OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 12 Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)


Với bài học, các em sẽ được tích lũy thêm kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1951-1953 đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương

- Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh

  • Từ tháng 5/1949, Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh xâm lược Đông Dương:
    • 23/12/1950, Mĩ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp và tay sai, từng bước thay Pháp ở Đông Dương.
    • Tháng 9/1951, Mĩ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ nhằm ràng buộc Bảo Đại vào Mĩ.
    • Viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh Đông Dương (1950 là 52 tỉ phrăng - chiếm 19 % ngân sách; 1953 là 285 tỉ phrăng - chiếm 43 % ngân sách).
    • Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mĩ đến Việt Nam ngày càng nhiều.
    • Các trung tâm, trường huấn luyện Mĩ tuyển chọn người Việt Nam sang Mĩ học.

- Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi

  • Cuối năm 1950, dựa vào viện trợ Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi, mong kết thúc nhanh chiến tranh.
  • Kế hoạch có 4 điểm chính:
    • Tập trung quân Âu - Phi xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, ra sức phát triển nguỵ quân, xây dựng “quân đội quốc gia”.
    • Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt, lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực ta và kiểm soát ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do.
    • Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.
    • Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháp với chiến tranh tâm lý, chiến tranh kinh tế.
  • Làm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp.

1.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2/1951)

  • Từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Vinh Quang (Chiêm Hóa - Tuyên Quang), thông qua hai bản báo cáo quan trọng:
    • Báo cáo chính trị, do Hồ Chủ tịch trình bày, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh qua các thời kỳ, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
    • Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc, tay sai, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn; xóa bỏ những tàn tích phong kiến; thực hiện “người cày có ruộng”; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  • Tách Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng.
  • Ở Việt Nam, hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.
  • Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới; xuất bản báo Nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng.
  • Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

-> Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng.

1.3. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt

  • Về chính trị
    • Từ ngày 3 đến 7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch, Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự.
    • 11/03/1951, thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào, tăng cường khối đoàn kết ba nước đấu tranh chống kẻ thù chung là Pháp và can thiệp Mĩ.
    • Ngày 01/05/1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu  toàn quốc lần I chọn 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
  • Về kinh tế
    • Nông nghiệp: năm 1952, Chính phủ vận động lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm.
    • Thủ công nghiệp và công nghiệp: đáp ứng yêu cầu về công cụ sản xuất, mặt hàng thiết yếu của đời sống.
    • Chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
    • Bồi dưỡng sức dân; giảm tô, cải cách ruộng đất. Từ 4/1953 đến 7/1954, thực hiện 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất.
  • Về văn hóa, giáo dục, y tế
    • Giáo dục: tiếp tục cải cách giáo dục với  3 phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”, nhà trường gắn với xã hội.
    • Văn hóa: thực hiện “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”; thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín, dị đoan.
    • Y tế: vận động công tác vệ sinh phòng bệnh; chăm lo sức khỏe cho nhân dân; xây dựng bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương.

1.4. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

- Các chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ (từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951)

  • Cuối 1950 đến giữa năm 1951, quân ta liên tục mở ba chiến dịch:
    • Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Chiến dịch Trung du)
    • Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch Đường số 18).
    • Chiến dịch Quang Trung (Chiến dịch Hà - Nam - Ninh)

-> Là các chiến dịch tiến công có qui mô lớn, đánh vào vùng trung du và đồng bằng, loại khỏi vòng chiến nhiều sinh lực địch nhưng kết quả chiến đấu hạn chế vì địa bàn có lợi cho địch.

  • Với phương châm: “đánh chắc thắng” và phương hướng “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, ta chủ trương mở các chiến dịch ở vùng rừng núi.

- Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952

  • Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu IV.
  • Ngày 09/11/1951, Đơ Lát đơ Tátxinhi tiến đánh Chợ Bến, Hòa Bình (14/11).
  • Ta mở chiến dịch phản công ở Hòa Bình nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch bình định của chúng và đẩy mạnh chiến tranh du kích.
  • Kết quả: Ta giải phóng khu vực Hòa Bình - sông Đà; căn cứ du kích mở rộng từ Bắc Giang xuống Hòa Bình.
  • Ý nghĩa: Là thắng lợi của nghệ thuật chỉ đạo chiến đấu phối hợp giữa chiến trường chính với chiến trường cả nước.

- Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952

  • Tây Bắc là vùng chiến lược quan trọng, Pháp đã chiếm đóng, từ đó uy hiếp căn cứ Việt Bắc và che chở cho căn cứ Thượng Lào của chúng.
  • Từ 14/10/1952 đến 10/12/1952, ta tiến công Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.
  •  Kết quả
    • Ta giải phóng 28.000 km2 với 25 vạn dân gồm Nghĩa Lộ, Sơn la (trừ Nà sản), Yên Bái, 4 huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái; phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

- Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953

  • Thượng Lào là vùng chiến lược quan trọng, là hậu phương an toàn của địch.
  • Đầu 1953, ta mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh kháng chiến ở Lào.
  • Từ ngày 8/4 – 18/5/1953, ta huy động lực lượng lớn giải phóng Pa thét Lào.
  • Kết quả
    • Giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh PhongXalì với trên 30 vạn dân.
    • Phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, từ 1951 đến 1953 ở Trung và Nam Bộ ta đã tận dụng chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, phá hủy cơ sở kinh tế của chúng.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này, các em cần nắm:

  • Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Đông Dương
  • Đại hội đại biểu toàn quốc thứ II của Đảng (2/1951)
  • Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 140 SGK Lịch sử 12 Bài 19

Bài tập Thảo luận trang 141 SGK Lịch sử 12 Bài 19

Bài tập Thảo luận trang 143 SGK Lịch sử 12 Bài 19

Bài tập Thảo luận trang 145 SGK Lịch sử 12 Bài 19

Bài tập trang 145 SGK Lịch sử 12

Bài tập 1 trang 101 SBT Lịch sử 12 Bài 19

Bài tập 2 trang 103 SBT Lịch sử 12 Bài 19

Bài tập 3 trang 104 SBT Lịch sử 12 Bài 19

3. Hỏi đáp Bài 19 Lịch sử 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

NONE
OFF