OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 108 - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

Banner-Video

Để học tốt bài Thực hành tiếng Việt trang 108, HỌC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới nhằm hướng dẫn giải chi tiết hệ thống câu hỏi sách giáo khoa tìm hiểu các cách mở rộng trạng ngữ. Đồng thời bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 108 - CD sẽ giúp các em củng cố bài học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức trạng ngữ

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện,...

- Xét về mặt cấu tạo, câu gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy vậy, không phải lúc nào câu cũng chỉ có hai thành phần chính mà câu còn có cả những thành phần phụ. Thành phần phụ quan trọng nhất của câu là trạng ngữ.

1.2. Cách mở rộng trạng ngữ

Việc mở rộng trạng ngữ thường được thực hiện bằng một trong hai cách sau:

- Dùng từ hoặc cụm từ chính phụ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) bổ sung cho từ làm trạng ngữ.

Ví dụ: “Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm.” (Đoàn Giỏi); “Trong chuyến đi về Hà Tĩnh, quan Phó bảng Sắc lưu lại huyện Đức Thọ một thời gian.” (Sơn Tùng)

- Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm trạng ngữ hoặc trực tiếp cấu tạo trạng ngữ. 

Ví dụ: “Khi tôi cầm lọ muối lên thì thấy chú đã ngồi xổm xuống cạnh bếp.” (Đoàn Giỏi); “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá” (Tạ Duy Anh)

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 108 Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

Câu 1: Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.

a. Với hai lần bật cung liên tiếp, chú đã bắn gục hai tên địch. (Bùi Hồng)

b. Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. (Phí Trường Giang)

c. Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần , sàng. (Hội thi thổi cơm)

Trả lời:

Câu

Trạng ngữ

Danh từ trung tâm

Thành tố phụ

a

Với hai lần bật cung liên tiếp

Cung

với hai lần

b

Sau nghi lễ bái tổ

nghi lễ bái tổ

sau

c

Sau hồi trống lệnh

hồi trống lệnh

sau

Câu 2: 

Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ - vị trong mỗi cụm danh từ đó.

a. Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. (Thạch Sanh)

b. Mỗi khi xuân về, những vùng quê trên đất Bắc Giang lại rộn ràng tiếng trống vật. (Phí Trường Giang)

c. Khi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật “mình trần đóng khố”, chân quỳ vai sách, hai tay chắp sườn. (Phí Trường Giang)

Trả lời:

Câu

Trạng ngữ

Danh từ trung tâm

Thành tố phụ là cụm chủ vị

a

từ ngày công chúa bị mất tích

Công chúa

Công chúa/bị mất tích

b

Mỗi khi xuân về

Xuân

Xuân/ về

c

Khi tiếng trống chầu vang lên

Tiếng trống chầu

tiếng trống chầu/ vang lên

Câu 3: Tìm trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.

a. Tôi cũng đỡ phần nào áy náy vì chắc Trũi được vô sự. (Tô Hoài)

b. Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong. (Véc – nơ)

c. Khi ấy, nhất thiết hai đô phải dừng trận đấu để cụ cầm chầu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc (Phí Trường Giang)

Trả lời:

a)

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: vì chắc Trũi được vô sự

- Kết từ: vì

b)

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: tàu đang đỗ ở chỗ nước trong

- Kết từ: vì

c)

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: cụ cầm chầu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc

- Kết từ: để

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ - vị.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Khi em đọc bài Ca Huế, em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn. Tác giả bài viết đã giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc của ca Huế, cả về những quy định, luật lệ của ca Huế và những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Và chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế.

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: Khi em đọc bài ca Huế.

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn có sử dụng cụm chủ - vị để mở rộng câu ở thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ về mùa xuân.

Trả lời:

Vào mùa xuân, cảnh vật như vừa lấy lại sức sống mới,k hí trời se lạnh, gió thổi man mác. Từng đợt gió nhẹ thoảng qua, cành lá khẽ lung lay để lộ ra những giọt sương long lanh huyền ảo. Mặt trời vừa mới nhô lên tỏa ánh nắng sưởi ấm vạn vật. Chim hót ríu rít đón chào ngày mới. Trong vườn, chị Hồng chợt tỉnh giấc rồi hòa vào đám bạn đang đua nhau khoe sắc. Các chú bướm bay rập rờn cùng bầy ong thợ chăm chỉ hút mật làm cho khu vườn thêm nhộn nhịp. Những bông hoa mai vàng thắm bừng nở báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến. Khung cảnh khu vườn như một bức tranh thiên nhiên rực rỡ được họa sĩ nào đó vẽ lên.
+ Khi mùa xuân về trên quê hương, / cảnh vật//  như vừa lấy lại sức sống mới ,khí trời /se lạnh, gió thổi man mác.
     TN                                                              C                     V                                        C                   V
Trong đó Khi mùa xuân / về trên quê hương

                        CN                      VN

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 108 Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

 

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF