OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 9 - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều


Bài giảng Ngữ văn 7 bài Thực hành tiếng Việt trang 9 SGK Cánh Diều được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em kiến thức cần nhớ về khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh. Đồng thời, các bài tập minh họa giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu kiến thức mới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Biện pháp tu từ nói quá

- Nói quá (khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ: Bằng biện pháp nói quá thể hiện qua các thành ngữ Rán sành ra mỡ, Vắt cố chày ra nước, tác giả dân gian đã làm rõ mức độ của thói keo kiệt, bủn xỉn; đồng thời, thể hiện thái độ phê phán đối với thói xấu này: không ai có thể rán được sành (loại đồ đất nung già) ra mỡ, cũng không ai có thể vắt được cổ cái chày gỗ ra nước. Chắt bóp đến mức như vậy thì quá keo kiệt, keo kiệt đến mức không tưởng tượng được.

1.2. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

- Nói giảm - nói tránh (nhã ngữ) là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ, trong câu: “Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình." (Nguyễn Khải), cụm từ bỏ đi là cách nói giảm – nói tránh để biểu thị cái chết của nhân vật đứa con. Cách nói giảm - nói tránh ở câu này nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn khi nói về nỗi đau của người mẹ (nhân vật chị) trước việc mất người thân.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:

a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Hướng dẫn giải:

Vận dụng lí thuyết về nói giảm nói tránh, kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. 

- Biện pháp nói giảm nói tránh sử dụng trong cụm từ “nhắm mắt”. Từ ngữ “nhắm mắt” sử dụng thay cho từ “chết”.

=> Tác dụng: cách nói trên nhằm thể hiện cách nói chuyện tế nhị, tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ khi Dế Choắt nói về cái chết sắp tới của mình.

- Biện pháp tu từ liệt kê: liệt kê những tính xấu của Dế Mèn “có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ”.

=> Tác dụng: phép liệt kê trên nhằm nhấn mạnh những thói xấu trong tính cách của Dế Mèn, chính những thói xấu ấy đã gây nên nhiều tai họa.

- Biện pháp tu từ điệp từ: điệp từ “có”.

=> Tác dụng: phép điệp từ nhằm làm cho câu văn có nhịp điệu, nhấn mạnh những thói xấu của Dế Mèn.

b. 

- Biện pháp nói giảm nói tránh sử dụng trong cụm từ “nghèo sức”. Từ ngữ “nghèo sức” sử dụng thay cho từ “cơ thể yếu ớt”.

=> Tác dụng: cách nói trên nhằm thể hiện cách nói chuyện tế nhị của một người đang nói chuyện với người khác một cách lịch sự.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 9, các em cần:

+ Ôn tập lại kiến thức về biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh

+ Vận dụng giải bài tập về biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 9 Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 9 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh, từ đó áp dụng vào các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 9 Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF