OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 72 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Để bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian, sự liên tiếp, mức độ,...của sự việc, sự vật trong câu văn các em có thể sử dụng phó từ. Bài học Thực hành tiếng Việt trang 72 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em nhận biết và phân loại các loại phó từ, từ đó áp dụng vào viết văn để nội dung biểu đạt được rõ ràng hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm phó từ

Phó từ gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

Ví dụ:

- Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đã, từng, đang, chưa…

- Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: rất, lắm, hơi, khá…

Lưu ý:

- Phó từ là một loại hư từ nên không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động, tính chất. Còn danh từ, động từ, tính từ có chức năng gọi tên các sự vật, hành động và tính chất nên được gọi là thực từ.

- Phó từ chỉ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ nhưng không thể đi kèm với danh từ.

Ví dụ:

- “Đang đi/ Sẽ học/Luôn tốt” => Các phó từ “đang, sẽ, luôn” đi kèm với động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho các từ động từ “đi, học” tính từ “tốt”

- Không thể đi kèm với các danh từ như “Đang học sinh/Sẽ giáo viên/Luôn công nhân”

1.2. Phân loại phó từ

Phó từ được phân chia thành hai nhóm:

- Phó từ đi kèm danh từ: Phó từ làm thành tố phụ trước cho danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng của sự vật. Đó là các từ: những, các, mọi, mỗi, tùng,...

Ví dụ: Những bức vẽ ấy nhiều lắm. Phó từ những trước danh từ bức vẽ chỉ số lượng.

- Phó từ đi kèm động từ, tính từ: Phó từ làm thành tố phụ trước hoặc sau cho động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa liên quan đến hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở động từ hoặc tính từ (quan hệ thời gian, sự tiếp diện tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến, mức độ, kết quả,..).

Ví dụ:

(1) Hãy nhìn tôi đây! Phó từ hãy trước động từ nhìn chỉ sự cầu khiến, mệnh lệnh.

(2) Em thông minh lắm. Phó từ lắm sau tính từ thông minh chỉ mức độ.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Tìm và phân tích tác dụng của các phó từ trong các câu sau:

a. Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.

b. Đừng đi vào khu vực trên, nơi đó bị cấm.

c. Trời vẫn mưa lớn, nước đang lên nhanh.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào cách nhận biết và các loại phó từ để xác định

- Chú ý tác dụng của từng loại phó từ, gắn phó từ vào bối cảnh câu văn

Lời giải chi tiết:

a. Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.

-->“rất chăm chỉ” cụm từ chứa phó từ rất, phó từ đứng trước tính từ nhấn mạnh mức độ chăm chỉ.

b. Đừng đi vào khu vực trên, nơi đó bị cấm.

-->“đừng đi”, phó từ đừng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến người khác không đi vào khu vực trên.

c. Trời vẫn mưa lớn, nước đang lên nhanh.

-->“vẫn mưa” với phó từ vẫn đứng trước động từ mưa chỉ sự tiếp diễn của mưa.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 72, các em cần:

+ Nắm được các đặc điểm của phó từ

+ Phân loại các loại phó từ và nêu tác dụng của chúng

+ Áp dụng vào giải bài tập và viết câu văn sử dụng linh hoạt phó từ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 72 sẽ giúp các em nhận biết, phân loại các phó từ và áp dụng vào giải bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 72 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF