OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)


Hoc247 xin giới thiệu đến các em bài học: Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) giúp các em tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên diễn ra như thế nào? Mà ở thời đó Mông - Nguyên được xem là 1 nước rất mạnh so với nhân dân ta thời đó. Nhưng bằng cách nào mà quân dân ta lại chiến thắng và làm cho giặc hoảng sợ như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ 1258

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ

  • Đầu thế kỷ XIII, đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải, rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung. Chúng xâm lược Đại Việt để chiếm đóng, cai trị, làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.
  • Vua Trần cho bắt giam sứ giả, ra lệnh chuẩn bị kháng chiến.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ (kháng chiến chống quân Nguyện lần I (1258)

Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất

(Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất)

  • Tháng 1-1258 Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy ba vạn quân Mông Cổ theo sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự của Vua Trần Thái Tông.
  • Trước thế giặc mạnh, quân ta rút về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng.
  • Giặc tiến vào Thăng Long, ta thực hiện “vườn không nhà trống”, chúng tàn phá Thăng Long và cướp bóc ở các làng chung quanh.
  • Lúc này vua Trần hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ, Ông đã khẳng khái trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
  • Ở Thăng Long 1 tháng, chúng hết lương thực, nắm thời cơ đó, quân ta đã đã phản công ở Đông Bộ Đầu, địch bị đánh bật khỏi Thăng Long chạy đến Quy Hóa bị Hà Bổng đánh tan, quân Mông Cổ chạy thẳng về nước. Kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi trong vòng nửa tháng, âm mưu xâm lược Đại Việt của kẻ thù bị chận lại.
  • Chủ trương đánh giặc của nhà Trần: thực hiện “vườn không nhà trống”; tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng; đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch, phản công lớn truy kích địch.

1.2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên 1285

1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên

  • Ý đồ của nhà Nguyên:
    • Rửa nhục do thất bại lần thứ nhất.
    • Quyết tâm chiếm bằng được Đại Việt.
    • Làm cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc.
    • Năm 1279 vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt xâm chiếm Nam Tống lập ra nhà Nguyên, mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam.
    • Năm 1283 Toa Đô chỉ huy đường biển tấn công Champa để làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, sau đó phối hợp với Thoát Hoan đánh vào phía Bắc.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai  chống quân Nguyên năm 1285

(Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai  chống quân Nguyên năm 1285)

  • Năm 1282 hội nghị các vương hầu, quý tộc, quan lại ở Bình Than – Hải Dương bàn kế đánh giặc và chia quân đóng giữ ở các nơi hiểm yếu.Trần Quốc Toản “Phá giặc mạnh, báo ơn vua”.
  • Cử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy toàn quân, ông viết “Hịch Tướng Sĩ”, khơi dậy lòng yêu nuớc của nhân dân ta và khích lệ binh sĩ xông lên giết giặc, cứu nước bảo vệ quê hương.
  • Đầu năm 1285, đại biểu phụ lão họp ở Điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.
  • Vua Trần chỉ huy tập trận, duyệt binh ở Đông bộ Đầu.
  • Các chiến sĩ thích 2 chữ “Sát Thát”.
  • Thể hiện quyết tâm cao độ chống giặc cứu nước, thà chết chứ không chịu đầu hàng.

3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến (Lần thứ 2) chống quân xâm lược Nguyên 1285

  • Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.
  • Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới, thế giặc mạnh, Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp.
  •  Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh
  • Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long, quân ta rút về Thiên Trường.
  • Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi: “Có muốn làm vương nước Nam không?”, ông trả lời:”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.
  • Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam, tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.
  • Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc, sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.
  • Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng.
  • Tháng 5/1285 Trần Hưng Đạo phản công. Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.
  • Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.
  • Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết. Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh, bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..
  • Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi
  • Cách đánh của quân dân ta thời Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai 1285:
    • Khi giặc mạnh, ta chủ động vừa đánh vừa rút quân để bảo toàn lực lượng.
    • Thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch thiếu lương thực.
    • Huy động tòan dân đánh giặc
    • Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt địch lấy kế: “Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều” mà nhà Trần đã áp dụng ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
  • Nguyên nhân thắng lợi: nhà Trần chuẩn bị chu đáo,có quân đội mạnh, tinh thần quyết chiến đấu cao,kinh tế vững mạnh, nhân dân đoàn kết ủng hộ, huy động cả nước đánh giặc.

1.3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Mông Cổ 1287-1288

Lược đồ diễn biến cuôc kháng chiến lần thứ ba  chống quân Nguyên (1287-1288)

(Lược đồ diễn biến cuôc kháng chiến lần thứ ba  chống quân Nguyên (1287-1288)) 

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ ba

  • Hai lần bị thất bại, Hốt Tất Liệt xâm lược nước ta lần thứ ba để trả thù, chứng tỏ uy thế của nước lớn, gồm 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy; 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, lần này lương thực đầy đủ hơn, quân đội nhiều và mạnh, nhiều tướng giỏi, chú trọng đến thủy binh.
  • Trần Hưng Đạo làm Tiết chế, chỉ huy kháng chiến.
  • Tháng 12/1287 nửa triệu quân xâm lược tràn vào nước ta:
    • Thoát Hoan chỉ huy quân bộ đánh vào Lạng Sơn, Vạn Kiếp và xây dựng căn cứ vững chắc để đánh lâu dài với ta.
    • 600 chiến thuyền lớn do Ô Mã Nhi theo đường biển hộ tống đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ và hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp.

2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đòan thuyền lương của Trương văn Hổ

  • Ô Mã Nhi vào sông Bạch Đằng và hội quân ở Vạn Kiếp, bỏ lại đoàn thuyền lương, liền bị quân Trần Khánh Dư tiêu diệt.
  • Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương, 1-1288 Thoát Hoan tiến xuống Thăng Long... nhưng bị động, hết lương thực, tinh thần binh lính hoang mang tuyệt vọng
  • Ý nghĩa trận Vân Đồn: tạo thời cơ để nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân Nguyên.

3. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288

Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288

(Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288)

  • Vua Trần và Trần Hưng Đạo, dự đoán quân giặc sẽ rút quân quacửa sông Bạch Đằng.
  • Đầu tháng 4 /1288 Ô Mã Nhi có kỵ binh rút về nước theo hướng sông Bạch Đằng.
  • Khi nước triều lên ta cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rội vờ thua chạy, dụ địch vào trận địa mai phục của ta.
  • Khi nước rút, từ 2 bờ sông thuyền nhỏ của ta đổ ra đánh, bị đánh bất ngờ, giặc rút nhanh ra cửa biển, thuyền giặc đâm vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và đắm. Hoảng sợ, địch bỏ chạy lên bờ bị quân ta tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt.
  • Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi. Cùng lúc này Thoát Hoan phải liều mạng rút chạy về nước.
  • Ý nghĩa: tiêu diệt ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, quân Nguyên từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
  • Các trận Bạch Đằng:
    • Năm 938 Ngô Quyền tiêu diệt quân Nam Hán.
    • Năm 981 Lê Hòan tiêu diệt quân Tống.
    • Năm 1288 Trần Hưng Đạo diệt Nguyên Mông.
  • So sánh cách đánh của Nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2 và lần 3:
    • Giống tránh thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động đánh chặn giặc vừa rút lui vừ bảo tòan lực lượng,chờ thời cơ phản công, vườn không nhà trống.
    • Khác: tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương, không có gạo ăn, dồn địch vào thế bị động; chủ động, bố trí trận địa bãi cọc ngầm ở sông Bạch Đằng tiêu diệt địch, đập tan ý đồ xâm lược.

1.4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên           

1. Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên

  • Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân ta,nòng cốt là quân đội nhà Trần.
  • Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
  • Tài chỉ huy của Trần Hưng Đạo.
  • Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.

2. Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên

  • Đập tan ý chí xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyến toàn vẹn lãnh thổ.
  • Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
  • Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
  • Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.
ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được:

  • Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên cả 3 lần diễn ra như thế nào
  • Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi ra sao

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 56 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận trang 57 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận trang 58 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận 1 trang 59 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận 2 trang 59 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận trang 60 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận trang 61 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận 1 trang 63 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận 2 trang 63 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận trang 64 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận 1 trang 65 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận 2 trang 65 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận 1 trang 66 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập Thảo luận 2 trang 66 SGK Lịch sử 7 Bài 14

Bài tập 1 trang 68 SGK Lịch sử 7

Bài tập 2 trang 68 SGK Lịch sử 7

Bài tập 3 trang 68 SGK Lịch sử 7

Bài tập 1.1 trang 45 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.2 trang 45 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.3 trang 45 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.4 trang 45 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.5 trang 45 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 2 trang 46 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 3 trang 47 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 4 trang 47 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 5 trang 48 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 6 trang 48 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 7 trang 48 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 8 trang 49 SBT Lịch Sử 7

3. Hỏi đáp Bài 14 Lịch sử 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 7 HỌC247

NONE
OFF