Hoạt động gần đây (187)
-
Nguyễn Kiều Anh đã trả lời trong câu hỏi: Tam giác cân muốn trở thành tam giác đều thì cần thêm điều kiện gì? Cách đây 5 năm
Đáp án là: D. 60*
-
Nguyễn Kiều Anh đã đặt câu hỏi: Làm bài tập hình học 7: Cách đây 5 năm
Bài 1:
Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH ^ BC ( HÎ BC ). Cho biết AB = 13cm; AH = 12cm; HC = 16cm. Tính các độ dài các cạnh AC; BC.
Bài 2:
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE.
a/ Chứng minh rằng tam giác ADE là tam giác cân.
b/ Kẻ BH ^ AD ( H Î AD ), kẻ CK ^ AE ( K Î AE). Chứng minh rằng BH = CK.
c/ Gọi O là giao điểm của BH và CK. Tam giác OBC là tam giác gì? Vì sao?
Bài 3:
Cho tam giác ABC vuông tại B có AB = 12cm, AC = 20cm. Tính dộ dài cạnh BC .
Bài 4:
Cho D ABC cân tại A . Vẽ BH ^ AC ( H Î AC), CK ^ AB, ( KÎ AB ).
a/ Vẽ hình
b/ Chứng minh rằng AH = AK
c/ Gọi I là giao điểm BH và CK. Chứng minh
d/ Đường thẳng AI cắt BC tại H. Chứng minh AI ^ BC tại H.
Bài 5:
Cho D ABC có Â = 90o , BC = 15, AC = 12. Tính AB
Bài 6:
Cho D ABC cân tại A. Kẻ AH ^ BC ( H Î BC ) .
a/ Chứng minh BH = HC
b/ Kẻ HE ^ AC ( E Î AC), HF ^ AB ( F Î AB ). Hỏi D HEF là tam giác gì? Vì sao?
Bài 7:
Cho tam giác ABC cân có AB = AC = 5cm, BC= 8cm . Kẻ AH vuông góc với BC tại H.
a/ Chứng minh: HB = HC và .
b/ Tính độ dài AH.
c/ Kẻ HD ^ AB ( D Î AB ), Kẻ HE ^ AC (E Î AC ). Chứng minh: êHDE là tam giác cân
Bài 8:
Cho êABC có: AB = 4,5cm, BC = 6cm và AC = 7,5cm. Chứng tỏ êABC là tam giác vuông
Bài 9:
Cho êABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC và kẻ CE vuông góc với AB. BD và CE cắt nhau tại I. Chứng minh:
a)
b) góc BAI bằng góc CAI
c) AI là đường trung trực của BC.
Bài 10:
Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi D là trung điểm của cạnh BC. Qua A vẽ đường thẳng d // BC. Chứng minh rằng:
- êABD = êACD.
- AD là tia phân giác của góc BAC.
- ADd.
Bài 11:
Cho êABC có góc A bằng 600. Tia phân giác của góc ABC cắt tia phân giác của góc ACB ở I.
- Cho biết . Tính số đo.
- Tính số đo .
Bài 12:
Cho êABC, D là trung điểm cạnh BC. Trên tia đối của tia DA lấy điểm E sao cho DE = DA. Chứng minh rằng:
- êADB = êEDC.
- AB//CE.
- .
Bài 13:
Cho êABC vuông tại A. Tia phân giác của cắt AC ở D; E là một điểm trên cạnh BC sao cho BE = BA.
- Chứng minh rằng: êABD = êEBD.
- Chứng minh rằng: DEBC.
- Gọi F là giao điểm của DE và AB. Chứng minh rằng DC = DF.
Bài 14:
Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) có góc A bằng 600. D là trung điểm của cạnh AC. Trên tia AB lấy điểm E sao cho AE = AD. Chứng minh rằng:
- êADE là tam giác đều.
- êDEC là tam giác cân.
- CEAB.
Bài 15:
Cho êABC vuông cân tại A. M là trung điểm cạnh BC. Điểm E nằm giữa M và C. Vẽ BHAE tại H, CKAE tại K. Chứng minh rằng:
- BH = AK.
- êHBM = êKAM.
- êMHK vuông cân.
-
Nguyễn Kiều Anh đã trả lời trong câu hỏi: Tóm tắt nội dung chính của truyện Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu ? Cách đây 5 năm
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Những với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
-
Nguyễn Kiều Anh đã trả lời trong câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài thơ Cảnh khuya. Cách đây 5 năm
Chiêm ngưỡng và hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời nhưng không quên bày tỏ nỗi lòng của người lãnh đạo trước vận mệnh của dân tộc, đất nước.
-
Nguyễn Kiều Anh đã trả lời trong câu hỏi: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin : Học, học nữa, học mãi. Cách đây 5 năm
Ai cũng biết, việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định cuộc đời của mỗi con người chúng ta, đó là một con đường gian khổ và khó khăn nhất để dẫn đến thành công. Học không phải ngày một ngày hai mà vội vàng được, học là học suốt đời, cũng giống như Lê-Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi.”
Theo thời gian, câu nói đó vẫn giữ nguyên giá trị và cũng đã khiến cho con người hiểu được phần nào. Phải khẳng định rằng không có con đường nào mà luôn trải đầy hoa hồng. Học là một cách trau dồi kiến thức để chúng ta biết được những gì diễn ra trong xã hội đời thường, những gì ông cha đã đã nghiên cứu và gây dựng nên. Mọi người ai cũng biết, nguồn kiến thức là vô tận, nó không bao giờ có giới hạn vậy hằng ngày, khi chúng ta cắp sách tới trường học thì đó chính là những bước khởi đầu để đi đến con đường học vấn. Thử so sánh, học như một cánh cửa kì diệu nhưng không có chiếc chìa khóa nào để mở nó ra, vậy chúng ta học đó cũng là chúng ta đang dần dần chế tạo ra chiếc “chìa khóa” đó và khám phá mọi điều ở bên trong cánh cửa, đó là kiến thức và sự thành công. Giống như một câu truyện mà tôi đã từng học về cuộc nói chuyện của nhà bác học Đác-Uyn và cậu con trai của ông, khi đó ông đã nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Hay như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị: “Học mãi ”. Có rất nhiều bạn học tốt, nhưng chỉ vì chủ quan rằng học như thế thì đã đủ, đã hơn rất nhiều người rồi nên không cần học thêm nữa, đó là một suy nghĩ tiêu cực, có khi nó sẽ khiến việc học trở nên sa sút.
“Bể học mênh mông tựa đất trời
Khuyên con gắng học chớ ham chơi”
Vâng, “bể học’’ đó mênh mông rộng lớn, chưa một ai đã chinh phục được “bể học” đó, cho dù con người có đã thành công, đã có sự hiểu biết cao đến mấy nhưng họ vẫn đều phải tiếp tục học và đó là “Học nữa, học mãi”. Trong thời đại hiện đại như ngày nay, đã có rất nhiều công cụ, thiết bị điện tử được ra đời, đó là kết quả, là những gì mà học hỏi đã tạo nên. Thử hỏi tại sao thời xưa, thời của ông cha ta có rất nhiều người tài giỏi và họ đã khám phá ra biết bao nhiều điều, còn bây giờ: “Nhân tài như lá mùa thu”, không phải bây giờ không có người tài giỏi nhưng rất hiếm, bởi vì họ không biết “Học nữa”. Vậy giá trị của sự “Học nữa, học mãi “đã vậy, cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học hỏi.
Câu nói của Lê-Nin: “Học, học nữa, học mãi’’- một câu nói hay và ẩn chứa rất nhiều lời khuyên ý nghĩa và rất thấm thía, vậy chúng ta hãy cố gắng học và tiếp tục học học cho đúng, học, học nữa học mãi, chúng ta là những thành phần của xã hội vậy hãy là những con người có ích, hãy chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.
-
Nguyễn Kiều Anh đã trả lời trong câu hỏi: Trình tự lập luận của văn bản là gì ? Cách đây 5 năm
Trình tự lập luận trong văn bản:
1. Diễn dich:
Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thế ý nghĩa của câu chủ đề làm rõ cho câu chủ đề.
Ví dụ:
Anh thanh niên là người rất yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.
2. Quy nạp:
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ ý chi tiết đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
Ví dụ:
Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ là những người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ lặng lẽ và nhân ái biết bao.
3. Song hành:
Không có câu chú đề. Có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh, của chù đề đoạn văn, làm rõ nội dung đoạn văn.
4. Móc xích:
Là đoạn văn mà các ý gối đẩu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ơ câu trước và câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.
5. Tống – phân – hợp:
Câu chủ đề nằm ở đầu và cuối đoạn
Ví dụ:
Phẩm giá con người là những viên đá quý, viên đá đó còn lấp lánh đẹp đẽ hơn nếu được lồng vào cái giá khiêm tốn. Để trở thành một người “như thể giếng nước” mỗi cá nhân cần chú tâm học tập, trau dồi kiến thức, luôn khiêm tốn; rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước mọi thử thách, biến động của cuộc sống. Quan trọng nhất là cần chú ý đến giá trị đích thực, không nên chạy theo lối sống chuộng hình thức, thích thể hiện mình. Khiêm tốn chính là sức mạnh để thành công.
-
Nguyễn Kiều Anh đã tải tư liệu Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thuận Hưng có đáp án Cách đây 5 năm
-
Nguyễn Kiều Anh đã tải tư liệu Bài tập bổ trợ kiểm tra 1 tiết Tiếng Anh 7 học kì 1 lần 2 Cách đây 5 năm
-
Nguyễn Kiều Anh đã tải tư liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch Sử 7 năm học 2019-2020 Trường THCS Biên Giang Cách đây 5 năm
-
Nguyễn Kiều Anh đã tải tư liệu Đề thi HK1 môn Sinh học lớp 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Ba Điền có đáp án Cách đây 5 năm