OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập Thảo luận trang 60 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận trang 60 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Em hãy sử dụng lược đồ (SGK, trang 60) để trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trong những tháng đầu năm 1285.

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết

  • Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
    • Sau khi biết tin quản Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp ở Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được vua giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân, dân.
    • Đầu năm 1285, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.
    • Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.
    • Cuối tháng 1 - 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống", rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).
    • Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam, tạo thế "gọng kìm" với hi vọng tiêu diệt chủ lực quân Trần và bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải lui quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.
    • Từ tháng 5 - 1285, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội), quân giặc thất bại, quân ta tiến vào Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy. Sau hơn hai tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân xâm lược Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai.

-- Mod Lịch Sử 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập Thảo luận trang 60 SGK Lịch sử 7 Bài 14 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Milk Pé

    Thời Lê sơ dòng văn học giữ vị trí quan trọng là

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Đặng Việt Hoàng

    Lập bảng thống kê các thành tựu văn hoá ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII

    Làm hộ em với các anh!

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Cát An H Hoàng

    Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn có ý nghĩa gì??
    Nhanh giúp mình nha, đang gấp phải nộp trong hôm nay!!
    Thanks you~

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thiên  Thiên

    Vào thế kỉ XVI-XVII Nho giáo ở Nước ta như thế nào

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Vu Phong

    Em hãy cho biết 1 vài nét về Nguyễn Chích ?

    Theo dõi (0) 4 Trả lời
  • Bùi Thị Vien
    Tôi cần gấp xin giúp tôi

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Quan Lưu Ly

    Nhận xét nào nói đúng nhất nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn thời Lý?

    A. Thời Trần, pháp luật sửa đổi rất nhiều điều mới trong bộ "Quốc triều hình luật"

    B. Thời Trần pháp luật đc sự giúp đỡ của cá nước láng giềng

    C. Thời Trần vừa khuyến khích phát triển ngoại giao với Trung Quốc, vừa lo củng cố quốc phòng

    D. Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật,củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế

    Theo dõi (0) 4 Trả lời
  • Chau Nguyen

     Trong các thành tựu văn hoá,khoa học,giáo dục,nghệ thuật tiêu biểu thời Lý-Trần và thời Lê Sơ,em thích thành tựu nào nhất?Hãy giới thiệu về thành tựu đó

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Kiều Anh

    CÂU HỎI LỊCH SỬ 7 – BÀI 18

    Câu 1: Vào thời gian nào quân Minh kéo vào xâm lược nước ta ?

    A.  Tháng 10 năm 1406

    B.  Tháng 11 năm 1407

    C.  Tháng 12 năm 1406

    D.  Tháng 11 năm 1406

    Câu 2: Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở:

    A.  Thái Nguyên

    B.  Đồ Sơn (Hải Phòng)

    C.  Bến Bô Cô (Nam Định)

    D.  Phú Thọ

    Câu 3: Sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhà Hồ thất bại, nhân dân ta đã:

    A.  Cam chịu làm nô lệ, chấp nhận bị coi là một quận của Trung Quốc

    B.  Vần đấu tranh và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại quân Minh

    C.  Kêu gọi các tầng lớp nhân dân ủng hộ quý tộc nhà Hồ tiếp tục kháng chiến

    D.  Tạm thời cam chịu thân phận làm nô lệ, chờ thời cơ nhà Minh suy yếu thì nổi dậy khởi nghĩa

    Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV ?

    A.  Nhà Minh đồng hóa dân tộc ta

    B.  Chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh

    C.  Nhà Minh bắt nhân dân ta theo phong tục của Trung Quốc

    D.  Chính sách phù Trần diệt Hồ của một số quan lại trong triều

    Câu 5: Cuộc khởi nghĩa của Phạm Ngọc diễn ra ở đâu ?

    A.  Quảng Ninh

    B.  Đông Triều

    C.  Bắc Giang

    D.  Đồ Sơn (Hải Phòng)

    Câu 6: Tháng 11 - 1406, nhà Minh đem quân xâm lược nước ta vì:

    A.  Nhà Hồ cưóp ngôi của nhà Trần, quân Minh muốn giúp nhà Trần khôi phục lại ngai vàng của mình

    B.  Nhà Hồ không chịu nhận sắc phong và cống nạp cho nhà Minh

    C.  Chúng muốn xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành một quận của chúng

    D.  Tất cả các ý trên

    Câu 7: Nhà Minh đã sáp nhập nước ta thành một quận của Trung Quốc gọi là:

    A.  Quận Cửu Chân

    B.  Quận Giao Chỉ

    C.  Quận Nhật Nam

    D.  Quận Hợp Phố

    Câu 8: Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại ?

    A.  Cải cách của Hồ Qúy Ly có những hạn chế không đoàn kết được toàn dân đánh giặc (3)

    B.  Cả (1), (2), (3) đều đúng

    C.  Không biết kế thừa bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến Lý - Trần (2)

    D.  Đường lối đánh giặc sai lầm (1)

    Câu 9: Hồ Qúy Ly bị quân Minh bắt vào thời gian nào? Ở đâu ?

    A.  Tháng 6 năm 1408, ở Hà Tĩnh

    B.  Tháng 6 năm 1407, ở Thăng Long

    C.  Tháng 4 năm 1407, ở Tây Đô

    D.  Tháng 6 năm 1407, ở Hà Tĩnh

    Câu 10: Hãy cho biết tên của hai vị tướng tài của Trùng Quang Đế ?

    A.  Đặng Tất và Đặng Dung

    B.  Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị

    C.  Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị

    D.  Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.

    Câu 11: Lý do cơ bản dẫn đến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh nhanh chóng thất bại vì:

    A.  Quân Minh quá đông (20 vạn người cùng hàng chục vạn dân phu)

    B.  Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân, không lấy được lòng dân

    C.  Quân đội của nhà Hồ không được rèn luyện chu đáo

    D.  Nhà Hồ không có tướng tài giỏi

    Câu 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 mau chóng bị thất bại do nguyên nhân nào là chủ yếu ?

    A.  Nhà Hồ không có tướng tài

    B.  Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân

    C.  Thế giặc quá mạnh

    D.  Nhà Hồ có nội phản trong triều

    Câu 13: Thông tin không đúng về chính sách cai trị của nhà Minh ở nước ta là:

    A.  Giúp nhà Trần khôi phục lại ngai vàng, đặt lại quốc hiệu là Đại Việt

    B.  Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc

    C.  Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo thông qua hàng trăm thứ thuế nặng nề.

    D.  Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc, bắt dân ta theo phong tục tập quán của chúng, thiêu hủy hoặc mang sách về Trung Quốc các loại sách quý.

    Câu 14: Tố cáo tội ác của quân xâm lược Minh có câu:

    "Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
    Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi"
    Đó là câu thơ của ai? Trong tác phẩm nào?

    A.  Trần Hưng Đạo - Trong "Hịch tướng sĩ"

    B.  Lê Văn Hưu - Trong "Đại Việt sử kí toàn thư"

    C.  Nguyễn Trãi - Trong "Bình Ngô đại cáo"

    D.  Nguyễn Trãi - Trong "Phú núi chí Linh"

     

    ---Hết---

     

    CÂU HỎI LỊCH SỬ 7 – BÀI 19

    Câu 1: Từ tháng 10 - 1424 đến tháng 8 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng khu vực rộng lớn:

    A.  Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân

    B.  Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam

    C.  Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa

    D.  Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình

    Câu 2: Tướng giặc nhà Minh bị giết tại trận Chi Lăng - Xương Giang (10 - 1427) là:

    A.  Liễu Thăng

    B.  Lương Minh

    C.  Thôi Tụ và Hoàng Phúc

    D.  Cả bốn tướng giặc nói trên

    Câu 3: Lê Lai là người dân tộc nào? Quê ở đâu ?

    A.  Dân tộc Nùng, quê ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)

    B.  Dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa)

    C.  Dân tộc Tày, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa)

    D.  Dân tộc Kinh, quê ở Lam Sơn (Thanh Hóa)

    Câu 4: Khi Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, chúng đã bị nghĩa quân phục kích và giết ở đâu ?

    A.  Đông Quan

    B.  Vân Nam

    C.  Nam Quan

    D.  Chi Lăng

    Câu 5: Điểm giống nhau trong cách đánh của quân khởi nghĩa Lam Sơn ở hai trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xuơng Giang là:

    A.  Cả hai trận quân khởi nghĩa đều dừng thủy chiến, tấn công trên biển

    B.  Cả hai trận quân khởi nghĩa vừa đánh, vừa đàm

    C.  Cả hai đều là trận phục binh, nghĩa quân biết đường hành quân của giặc nên đã dựa vào địa hình để tổ chức phục kích và tiêu hao sinh lực địch

    D.  Cả hai trận ta đều đánh nghi binh, khiến giặc chủ quan

    Câu 6: Năm 1416 diễn ra sự kiện lịch sử:

    A.  Hội thề Đông Quan

    B.  Hội thề Lũng Nhai

    C.  Lê Lợi cho mời Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

    D.  Lê Lợi cho mời Lê Lai tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

    Câu 7: Cuối năm 1421, quân Minh mở cuộc vây quét căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn với số quân là:

    A.  10 vạn

    B.  20 vạn

    C.  50 vạn

    D.  6 vạn

    Câu 8: Vào giữa năm 1418, một vị tướng đã liều mình phá vòng vây để cứu nguy cho Lê Lợi khi bị quân Minh bao bây trên núi Chí Linh là:

    A.  Lê Lai

    B.  Nguyễn Trãi

    C.  Nguyễn Chích

    D.  TrầnNgỗi

    Câu 9: Số lần Lê Lợi và quân khởi nghĩa Lam Sơn phải tạm thời rút lên núi Chí Linh - Thanh Hóa để chống lại sự vây quét của giặc Minh là:

    A.  Hai lần

    B.  Ba lần

    C.  Bốn lần

    D.  Năm lần

    Câu 10: Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì:

    A.  Ở trên núi cao xa xôi, hẻo lánh, rất khó phát triển lực lượng.

    B.  Quân khởi nghĩa tuytập trung nhiều binh lực nhưng không tiêu diệt được đối phương.

    C.  Lê Lợi tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho bước phát triển mới của cuộc khởi nghĩa.

    D.  Quân khởi nghĩa bị thiếu lương thực trầm trọng.

    Câu 11: Người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng kế sách đánh quân Ngô và có công lớn trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vĩ đại thế kỉ XV là:

    A.  Lê Lai

    B.  Nguyễn Phi Khanh

    C.  Nguyễn Trãi

    D.  Trần Quý Cáp

    Câu 12: Để cứu chủ tướng Lê Lợi trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì ?

    A.  Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng (3)

    B.  Giúp Lê Lợi rút quân an toàn (2)

    C.  Cả (1), (2), (3) đều đúng

    D.  Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến (1)

    Câu 13: Trước thế mạnh của giặc khi chúng tấn công căn cứ Lam Sơn nghĩa quân đã làm gì ?

    A.  Rút vào Nghệ An

    B.  Không rút quân, cầm cự đến cùng

    C.  Rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa)

    D.  Rút lên Núi Đọ (Thanh Hóa)

    Câu 14: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào, ở đâu ?

    A.  Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Thanh Hóa

    B.  Năm 1417, ở núi Lam Sơn - Thanh Hóa

    C.  Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Hà Tĩnh

    D.  Năm 1418, ở núi Chí Linh - Nghệ An

    Câu 15: Cho đến cuối năm 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được:

    A.  Toàn bộ Nghệ An

    B.  Toàn bộ Thanh Hóa

    C.  Toàn bộ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa

    D.  Giải phóng Chi Lăng - Lạng Sơn

    Câu 16: Cuối năm 1424, Lê Lợi quyết định đưa quân từ Thanh Hóa vào Nghệ An vì:

    A.  Vùng Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm trở, có thể giúp nghĩa quân xây dựng và mở rộng lực lượng

    B.  Nghệ An là nơi tiếp giáp với Thanh Hóa, có thể làm nơi xuất phát để đánh lấy Đông Đô

    C.  Lê Lợi nhận thấy quân Minh suy yếu nên đưa quân vào Thanh Hóa để chuẩn bị phản công tiêu diệt quân giặc.

    D.  Cả A và B đều đúng

    Câu 17: Tên tướng nào đã thay Liễu Thăng chỉ huy quân Minh tiến vào Đông Quan ?

    A.  Hoàng Phúc

    B.  Lương Minh

    C.  Lý Khánh

    D.  Thôi Tụ

    Câu 18: Lý do cơ bản khiến các hào kiệt và những người yêu nước khắp nơi tìm đến với Lê Lợi để tụ nghĩa vì:

    A.  Ông là người giỏi võ, có sức khoẻ hơn người.

    B.  Ông là người rất giàu có và có thế lực lớn.

    C.  Ông là hào trưởng có uy tín lớn, có tinh thần yêu nước, dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ đánh giặc.

    D.  Ông là nhà chính trị đại tài.

    Câu 19: Trước khi bí mật về Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản "Bình Ngô sách" Nguyễn Trãi đã ở đâu ?

    A.  Thăng Long

    B.  Nghệ An

    C.  Đông Quan

    D.  Hải Phòng

     

             ---Hết---

     

    CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 – BÀI 20

    Câu 1: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào năm nào ? Đặt tên nước là gì ?

    A.  Lên ngôi năm 1427 - đặt tên nước là Việt Nam

    B.  Lên ngôi năm 1427 - đặt tên nước là Nam Việt

    C.  Lên ngôi năm 1428 - đặt tên nước là Đại Nam

    D.  Lên ngôi năm 1428 - đặt tên nước là Đại Việt

    Câu 2: Ông đỗ tiến sĩ năm 1442 và là nhà sử học nổi tiếng của nước ta? Ông là ai ?

    A.  Nguyễn Trãi

    B.  Ngô Thì Nhậm

    C.  Ngô Sĩ Liên

    D.  Lê Văn Hưu

    Câu 3: Theo bộ sử “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ (vua Thái Tổ) làm mồi cho giặc thì:

    A.  Phải chịu tội phanh thây ngoài đường

    B.  Phải chịu tội tru di

    C.  Phải chịu tội chém đầu

    D.  Bị bắt làm khổ sai cả đời

    Câu 4: Quân đội của nhà Lê có hai bộ phận chính là quân ở triều đình và quân ở địa phương, bao gồm:

    A.  Bộ binh và thủy binh

    B.  Tượng binh và kị binh

    C.  Tượng binh và pháo binh

    D.  Cả bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh

    Câu 5: Nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất của nước ta thời Lê là:

    A.  Hải Dương

    B.  Nam Định

    C.  Thăng Long

    D.  Quảng Ninh

    Câu 6: Nhà Lê sơ (1428 - 1527) đã tổ chức được mấy khoa thi tiến sĩ ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên ?

    A.  26 khoa thi tiến sĩ, chọn được 89 người làm trạng nguyên

    B.  26 khoa thi tiến sĩ, chọn được 20 người làm trạng nguyên

    C.  62 khoa thi tiến sĩ, chọn được 20 người làm trạng nguyên

    D.  12 khoa thi tiến sĩ, chọn được 9 người làm trạng nguyên

    Câu 7: Bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê sơ hoàn chỉnh nhất là dưới đời vua:

    A.  Lê Thái Tổ (Lê Lợi)

    B.  Lê Nhân Tông

    C.  Lê Thánh Tông

    D.  Lê Hiến Tông

    Câu 8: Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, năm 1428 Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn là:

    A.  Bình Ngô đại cáo (1)

    B.  Cả (1), (2), (3) đều đúng

    C.  Phú núi Chí Linh (2)

    D.  Bình Ngô sách (3)

    Câu 9: Thời Lê Thánh Tông ở địa phương cả nước chia thành:

    A.  12 phủ

    B.  13 đạo Thừa tuyên

    C.  12 lộ

    D.  12 đạo

    Câu 10: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh, (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi:

    A.  Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch

    B.  Tập trung các ngành nghề thủ công

    C.  Sản xuất các mặt hàng như sành, sứ, vải, lụa

    D.  Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán

    Câu 11: Dưới thời Lê sơ, cứ bao nhiêu năm tổ một kì thi Hội ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài ?

    A.  4 năm

    B.  2 năm

    C.  5 năm

    D.  3 năm

    Câu 12: Để nhanh chóng hồi phục nông nghiệp sau chiến tranh, Lê Thái Tổ đã có chính sách gì ?

    A.  Cho 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp

    B.  Cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp

    C.  Cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp

    D.  Cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp

    Câu 13: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh, (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi:

    A.  Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch

    B.  Tập trung các ngành nghề thủ công

    C.  Sản xuất các mặt hàng như sành, sứ, vải, lụa

    D.  Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán

    Câu 14: Người được dân gian gọi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất" hay Trạng Lường là:

    A.  Lương Thế Vinh

    B.  Ngô Sĩ Liên

    C.  Lê Thái Tổ

    D.  Nguyễn Trãi

    Câu 15: Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở các khoa thi đều đặn và cho phép người nào có học cũng được thi, trừ:

    A.  Con em quý tộc, quan lại trong triều

    B.  Những người theo đạo Phật

    C.  Nhũng người theo đạo Nho

    D.  Những người phạm tội và làm nghề ca hát

    Câu 16: Thông tin không đúng về chính sách phục hồi nền sản xuất nông nghiệp của nhà Lê sau 20 năm tàn phá là:

    A.  Cho 2/3 quân sĩ (25 vạn lính) về quê làm ruộng, số còn lại (10 vạn lính) được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất

    B.  Xóa bỏ chính sách “ngụ binh ư nông" và hạn chế phát triển thương nghiệp

    C.  Kêu gọi nhân dân phiêu tán ở các nơi về quê sản xuất; đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp

    D.  Lập ra phép quân điền, cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa vụ cấy gặt.

    Câu 17: Nhà nước dưới thời Lê sơ được xây dựng theo mô hình của nhà nước nào trước đó ?

    A.  Nhà Đinh - Tiền Lê

    B.  Nhà Lý

    C.  Nhà Lý - Trần

    D.  Nhà Trần, Hồ

    Câu 18: Thông tin không đúng khi nói về nội dung chính của Luật Hồng Đức là:

    A.  Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

    B.  Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến nói chung

    C.  Chỉ bảo vệ quyền lợi cho vua và hoàng tộc

    D.  Bảo vệ chủ quyền, quốc gia và khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    Câu 18: Dưới thời nhà Lê, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì ?

    A.  Khắc tên những vị vua thời Lê sơ

    B.  Khắc tên những anh hùng có công với nước

    C.  Khắc tên những người có học hành

    D.  Khắc tên những người đỗ Tiến sĩ

    Câu 19: Luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông cho biên soạn, ban hành còn gọi là:

    A.  Luật Hình thư

    B.  Hình luật

    C.  Quốc triều hình luật

    D.  Luật Lê Thánh Tông

    Câu 20: Trong những hàng hóa mà nhân dân ta buôn bán với nước ngoài, mặt hàng thương nhân nước ngoài ưa chuộng nhất là:

    A.  Đồ gỗ và giấy

    B.  Sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý

    C.  Sừng tê dác và ngà voi

    D.  Ngọc trai và đồ gốm

                 ---Hết---

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Thảo Cherry
    3 lần kháng chiến trống quân nguyên
    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Nguyễn Lê Nhật Hạ

    phong trào văn hóa phục hưng do giai cấp nào khởi xướng

    Theo dõi (0) 4 Trả lời
  • Quan Lưu Ly

    Ý nghĩa của việc nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các từ trưởng dân tộc là gì?

    A. Kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm

    B. Củng cố khối đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

    C. Kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình

    D. Với tay nắm các vùng dân tộc ít người, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình

    Theo dõi (0) 14 Trả lời
  • Nguyễn Kiều Anh

    Ý nghĩa lịch sử của 3 lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần.

     

    P/S: Ai làm nhanh và đúng, mình sẽ tick nha. Thank you !!! smileyyessmiley

    Theo dõi (0) 13 Trả lời
  • HoàngVũ Quốc Tuấn

    vì sao Nguyễn Trãi khi dâng lên Lê Lợi kế sách đánhh giặc lại là bình ngô dại  cáo 

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Nguyễn Huy
    Anh làm giúp em
    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Trúc Thanh

    Câu 1:Ông vua anh minh nhất trong thời Lê sơ là ai?
    a. Lê Thái Tổ
    b. Lê Thái Tông
    c. Lê Thánh Tông
    d. Lê Nhân Tông
    Câu 2: Nhiệm vụ chính của các quan xưởng do nhà nước lập ra dưới thời Lê sơ là gì?
    a. sản xuất đồ gốm tráng men có chất lượng cao
    b. đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa
    c. làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại
    d. đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc
    Câu 3:Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X - XV?
    a. sự ra đời của đô thị Thăng Long
    b. hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển
    c. sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ
    d. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống
    Câu 4:Tôn giáo được xem là quốc giáo của Đại Việt thời Lý - Trần là?
    a. Phật giáo
    b. Đạo giáo
    c. Nho giáo
    d. Kito giáo
    Câu 5:Nước Đại Việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian nào?
    a. Thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI
    b. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
    c. Thế kỉ XIII đến thế kỉ XV
    d. Thế kỉ XIV đến thế kỉ XV
    Câu 6:Thời kì Lê sơ, quân dân Đại Việt phải chống thế lực xâm lược của kẻ thù nào?
    a. Quân Mông – Nguyên
    b. Quân Thanh
    c. Quân Xiêm
    d. Quân Minh
    Câu 7:Kinh tế Đại Việt trong thế kỉ X - XV mang bản chất là:
    a. kinh tế chiếm đoạt
    b. kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp
    c. kinh tế hàng hóa
    d. kinh tế tư bản chủ nghĩa
    Câu 8:Thành phần quan lại thời Lê sơ có điểm gì khác so với thời Lý - Trần?
    a. có nguồn gốc từ các nho sĩ tri thức đỗ đạt
    b. chủ yếu là quý tộc, vương hầu
    c. chủ yếu thông qua tiến cử và bầu cử
    d. có nhiều quyền lợi về kinh tế và chính trị
    Câu 9:Nội dung nào không phản ánh được sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông so với thời Lý - Trần?
    a. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành cả điều hành công việc
    b. đưa chế độ thi cử vào nền nếp
    c. bãi bỏ các chức vị cao cấp nhất
    d. chia cả nước thành 15 đạo thừa tuyên
    Câu 10:Vị trạng nguyên nào của Việt Nam nổi tiếng với bài toán cân voi của sứ thần Trung Quốc?
    a. Lê Quý Đôn
    b. Mạc Đĩnh Chi
    c. Lương Thế Vinh
    d. Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Câu 11:Nội dung nào không phản ánh chính xác đặc điểm của luật pháp Đại Việt trong thế kỉ XI - XV?
    a. hướng tới bảo vệ quyền lợi triều đình, bảo vệ chế độ quân chủ
    b. đều có một số ddieuf luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội
    c. có một số điều luật bảo vệ cho những thành phần dễ bị tổn thương trong xã hội
    d. mang tính giai cấp và đẳng cấp
    Câu 12:Thời Lê sơ có bao nhiêu đời vua? Kể tên ông vua đầu tiên và ông vua cuối cùng của triều đại Lê sơ
    a. 9 đời. Vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, vua cuối cùng là Lê Cung Hoàng
    b. 10 đời vua. Vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, vua cuối cùng là Lê Cung Hoàng
    c. 8 đời vua. Vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, vua cuối cùng là Lê Chiêu Tông
    d. 7 đời vua. Vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, vua cuối cùng là Lê Chiêu Tông
    Câu 13:Chiến thắng nào dưới đây là chiến thắng lớn nhất trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm thời Lê sơ?
    a. Chiến thắng Bạch Đằng
    b. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang
    c. Chiến thắng Đống Đa
    d. Chiến thắng Ngọc Hồi
    Câu 14:Vị trí Nho giáo thời Lê sơ có gì thay đổi so với giai đoạn trước?
    a. chiếm vị trí độc tôn
    b. bổ trợ cho Phật giáo
    c. đóng vai trò thứ yếu
    d. không còn chỗ đứng trong đời sống văn hóa
    Câu 15:Xã hội Đại Việt trong thế kỉ X đến thế kỉ XV được chia thành những bộ phận nào?
    a. giai cấp thống trị và bị trị
    b. địa chủ và nông dân
    c. vua quan và nông dân
    d. lãnh chúa và nông nô
    Câu 16:Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà Lê sơ đã ban hành chính sách gì về ruộng đất?
    a. chính sách Nam tiến
    b. chính sách quân điền
    c. chính sách lộc điền
    d. chính sách bình lệ
    Câu 17: Các chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sử, Hà đê sử, đồn điền sử có trong thời kì nào?
    a. Thời nhà Trần và thời Lê sơ
    b. Thời nhà Lý và thời Lê sơ
    c. Thời nhà Hồ và thời Lê sơ
    d. Thời nhà Lý – nhà Trần và thời nhà Hồ
    Câu 18Trong cải cách hành chính của mình, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ:
    A. Tể tướng, Đại hành khiển
    B. Đại hành khiển, Đại tổng quản
    C. Tướng quốc, Đại hành khiển, Đại tổng quản
    D. Ngự sử đài, Đại hành khiển, Đại tổng quản
    Câu 19:Vì sao lòng yêu nước, tự hào dân tộc trở thành đề tài chính trong các tác phẩm văn học Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV?
    a. do Đại Việt liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm và giành thắng lợi
    b. do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
    c. do Đại Việt là quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á
    d. do ảnh hưởng của tư tưởng đại Hán
    Câu 20:Tác phẩm nào sau đây là thành tựu y học tiêu biểu dưới thời Lê sơ?
    a. Hồng Đức bản đồ
    b. An Nam hình thăng đồ
    c. Lập thành toán pháp
    d. Bản thảo thực vật toát yếu

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Nguyễn Thị Thảo Vy

    em hãy nêu những chính sách cũa nhà nước Lê Sơ về chính trị pháp luật kinh tế

    Theo dõi (0) 6 Trả lời
  • Đào Ngọc Cường

    tình hình giáo dục và pháp luật của thời lê sơ có gì khác với thời Lý Trần ?

    Theo dõi (0) 8 Trả lời
  • Đào Ngọc

    Triều đại lê Sơ Thành Lập trong hoàn cảnh nào

    Theo dõi (0) 7 Trả lời
NONE
OFF