OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập Bài 1 - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Các em sẽ được tiếp cận đặc điểm của thể thơ bốn chữ và năm chữ ở các văn bản cụ thể trong Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (Thơ bốn chữ, năm chữ), qua đó hiểu hơn về những giá trị cuộc sống và tình yêu quê hương, đất nước. Bài học Ôn tập Bài 1 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức trên. Đồng thời, trau dồi kiến thức về quy trình sáng tác và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học

- Thơ bốn chữ: là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2. 

- Thơ năm chữ: là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3. 

- Hình ảnh trong thơ: là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. 

- Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ: 

+ Vần: gồm vần chân và vần lưng:

  • Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. 
  • Vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng hiệp vần với nhau. 

1.2. Ôn lại quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Bước 1: Trước khi viết 

- Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống của các nhà thơ.

- Ngắm nhìn những hình ảnh của cuộc sống quanh em: ...

- Em xác định: 

+ Mục đích viết bài này là gì? 

→ Thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống.

+ Người đọc bài này có thể là ai? 

→ Các bạn trong lớp, thầy cô giáo, người thân trong gia đình,…

+ Nội dung và cách viết như thế nào? 

→ Lựa chọn một sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên hoặc cuộc sống mà em thấy ấn tượng, muốn làm thơ về nó (một con thú cưng, một món đồ dùng quen thuộc, một món đồ kỉ niệm, một người người thân hoặc người bạn mà em yêu quý…)

→ Viết một bài thơ có bốn chữ trong mỗi câu để thể hiện cảm xúc của em về đối tượng mà em đã chọn: miêu tả để làm rõ đối tượng, thể hiện cảm xúc với đối tượng (yêu quý, trân trọng, biết ơn…)

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ 

- Tập trung vào một sự vật, hiện tượng đã để lại trong em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất.

- Liệt kê tất cả những ý tưởng, cảm xúc mà em có khi ngắm nhìn những hình ảnh của cuộc sống. Ví dụ: sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, cảm xúc bâng khuâng về bước đi của thời gian trên chiếc lá, hoa phượng nở: đốm lửa của niềm vui ngày hè, niềm hạnh phúc trong nụ cười của cha, màu thời gian trên mái tóc của mẹ...

Bước 3: Làm thơ 

- Thể hiện những ấn tượng, cảm xúc đó bằng những từ ngữ thích hợp.

- Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện rõ nhất, chính xác nhất cảm xúc, ý tưởng của em.

- Dùng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ điệp từ, điệp ngữ, ... để tăng hiệu quả thể hiện của bài thơ.

- Thay thế những từ ngữ đã viết bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: thanh, xanh, vơi, khơi,...

- Ngắt nhịp ở những vị trí phù hợp, đảm bảo thể hiện hiệu quả ý tưởng của em.

- Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.

Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc lại bài thơ bằng giọng điệu phù hợp. Sau đó, dùng bảng kiểm dưới đây để điều chỉnh hình thức và nội dung bài thơ:

Bảng kiểm hình thức và nội dung bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Phương diện

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Hình thức

Bài thơ gồm có các dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

   

Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp 2/2 (nếu là thơ bốn chữ); nhịp 3/2 hoặc 2/3 (nếu là thơ năm chữ).

   

Sử dụng các từ có vần giống nhau hoặc gần nhau.

   

Sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ,....

   

Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói.

   

Các hình ảnh trong bài thơ sống động, thú vị.

   

Có độ dài tối thiểu: hai khổ thơ.

   

Nội dung

Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một cách nhìn về cuộc sống.

   

Nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.

   

- Sau khi kiểm xong, tiếp tục điều chỉnh bài thơ. Hoạt động này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Chia sẻ bài thơ với người thân trong gia đình, với bạn bè và với bất cứ ai mà em muốn.

1.3. Ôn lại quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết 

a. Xác định đề tài 

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? 

→ Viết về cảm xúc của mình với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã đọc được và thấy rất hay.

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu? 

→ Kiểu bài đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Độ dài đoạn văn khoảng 200 chữ.

b. Thu thập tư liệu

Để viết được đoạn văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

→ Thông tin chung về bài thơ: nhan đề bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

→ Tìm thông tin từ nguồn trích, nguồn mà em đọc được hoặc tìm kiếm từ các trang mạng xã hội em có thể dùng. 

- Em xác định: 

+ Mục đích viết bài này là gì? 

→ Viết bài đăng lên bản tin Học tập Ngữ văn của trường để chia sẻ cảm xúc về bài thơ bốn hoặc năm chữ mà em cảm thấy hay với các bạn. 

+ Người đọc bài này có thể là ai? 

→ Các bạn học trong lớp, trong trường, các thầy cô giáo

+ Nội dung và cách viết như thế nào? 

→ Nội dung: Những cảm xúc của mình với bài thơ: yêu thích, đồng cảm với những cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm

→ Cách viết: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ đúng yêu cầu đề bài ra và đảm bảo các quy định về hình thức đoạn văn.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của thơ bốn chữ hoặc năm chữ và hiểu cảm xúc, ý tưởng của tác giả.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, giọng điệu và các biện pháp tu từ mà nhà thơ đã sử dụng để thể hiện cảm xúc và ý tưởng.

- Xác định chủ đề bài thơ. 

- Xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em và lí giải vì sao em có cảm xúc đó. 

- Liệt kê những ý tưởng nảy sinh trong đầu bằng một vài cụm từ. 

b. Lập dàn ý 

Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:

- Mở đoạn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã chọn.

- Thân đoạn: trình bày chi tiết các ý thể hiện cảm xúc của em về bài thơ. 

- Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn văn

Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

a. Xem lại và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn dựa vào bảng kiểm dưới đây:

Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Các phần của đoạn văn

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở đoạn

Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

 

 

Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ.

 

 

Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

 

 

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí.

 

 

Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

 

 

Dùng các từ ngữ để liên kết các câu.

 

 

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

 

 

Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

 

 

- Tiếp tục chỉnh sửa nếu đoạn văn chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp (nếu có). 

b. Rút kinh nghiệm 

Hãy xem lại sản phẩm của mình và trả lời hai câu hỏi dưới đây:

- Em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

+ Đọc thật kĩ đề bài để xác định đúng yêu cầu về chủ đề, nội dung và hình thức viết

+ Đọc thật kĩ bài thơ để phát hiện ra những nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật

+ Thể hiện cảm xúc của mình với bài thơ một cách chân thành, trực tiếp

+ Viết xong đọc lại để phát hiện và sửa lỗi kịp thời

- Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hay hơn?

+ Thay thế các từ ngữ, cách diễn đạt trong đoạn văn bằng những từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt ấn tượng hơn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” trong bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo là tả thực hay ẩn ý điều gì? Hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Chú ý Hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” trong bài thơ 

- Dựa vào nội dung bài học và hiểu biết cá nhân để xác định đây là hình ảnh tả thực hay ẩn ý 

- Nêu suy nghĩ của bản thân về hai hình ảnh trên

Lời giải chi tiết:

“Sấm” là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm.

Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Ôn tập Bài 1, các em cần:

+ Nắm được các kiến thức trong văn bản

+ Nắm được quy trình sáng tác và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Soạn bài Ôn tập Bài 1 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 1 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (Thơ bốn chữ, năm chữ). Đồng thời, các em hiểu được quy trình sáng tác và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 1 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF