OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác


Tốc độ phản ứng là gì? Chất xúc tác là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? Để trả lời cho các câu hỏi trên, mời các em cùng HOC247 đến với nội dung Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu về lý thuyết và một số bài tập minh hoạ.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm tốc độ phản ứng

- Khái niệm tốc độ phản ứng: Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học.

- So sánh tốc độ của một số phản ứng: Các phản ứng đốt cháy (cồn, than, củi, giấy...) xảy ra ngay lập tức, kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng, biến đổi rất nhanh thành khí carbon dioxide và hơi nước. 

- Dây thép, cửa sắt (chứa sắt) sau một thời gian có thể xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp. Phản ứng của sắt với oxygen trong không khí ẩm xảy ra với tốc độ chậm hơn. 

→Ta nói rằng, các phản ứng đốt cháy xảy ra với tốc độ rất nhanh, trong khi phản ứng sắt bị gỉ xảy ra chậm hơn.

1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Nhiệt độ, nồng độdiện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Việc quan sát tốc độ thoát khí hoặc tốc độ xuất hiện chất kết tủa có thể dùng để so sánh tốc độ của phản ứng.

- Chất xúc tác như MnO2 hoặc enzyme amylase có thể được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng.

- Sau phản ứng, khối lượng và tính chất hoá học của chất xúc tác không đổi.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được áp dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Chất xúc tác là gì?

 

Hướng dẫn giải

- Chất xúc tác (xúc tác dương) là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng dẫn đến phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn.

Ví dụ: H2O2 phân huỷ chậm trong dung dịch ở nhiệt độ thường:

Nếu cho một ít bột MnO2 vào dung dịch này thì bọt oxi thoát ra nhanh hơn.

2H2O2 \(\xrightarrow{Mn{{O}_{2}}}\) 2H2O  +  O2

 

Bài 2. Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do

A. không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.

B. tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.

C. tác động của các yếu tố từ bên trong tác động lên cân bằng.

D. cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài.

 

Hướng dẫn giải

Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.

⇒ Chọn B

ADMICRO

Luyện tập Bài 7 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học); một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, khái niệm về chất xúc tác. Lấy được một số ứng dụng trong thực tế để minh họa..

- Tiến hành được một số thí nghiệm đơn giản và quan sát thực tiễn:

+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;

+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 7 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 1 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 2 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 3 trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 4 trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 7 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF