OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp


Quá trình quang hợp của cây xanh có vai trò quan trọng đối với con người và các sinh vật khác. Quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Qua nội dung bài giảng của Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề này. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

a. Ánh sáng

- Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây thực hiện quá trình quang hợp.

- Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng làm quang hợp của cây tăng lên hoặc giảm đi.

- Các loài cây khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau.

+ Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh: mọc ở nơi quang đãng, phiến lá nhỏ, màu xanh nhạt,…

Ví dụ: lá cây hoa giấy, cây hoa sứ,…

+ Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: mọc ở dưới tán cây khác hoặc nơi có ánh sáng yếu, phiến lá rộng, màu xanh đậm hơn,…

Ví dụ: cây vạn niên thanh, cây sâm ngọc linh

Hình 19.2. Cây trầu không (a) và cây bạch đàn (b)

b. Carbon dioxide

- Nồng độ carbon dioxide thích hợp để cây quang hợp là khoảng 0,03%.

- Nếu nồng độ carbon dioxide tăng lên thì quá trình quang hợp tăng nhưng khi tăng quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cho quang hợp ngừng lại.

Bảng 19.2. Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ

c. Nước

- Nước là nguyên liệu tham gia vào quá trình quang hợp ở cây xanh

- Nước ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây:

+  Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường.

+ Khi cây thiếu nước, khí khổng đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào lá cây giảm dẫn tới quang hợp giảm.

- Nhu cầu nước phụ thuộc vào từng loài và từng giai đoạn phát triển khác nhau:

+ Nhu cầu nước ở các cây khác nhau là khác nhau: Cây cần nhiều nước: cây cói, cây ráy,...Cây cần ít nước: cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ,...

+ Nhu cầu nước của một loài cây trong các giai đoạn phát triển khác nhau là khác nhau: cây mía cần tưới nước thường xuyên khi mới trồng, đến khi mía có đốt thì tưới nước ít hơn

d. Nhiệt độ

- Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật.

+ Quang hợp ở cây xanh diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20 – 30oC.

+ Khi nhiệt độ giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, đều khiến quá trình quang hợp giảm hoặc ngừng lại.

Bảng 19.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua

1.2. Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

Hình 19.4. Vai trò của cây xanh

- Quang hợp có vai trò cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cần thiết cho sự sống. Quang hợp giúp iúp cân bằng lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí.

- Con người đang phải đối mặt với nhiều hậu quả do việc chặt phá rừng bừa bãi.

+ Mất rừng đầu nguồn gây ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất nơi sinh sống của động vật,...

+ Diện tích rừng giảm thì lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng lên làm tăng hiệu ứng nhà kính dẫn đến tăng nhiệt độ Trái Đất.

- Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích: cung cấp oxygen, thức ăn cho con người và động vật, hấp thu khí carbon dioxide góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất, hạn chế biến đổi khí hậu, làm sạch không khí,...

=> Chúng ta cần trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng.

1. Các yếu tố như ánh sáng, carbon dioxide, nước, nhiệt độ, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Ảnh hưởng của các yếu tố này đến các loài cây là khác nhau.

2. Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích: cung cấp oxygen, thức ăn cho con người và động vật, hấp thu khí carbon dioxide góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất, hạn chế biến đổi khí hậu, làm sạch không khí,...

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nếu ba cây cùng loài được cung cấp cùng một lượng nước, sự thay đổi lượng ánh sáng mặt trời mà mỗi cây nhận được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của chúng?

Hướng dẫn giải:

Nếu ba cây cùng loài được cung cấp cùng một lượng nước, sự thay đổi lượng ánh sáng mặt trời mà mỗi cây nhận được sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các cây như sau:

- Cây nhận được nhiều ánh sáng mặt trời trong giới hạn của cây sẽ phát triển nhất vì khi nhận được tối đa lượng ánh sáng mặt trời, cường độ quang hợp của cây sẽ đạt tối đa, tạo ra nhiều chất hữu cơ hơn.

- Cây nhận được quá nhiều ánh sáng mặt trời vượt quá giới hạn của cây sẽ có thể bị chết vì lượng ánh sáng quá cao sẽ phá hủy diệp lục khiến cây không thể quang hợp được.

- Cây nhận được quá ít ánh sáng mặt trời sẽ kém phát triển, còi cọc vì khi nhận được ít lượng ánh sáng mặt trời thì cường độ quang hợp của cây sẽ giảm, không tạo ra đủ lượng chất hữu cơ cần thiết.

Bài tập 2: Quá trình quang hợp diễn ra ở lá của cây xanh.

a) Viết phương trình tổng quát dạng chữ của quá trình quang hợp.

b) Mô tả hai cách để có thể giảm tốc độ quang hợp mà không làm giảm nhiệt độ.

Hướng dẫn giải:

a) Phương trình tổng quát dạng chữ của quá trình quang hợp diễn ra ở lá của cây xanh:

b) Ví dụ về một số cách để có thể giảm tốc độ quang hợp mà không làm giảm nhiệt độ:

- Hạ thấp nồng độ carbon dioxide.

- Giảm nguồn nước cung cấp cho cây.

- Giảm thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng.

ADMICRO

Luyện tập Bài 19 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp.

- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

3.1. Trắc nghiệm Bài 19 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 19 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 93 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 93 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 93 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 93 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 94 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 94 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 94 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 4 trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 5 trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 4 trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 5 trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 6 trang 96 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 6 trang 96 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 7 trang 96 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 8 trang 96 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 9 trang 96 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 96 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 10 trang 97 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 7 trang 97 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 8 trang 97 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 97 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 4 trang 97 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 19.1 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 19.2 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 19.3 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 19.4 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 19 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF