OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật


Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể sinh vật. Vậy nước được cấu tạo như thế nào? Nước có vai trò ra sao đối với cơ thể sinh vật? Nếu thiếu nước sinh vật sẽ có những hậu quả gì? Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nước đối với cơ thể sinh vật

a. Thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước

Hình 24.1. Mô hình cấu trúc của phân tử nước

- Thành phần hóa học và cấu trúc của nước: Một phân tử nước có 2 nguyên tử H liên kết với một nguyên tử O.

- Tính chất của nước:

+ Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, đông đặc ở 0oC.

+ Nước có thể hoà tan được nhiều chất như muối, đường,... nhưng không hoà tan được dầu, mỡ,…

+ Nước có thể tác dụng với nhiều chất hoá học để tạo thành hợp chất khác.

b. Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật

- Nước là nhân tố quan trọng đối với các cơ thể sống

- Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.

- Nước là dung môi hoà tan nhiều chất dinh dường cho cơ thể, góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

- Nước là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp ở thực vật, tiêu hoá ở động vật...

- Nước còn góp phần điều hoà nhiệt độ cơ thể.

- Sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào nguồn nước.

- Khi sinh vật bị thiếu nước, các quá trình sống trong cơ thể bị rối loạn, thậm chí có thể chết.

- Sinh vật cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống. Nhu cầu nước của sinh vật khác nhau tùy từng loài, từng giai đoạn phát triển, trạng thái hoạt động,…

Hình 24.2. Vai trò của nước đối với cơ thể người

1.2. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

- Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào, tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

- Các chất dinh dưỡng chủ yếu gồm: carbohydrate, protein, lipid, vitamin, chất khoáng và nước.

- Mỗi chất dinh dưỡng có vai trò khác nhau đối với cơ thể sinh vật.

Hình 24.3. Sơ đồ vai trò của các chất dinh dưỡng

1. Nước là một hợp chất hoá học do sự kết hợp oxygen với hydrogen. Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị, có nhiệt độ sôi là 100 °C, nhiệt độ đông đặc là 0 °C.

2. Nước có thể hoà tan được nhiều chất. Nước là thành phần quan trọng trong tế bào và cơ thể sinh vật; là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng của tế bào và cơ thể; vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô; duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

3. Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hoá học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường ngoài. Chất dinh dưỡng có vai trò cấu tạo nên tế bào và cơ thể, cung cấp năng lượng, tham gia điều hoà hoạt động sống,...

4. Các chất dinh dưỡng bao gồm nhóm chất cung cấp năng lượng (carbohydrate, protein, lipid) và nhóm chất không cung cấp năng lượng vitamin, chất khoáng và nước).

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Giải thích vì sao “Nước quyết định sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất”? Lấy ví dụ về vùng đất có độ đa dạng sinh vật cao, độ đa dạng sinh vật thấp.

Hướng dẫn giải:

- Nước quyết định sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất do nước có vai trò quan trọng với cơ thể sinh vật: Nước là thành phần quan trọng trong tế bào và cơ thể sinh vật; nước là môi trường, là nguyên liệu cho trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào và cơ thể; nước là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô; nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

- Lấy ví dụ về vùng đất có độ đa dạng sinh vật cao, độ đa dạng sinh vật thấp:

+ Vùng đa dạng sinh vật cao: Vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều sông ngòi.

+ Vùng đa dạng sinh vật thấp: Vùng khô nóng, mưa ít như sa mạc, hoang mạc.

Bài tập 2: Hình dưới đây là hình ảnh về một cốc nước và một cốc sữa.

Em hãy cho biết cốc nào là cốc nước. Vì sao? Mô tả thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước.

Hướng dẫn giải:

- Cốc 1 là cốc nước vì dung dịch trong cốc trong suốt, không màu.

- Mô tả thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước:

+ Thành phần hóa học và cấu trúc của phân tử nước: Nước là hợp chất gồm hai nguyên tử hydrogen kết hợp với một nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị. Do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hóa trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen, dẫn đến đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phân còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.

- Tính chất của nước: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, đông đặc ở 0oC; nước có thể hòa tan nhiều chất như muối ăn, đường,… nhưng không hòa tan được dầu, mỡ; nước có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.

ADMICRO

Luyện tập Bài 24 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

- Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.

3.1. Trắc nghiệm Bài 24 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 24 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 112 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 112 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 112 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 112 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 4 trang 113 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 5 trang 113 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 113 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 114 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 24.1 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.2 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.3 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.4 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.5 trang 52 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.6 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.7 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.8 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.9 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.10 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.11 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 24.12 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 24 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF