OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vì sao Nguyễn Trãi khi dâng lên Lê Lợi kế sách đánhh giặc lại là Bình Ngô đại cáo.

vì sao Nguyễn Trãi khi dâng lên Lê Lợi kế sách đánhh giặc lại là bình ngô dại  cáo 

  bởi HoàngVũ Quốc Tuấn 14/03/2020
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (3)

  • Năm 1427, quân khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan 2 đạo viện binh của quân Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Lê Thái Tổ sai người mang viên tướng bị bắt sống Hoàng Phúc, hai cái hổ phù, hai dấu đài ngân của quan Chinh Lỗ Phó Tướng Quân về thành Đông Quan cho Vương Thông biết. Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan biết viện binh đã bị thua, hoảng sợ viết thư xin hòa.

    Lê Thái Tổ chấp thuận, sai sứ mang tờ biểu và vật phẩm sang nhà Minh, vua Minh sai quan Lễ Bộ Thị Lang là Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương[4], bỏ tòa Bố Chính và triệt quân về Tàu. Tháng chạp năm Đinh Mùi, Vương Thông theo lời ước với Bình Định Vương Lê Lợi, đem bộ binh qua sông Nhị Hà, còn thủy quân theo sau. Vì quân Minh tàn bạo, có người khuyên Lê Lợi đem quân mà giết hết đi, Lê Lợi không chấp thuận, cấp lương thảo và vật dụng cho quân Minh trở về. Năm 1428, Lê Lợi dẹp yên quân Minh, liền sai Nguyễn Trãi thay lời ngài làm tờ báo cáo cho thiên hạ biết.[5]

    Tờ cáo là một thông báo cho người dân trong nước về việc đánh bại nhà Minh và sự khẳng định sự độc lập của Đại Việt. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Trãi sử dụng Bình Ngô đại cáo để chứng minh tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trả lời câu hỏi tại sao quân khởi nghĩa Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh đó là chính sách dựa vào nhân dân.

    Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài Bình Ngô đại cáo là thông báo bằng văn bản và được viết theo thể văn biền ngẫu. Nguyên tác được viết bằng chữ Hán, và được các học giả như Ngô Tất Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim dịch sang tiếng Việt. Kết cấu bài cáo gổm 5 đoạn:

    • Đoạn 1: Từ đầu... đến Chứng cứ còn ghi. : Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.
    • Đoạn 2: Từ Vừa rồi... đến Trời đất chẳng dung tha. : Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.
    • Đoạn 3: Từ Ta đây... đến Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.
    • Đoạn 4: Từ Rốt cuộc: Lấy đại nghĩa thắng hung tàn,... đến Mà cũng xưa nay chưa từng nghe thấy: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
    • Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.
    Bình Ngô đại cáo 1Bình Ngô đại cáo 2Bình Ngô đại cáo 3Bình Ngô đại cáo 4
    Nguyên văn (Hán văn) "Bình Ngô đại cáo"

    Tác giả[sửa | sửa mã nguồn]

    Sách Lam Sơn thực lục chép rằng:

    Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:

    Kết thúc bài cáo, sách có lời chua rằng (Bản Đại cáo này do văn thần Nguyễn Trãi soạn)

    Theo sách Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận[6], soạn giả Lê Tung [7] khi bình về vua Lê Thái Tổ, Lê Tung viết rằng: Bình Ngô Đại Cáo không câu nào không là lời nhân nghĩa, trung tín; Lam Sơn Thực Lục không chỗ nào không là đạo tu tề trị bình.

    Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

    Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học chức năng hành chính quan trọng không chỉ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả đã kết hợp một cách uyển chuyển giữa tính chân xác lịch sử với chất sử thi anh hùng ca qua lối văn biền ngẫu mẫu mực của một ngọn bút tài hoa uyên thâm Hán học. Chính vì thế, Bình Ngô đại cáo đã trở thành tác phẩm cổ điển sớm đi vào sách Giáo khoa từ Phổ thông cơ sở đến Phổ thông trung học và được giảng dạy ở tất cả các trường Cao đẳng, Đại học ngành khoa học xã hội - nhân văn ở Việt Nam.[1]

      bởi Lê Nguyên 17/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  Nguyễn Trãi đánh giặc bằng bút

    Bình Ngô đại cáo dịch cho sát nghĩa là: tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô; 

      bởi Văn Hoàng Ân 17/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bình Ngô sách là sách đánh đuổi quân Minh do Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi khi tới Lỗi Giang vào năm 1423

      bởi Chu Chu 12/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

  •  Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?

    21/12/2022 |   0 Trả lời

  • Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?

    Giusp mik vs ạ!!

    29/12/2022 |   0 Trả lời

  • Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng

    07/11/2023 |   1 Trả lời

  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA

    Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.

    21/12/2023 |   1 Trả lời

NONE
OFF