OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Hội thi thổi cơm - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

Banner-Video

Văn bản Hội thi thổi cơm đã mang đến cho người đọc những thông tin hữu ích về quy tắc và cách thức thực hiện hội thi thổi cơm. Để hiểu hơn về văn bản này, HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Hội thi thổi cơm thuộc sách Cánh Diều dưới đây. Bài giảng Hội thi thổi cơm - CD sẽ hỗ trợ các em nắm vững nội dung trọng tâm của tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản đã trình bày những nét đặc trưng riêng biệt của hội thi nấu cơm trên từng vùng miền. Đồng thời thể hiện sự tự hào về phong tục văn hóa truyền thống đa dạng của đất nước Việt Nam.

1.2. Nghệ thuật

- Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.

- Nội dung cô đọng, ngắn gọn.

- Ngôn từ trong sáng, giản dị.

2. Soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: 

- Đọc trước văn bản Hội thi thổi cơm, tìm hiểu thêm thông tin (qua sách, báo, internet, thực tế,…) về các hội thi dân gian khác trong đời sống.

- Kể tên một số hội thi dân gian và hiện đại mà em biết. Tìm hiểu tại sao lại phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi

Trả lời:

- Một số hội thi dân gian khác trong đời sống: kéo co, đập niêu, chơi cờ người, hội thi sang tác thơ văn…

- Cần phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi vì để đảm bảo tính công bằng trong các trò chơi.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Tại sao đoạn mở đầu được in đậm? Nội dung chính của đoạn này là gì?

Trả lời:

- Đoạn mở đầu được in đậm vì đó là sapo của bài viết đặ ở ngay dưới nhan đề nhằm thu hút người đọc.

- Nôi dung chính là giới thiệu về hội thi thổi cơm.

Câu 2: Bức ảnh minh họa cho nội dung gì?

Trả lời:

Bức ảnh minh họa cho hội thi thổi cơm ở hội Thị Cấm ( Từ Liêm – Hà Nội).

Câu 3: Chú ý các tiêu đề nhỏ được in đậm .

Trả lời:

Các tiêu đề nhỏ được in đậm giới thiệu về các địa phương có hội thi thổi cơm đặc sắc.

Câu 4: Chú ý quy định trong mỗi bước.

Trả lời:

Quy định trong mỗi bước của cuộc thi:

- Bước 1: thi làm gạo.

- Bước 2: tạo lửa và lấy nước.

- Bước 3: nấu cơm.

Câu 5: Chú ý những điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi khác.

Trả lời:

Những điểm giống nhau và khác nhau ở hội thi làng Chuông với các nơi khác:

- Giống nhau: đều gồm có 3 bước.

- Khác nhau: ở hội thi ở làng Chuông gồm có 2 cuộc thi dành cho nam và nữ. Cuộc thi của nữ thì vừa thổi cơm vừa ẵm em. Cuộc thi của nam thì vừa bơi thuyền vừa thổi cơm.

Câu 6: Địa điểm hội thi ở Từ Trọng có gì đặc biệt.

Trả lời:

Địa điểm hội thi ở Từ Trọng đặc biệt ở chỗ người dự thi phải ngồi trên chiếc thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió.

Câu 7: Người dự thi và cách thi ở Hành Thiện có gì đặc biệt.

Trả lời:

- Người dự thi ở Hành Thiện dành cho nam.

- Cách thi ở Hành Thiện: Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lung, ngọn tre cao hơn đầu, trên ngọn tre đeo sãn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. cả hai người vừa nấu vừa bước qua sân đình.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm. Mỗi phần của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin gì? Theo em, thông tin nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm:

- Phần 1: từ đầu đến vừa đi vừa nấu: giới thiệu về hội thi thổi cơm.

- Phần 2: tiếp đến dung để cúng thần: thi nấu cơm ở hội Thị Cấm.

- Phần 3: tiếp đến là người thắng cuộc: thi nấu cơm ở hội làng Chuông.

- Phần 4: tiếp đến là người thắng cuộc: thi nấu cơm ở hội Từ Trọng.

- Phần 5: còn lại: thi nấu cơm ở hội Hành Thiện.

Câu 2: Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào? (Gợi ý: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Cách sắp xếp thông tin đó tạo ra hiệu quả như thế nào?

Trả lời:

Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian từ khi hội thi bắt đầu đến khi hội thi kết thúc.

Cách sắp xếp thông tin đó giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được quá trình diễn ra hội thi.

Câu 3: Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản.

Trả lời:

Những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản:

- Giống nhau: đều phải nấu cơm trong điều kiện khó khăn , đội nào thổi được cơm chin dẻo, ngon, xong trước thì thắng cuộc.

Khác nhau

- Địa điểm: Từ Liêm - Hà Nội

- Nguồn gốc: diễn lại tích của Phan Tây Nhạc.

- Thể lệ, cách thức: mỗi nhóm 10 người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần.

 - Địa điểm: làng Chuông (Hà Nội)

 

- Thể lệ, cách thức: chia ra làm cuộc thi của nam và cuộc thi của nữ. 

 - Địa điểm: Hoằng Hóa – Thanh Hóa

 

- Thể lệ, cách thức: nấu cơm trên thuyền.

 - Địa điểm: Nam Định

 

- Thể lệ, cách thức: cuộc thi dành cho nam, mỗi đội 2 người, nấu cơm trong thời gian một tuần hương.

Câu 4: Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.

Trả lời:

- Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là giới thiệu về hội thi thổi cơm ở các địa phương vùng miền Bắc và miền Trung.

- Trong văn bản thì tác giả đã giới thhiệu rất chi tiết nguồn gốc, địa điểm, cách thức chơi của hội thi ở các địa phương. Từ đó người đọc có được cái nhìn tổng thể về hội thi.

Câu 5: Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? Hãy chỉ ra luật thi và cách thi thổi cơm của một số địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị.

Trả lời:

Văn bản đã giúp em hiểu được những quy tắc, những nét thú vị ở mỗi địa phương diễn ra cuộc thi nấu cơm.

Hội thi thổi cơm mà em thấy thú vị đó là hội thi nấu cơm ở hội Hành Thiện: cuộc thi chỉ dành cho nam, mỗi đội nấu cơm trong thời gian một tuần hương.

Câu 6: Văn bản chỉ có một hình ảnh minh họa. Nếu vẽ minh họa thêm cho bài viết, em sẽ chọn nội dung nào? Vì sao em lại chọn nội dung đó để vẽ?

Trả lời:

- Nếu vẽ minh họa thêm cho bài viết, em sẽ chọn nội dung cuộc thi của nữ của hội thi nấu cơm ở làng Chuông (Hà Nội) vì quy định của cuộc thi thể hiện sự tháo vát, tần tảo, đảm đang của người phụ nữ khi họ phải vừa nấu cơm vừa giữ trẻ vừa trông chừng một con vật.

- Nếu vẽ minh họa thêm cho bài viết, em sẽ chọn nội dung người cổ vũ hoặc ban giám khảo để minh họa để có thể hình dung rõ hơn về không khí của hội thi. 

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Giới thiệu một hội thi ở địa phương em.

Trả lời:

Năm nào cũng thế, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, vào đâu tháng Giêng là quê em lại tổ chức lễ hội mừng xuân ngay tại sân đình.

Trước ngày diễn ra lễ hội, các cô bác đã tập trung về đình làng để trang trí. cổng đình được treo cờ ngũ sắc rực rỡ. Phía dưới là hàng chữ Chúc mừng năm mới - Lễ hội làng Sài Thị màu vàng tươi, nổi bật trên phông nền đỏ thắm. Xung quanh là hàng dài cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Loa đài từ đâu phát ra những bản nhạc mừng xuân thật rộn ràng. Vào ngày chính hội, mọi người đổ về (đình làng như dòng nước chảy. Ai ai cũng quần áo chỉnh tề, đẹp đẽ. Các ông đội khăn xếp, áo the đen. Còn các bà, các mẹ thì diện áo dài truyền thống, dịu dàng, nền nã. Dưới ánh nắng nhè nhẹ của mùa xuân, chiếc áo dài trông mới đẹp làm sao! Em và các bạn nhỏ trong làng hớn hở khoe quần áo mới, tay cầm bong bóng, chạy nhảy vui đùa khắp nơi.

Hội làng được khai mạc khi ba tiếng trống tùng... tùng... tùng vang lên. Ngay sau đó là phần lễ dâng hương nghiêm trang thành kính, báo cáo những thành quả của làng lên ông bà tổ tiên. Tiếp đó là hội thi kéo co giữa các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, các đội xếp thành hàng dài, nối đuôi nhau. Một chiếc dây thừng dài loằng ngoằng đã được chuẩn bị sân. Khi tiếng còi khai cuộc vang lên, mọi người nắm chặt dây thừng, kéo thật mạnh về phía mình. Tiếng hò reo cổ vũ, tiếng thúc giục, động viên vang lên rộn rã cả một góc trời, sợi dây thừng lúc thì lệch sang bên trái, một lúc sau lại lệch sang bên phải. Cuộc chiến cân sức, chưa phân thắng bại. Thế nhưng, một lúc sau, chiếc dây thừng đã được kéo hẳn sang phía thôn 2, kết thúc trận thi đấu. Phía khán giả nhảy lên reo hò sung sướng. Các cháu nhỏ hô vang tên đội chiến thắng: "Thôn 2, thôn 2, thôn 2...". Trận đấu thật vui! Đây là một trò chơi truyền thống, không chỉ làm khỏe mạnh, sảng khoái, mà còn là cd hội cho mọi người ở gần nhau hơn. Không chỉ kéo co, hội làng còn có nhiều trò chơi hấp dẫn khác như đấu vật, thổi cơm thi,...

4. Hỏi đáp về bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Văn bản Hội thi thổi cơm đã giới thiệu đến người đọc những luật lệ thú vị trong các cuộc thi nấu cơm ở nhiều địa phương khác nhau. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)--------------------------------

OFF