Để tìm hiểu về dung dịch và nồng độ của các chất trong dung dịch, cùng với độ tan của các chất, HOC247 mời các em cùng tham khảo nội dung lí thuyết và bài tập Bài 4: Dung dịch và nồng độ môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức đã được biên soạn ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu để giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn.
Tóm tắt lý thuyết
1.1.Dung dịch, chất tan và dung môi
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
- Dung môi thường là nước ở thể lỏng, chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
- Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan ở nhiệt độ, áp suất nhất định, còn dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.
1.2. Độ tan
- Khả năng tan của các chất trong cùng một dung môi khác nhau dù ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
- Những chất tan tốt cần lượng lớn chất tan để tạo dung dịch bão hoà, còn những chất tan kém chỉ cần lượng nhỏ chất tan đã thu được dung dịch bão hoà.
- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ, áp suất xác định.
- Độ tan của một chất trong nước được tính bằng công thức:
\(S{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{nước}}}}.100\)
- Trong đó:
+ S là độ tan, đơn vị g/100 g nước;
+ mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g);
+ mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam (g).
1.3. Nồng độ dung dịch
- Nồng độ dung dịch là đại lượng được sử dụng để định lượng một dung dịch đặc hay loãng. Có hai loại nồng độ dung dịch thường dùng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
- Nồng độ phần trăm:
+ Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. Nồng độ phần trăm được xác định bằng công thức:
\(C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{\text{dd}}}}.100\%\)
+ Trong đó:
C% là nồng độ phần trăm của dung dịch, đơn vị %;
mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g);
mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam (g).
- Nồng độ mol:
+ Nồng độ mol (CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Nồng độ mol được xác định bằng công thức:
\({C_{M\;}} = {\rm{ }}\frac{n}{V}\)
+Trong đó:
CM là nồng độ mol của dung dịch, có đơn vị là mol/l và thường được biểu diễn là M;
n là số mol chất tan, đơn vị là mol;
V là thể tích dung dịch, đơn vị là lít (L).
Bài tập minh họa
Bài 1. Nồng độ phần trăm của một dung dịch là gì và được tính theo công thức nào?
Hướng dẫn giải
- Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. Nồng độ phần trăm được xác định bằng công thức:
\(C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{\text{dd}}}}.100\%\)
- Trong đó:
+ C% là nồng độ phần trăm của dung dịch, đơn vị %;
+ mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g);
+ mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam (g).
Bài 2. Điền vào chỗ trống: "Dung môi thường là nước ở thể ..., chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí".
A. Lỏng
B. Rắn
C. Khí
D. Tất cả các đáp án trên
Hướng dẫn giải
Dung môi thường là nước ở thể lỏng, chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
⇒ Chọn A
Luyện tập Bài 4 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Học xong bài học này, em có thể:
- Nêu được khái niệm dung dịch; định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
- Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.
- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước (nếu có điều kiện).
3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Dung dịch bão hòa là gì?
- A. Là dung dịch hòa tan chất tan
- B. Là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
- C. Là dung dịch giữa dung môi và chất tan
- D. Không có đáp án đúng
-
- A. Chất tan
- B. Dung môi
- C. Chất bão hòa
- D. Chất chưa bão hòa
-
- A. số gam dung môi có trong 100 gam dung dịch.
- B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- C. số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
- D. số mol chất tan có trong dung dịch.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 4 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 4 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!