OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Củng cố, mở rộng Bài 3 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Trong Bài 3: Cội nguồn yêu thương, các em đã được học nhiều tác phẩm với sự thay đổi kiểu người kể chuyện đa dạng, từ đó có cách nhìn và đánh giá riêng với từng bài, đồng thời nắm được các yêu cầu, quy trình viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài học Củng cố, mở rộng Bài 3 thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em hệ thống hóa các kiến thức trên và vận dụng giải các bài tập. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại kiến thức thay đổi kiểu người kể chuyện

- Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau.

- Có tác phẩm sử dụng hai, ba người kể chuyện ngôi thứ nhất, có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

- Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.

1.2. Ôn tập cách viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

1.2.1. Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.

- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.

- Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

1.2.2. Các bước viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Trước khi viết

a. Lựa chọn nhân vật trong một tác phẩm văn học

Lựa chọn nhân vật em yêu thích trong một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. Có thể liệt kê danh sách nhân vật yêu thích và lựa chọn nhân vật em ấn tượng nhất.

b. Tìm ý

- Để tìm ý cho bài viết, em cần tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nahan vật và đưa ra những suy luận về đặc điểm nhân vật đó:

- Khi tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nhân vật, em cần chú ý:

+ Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

+ Đặc điểm nhân vật được nhà văn thể hiện gián tiếp qua: các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật, các chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của nhân vật…

Hồ sơ nhân vật:…

Cách miêu tả nhân vật

Chi tiết trong tác phẩm

Suy luận của em về nhân vật

  Ngoại hình

 

 

  Hành động

 

 

  Ngôn ngữ

 

 

  Nội tâm

 

 

  Mối quan hệ với các nhân vật khác

 

 

  Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

 

 

 c. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật, nêu khái quát ấn tượng về nhân vật

- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật vật của nhà văn:

+ Ý 1

+ Ý 2

+ Ý 3

- Kết bài: Nếu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Viết bài

Khi viết bài cần lưu ý:

- Để những nhận xét về nhân vật thuyế phục và có giá trị, cần dựa trên nhưng sự việc, chi tiết liên quan đến nahan vật trong tác phẩm.

- Cần nhìn nhận, phân tích nhân vật từ nhiều góc độ, trong một chỉnh thể trọn vẹn để có những nhận xét, đánh giá toàn diện, thuyết phục.

- Phân tích nhân vật một cách cụ thể, chi tiết. Không nên nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách chung chung. Cần đưa ra các bằng chứng trong tác phẩm để làm căn cứ cho những nhận xét, suy luận về đặc điểm nhân vật.

Chỉnh sửa bài viết

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học

Nếu chưa giới thiệu được nhân vật, hãy viết một vài câu giới thiệu nhân vật em sẽ phân tích

Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm

Gạch dưới những nhận xét, đánh gía của em về nhân vật. Nếu chưa đầy đủ, cần bổ sung

Vẽ đường lượn dưới các bằng chứng được trích dẫn từ tác phẩm. Nếu chwua có hoặc chưa thuyết phục thì cần bổ sung

Nhận xét, đánh gía được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn

Đánh dấu những câu văn nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần viết thêm

Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật

Đánh dấu câu văn nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật. Nếu chưa có, hãy viết một vài câu nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật

Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt. Chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Đọc lại văn bản Người thầy đầu tiên của Ai-tơ-ma-tốp SGK Ngữ văn 7 Tập 1 - Kết Nối Tri Thức, viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Người thầy đầu tiên của Ai-tơ-ma-tốp, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 - Kết Nối Tri Thức

- Dựa vào nội dung Ôn tập cách viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

- Tìm trong tác phẩm những đặc điểm nhân vật An-tư-nai và phân tích

Lời giải chi tiết: 

Qua văn bản “Người thầy đầu tiên”, người đọc có thể nhận thấy nhờ có thầy Đuy-sen mà cuộc đời của An-tư-nai thay đổi. Cô từ một cô bé mồ côi không biết chữ ở một vùng quê nghèo đói, lạc hậu. Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi, từ một cô bé mồ côi không biết chữ, ở một vùng quê nghèo khó, lạc hậu, từng bị người thím độc ác bán đi,... An-tư-nai đã có được cơ hội lên thành phố học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Có lẽ vì tấm lòng nhân hậu, những ý nghĩ tốt bụng và những ước mơ của thầy Đuy-sen về tương lai cô và những đứa đã khiến cô yêu quý thầy. Sự ngưỡng mộ và biết ơn đã làm An-tư-nai ước thầy là anh ruột của mình. Tình cảm ấy đã sâu nặng và thân thương như ruột thịt.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 3, các em cần:

+ Nắm được ý nghĩa của việc thay đổi kiểu người kể chuyện

+ Nắm được quy trình và yêu cầu khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

+ Vận dụng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học cụ thể

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 3 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 3 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 3: Cội nguồn yêu thương. Từ đó, các em có thể vận dụng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 3 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF