OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Ca Huế - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

Banner-Video

Đội ngũ giáo viên HOC247 đã biên soạn một cách chi tiết các câu hỏi trong bài Ca Huế nhằm giúp các em bước đầu biết cách viết văn thuyết minh về một loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, bài giảng Ca Huế - CD sẽ hỗ trợ các em nằm kiến thức về đặc điểm và ý nghĩa của ca Huế.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Ca ngợi những đặc điểm riêng biệt, quy định về cách thức tiến hành hoạt động ca Huế, thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

1.2. Nghệ thuật

- Phân tích lập luận giải thích về quy định cách thức tiến hành hoạt động ca Huế.

2. Soạn bài Ca Huế - Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản. 

- Khi đọc văn bản giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý:

+ Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động hay trò chơi gì?

+ Hoạt động hay trò chơi đó có những quy tắc, luật lệ nào cần lưu ý?

+ Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) có tác dụng gì?

+ Các thông tin trong văn bản có ý nghĩa như thế nào với xã hội nói chung và với cá nhân em nói riêng?

- Đọc trước văn bản Ca Huế; tìm hiểu thêm (qua sách báo, internet, thực tế, …) về hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương

Trả lời:

- Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động ca Huế trên sông Hương.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Chú ý nguồn gốc của ca Huế.

Trả lời:

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.

Câu 2: Ở phần 2 những thông tin nào thể hiện quy định và luật lệ của ca Huế.

Trả lời:

Quy định và luật lệ của ca Huế:

- Môi trường: không gian hẹp

- Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời

- Số lượng người trình diễn: 8-10 người

- Số lượng nhạc công: 5-6 người

- Biên chế của dàn nhạc: 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển

Câu 3: Hai phong cách trình diễn ca Huế có gì khác nhau?

Trả lời:

Hai phong cách trình diễn ca Huế khác nhau:

- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thân thiết với nhau, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau. Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc tọa đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế.

- Biểu diễn cho du khách: có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.Hình thức này mới chỉ xuất hiện nửa cuối thế kỉ XX, là loại hình biểu diễn trong các hội làng, cưới hỏi và sau này phổ biến trong phục vụ du lịch trên sông Hương.

Câu 4: Thông tin chính của phần 3 là gì?

Trả lời:

Thông tin chính của phần 3 là giá trị của ca Huế.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Văn bản ca Huế giới thiệu về hoạt động nghệ thuật nào?

Trả lời:

Văn bản ca Huế giới thiệu về hoạt động biểu diễn ca Huế.

Câu 2: Văn bản ca Huế gồm 3 phần. Có ý kiến cho rằng: Phần 1 nêu giá trị, phần 2 nói về nguồn gốc, phần 3 nêu môi trường diễn xướng của ca Huế. Ý kiến này chưa đúng, em hãy xác định lại nội dung từng phần cho phù hợp.

Trả lời:

Nội dung từng phần:

- Phần 1: nói về nguồn gốc của ca Huế.

- Phần 2: nêu môi trường diễn xướng của ca Huế.

- Phần 3: nêu giá trị.

Câu 3: Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế, nhưng cũng chính là nêu lên các quy định, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc chuyển nội dung phần 2 sang những quy định cụ thể, theo mẫu sau:

Nội dung hoạt động

Quy định, luật lệ

Môi trường diễn xướng

 

Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế

Khoảng 8-10 người

Số lượng người nghe ca Huế

 

Số lượng nhạc công

 

Số lượng nhạc cụ

 

Phong cách biểu diễn

 

Trả lời:

Nội dung hoạt động

Quy định, luật lệ

Môi trường diễn xướng

Không trình diễn dưới đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời.

Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế

Khoảng 8-10 người

Số lượng người nghe ca Huế

Hạn chế

Số lượng nhạc công

5 – 6 người

Số lượng nhạc cụ

4 – 5 nhạc cụ

Phong cách biểu diễn

Biểu diễn truyền thống hoặc biểu diễn cho du khách.

Câu 4: Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế?

Trả lời:

Câu văn khái quát giá trị hoạt động của ca Huế: Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Câu 5: Dựa vào các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 6-8 dòng, tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Ca Huế là một hình thức diễn xướng trong cung vua phủ chúa dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường hạn hẹp cả về số người biểu diễn và số người nghe biểu diễn. Mỗi một dàn nhạc cũng chỉ gồm 5 -6 nhạc công và 4 – 5 nhạc cụ. Trình diễn ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có hiểu biết về nên văn hóa âm nhạc. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản về âm nhạc ở Việt Nam.

Câu 6: Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.

Trả lời:

Một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế:

Ca trù, còn gọi là “hát cô đầu” hay “hát ả đào”, là loại hình diễn xướng phổ biến ở Bắc Bộ, khi xưa vốn rất được giới quý tộc và trí thức ưa chuộng. Ca trù từng phát triển mạnh tại các ca quán trong đô thị, là nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nghệ sĩ bởi sự kết hợp điêu luyện giữa thi ca và âm nhạc cũng như tương tác đặc sắc giữa ca nương (nữ ca sĩ), kép (nhạc công nam) và quan viên (người thưởng ngoạn).

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?

Trả lời:

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay. 
Mặc dầu còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của Quan họ, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ 11, số khác cho là từ thế kỷ 17, song, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản "Văn hóa Quan họ", đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ "Kinh Bắc" ngàn năm văn hiến. 

Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ. 

Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những ngưòi có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều "giọng" Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau nên rất xứng đáng được tôn vinh. 

Ngày nay, trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhiều ưu thế của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Quan họ cổ cũng phải đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ bị mai một, thậm chí có thể bị mất hẳn nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ lâu dài cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, lề lối sinh hoạt ca hát Quan họ cổ, những giọng hát cổ với kỹ thuật "vang, rền, nền, nẩy" vốn đã làm nên giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ hiện đang lưu tồn trong trí óc và trái tim say nghề của các cụ "Liền anh, Liền chị" nay đã trạc tuổi 70 đến 90 rất cần được trao truyền và tiếp nối. 

4. Hỏi đáp về bài Ca Huế Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Ca Huế Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Ca Huế là văn bản thông tin cung cấp cho người đọc những kiến thức bổ ích về đặc điểm và ý nghĩa của loại hình nghệ thuật truyền thống ca Huế trong nền văn hóa Việt Nam. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)--------------------------------

OFF