần áo dù có rách rưới thì ít nhất cũng cần phải giữ cho luôn sạch sẽ, thơm tho. Đây là lối sống đẹp đẽ. Xét về nghĩa bóng thì ý câu tục ngữ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có sống trong bần hàn, nghèo khổ thì cũng phải luôn giữ cho lương tâm mình trong sạch. Đây là lối sống cần phải trân trọng và rèn luyện hằng ngày. Điều kiện vật chất là rất cần thiết nhưng cũng không nên vì “tiền”, vì “danh lợi” mà đánh mất đi nhân phẩm của mình. Điều này thật không nên và nó ảnh hưởng đến cốt cách của mỗi con người.

Để giữ cho bản thân mình trong sạch, không bị vướng bẩn khi xung quanh có nhiều kẻ muốn dụ dỗ, lôi kéo bạn vào những con đường mờ ám. Bản lĩnh của bạn là phải vượt qua được những cám dỗ, lôi kéo ấy. Nhân cách con người không thể bị đánh mất bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài. Trong thực tế, có nhiều gia đình nghèo và thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn được người khác ngưỡng mộ và khâm phục. Đó chính là vì họ có được một nhân cách đang được tôn trọng. Dù nghèo, dù đói nhưng tấm lòng sạch trong và đáng kính.

Chúng ta bắt gặp rất nhiều người trong những tác phẩm như Lão Hạc, Làng, Chị Dậu. Họ là những con người bần hàn, bị đẩy đến tận cùng của xã hội nhưng tấm lòng của họ, chữ tâm của họ vẫn luôn khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục.

Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn chính là việc nhiều người vì thiếu thốn vật chất mà dẫn đến những hành động sai trái, đi ngược với lương tâm và nhân cách của bản thân mình. Khi đã có suy nghĩ tiêu cực thì sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến bản thân và cả xã hội.

Mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội, việc sống lành mạnh, không hổ thẹn với lương tâm sẽ tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này sẽ khiến cho bản thân có thể hoàn thiện mình, vừa trở thành một người có ích, đóng góp sức lực vào xây dựng đất nước. Bản thân học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần nhìn nhận bản thân mình cần trở thành một học trò chăm ngoan, học giỏi, không chạy theo bệnh thành tích.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời nhắn nhủ của cha ông ta đối với con người. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân, đừng để cái xấu xa dụ dỗ, lôi kéo, như thế mỗi người sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội hơn.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2), các em cần:

+ Hiểu được nội dung của các câu tục ngữ

+ Viết bài văn phân tích được ý nghĩa của các câu tục ngữ

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) là văn bản đúc kết những kinh nghiệm quý báu của ông cha ta trong quá trình lao động, sản xuất. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) là những bài học bổ ích mang tính chất chủ quan dựa trên quan sát của người xưa về thời tiết, cách ứng xử con người trong xã hội. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF