OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào


Nội dung Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em có thể giải đáp các thắc mắc về những yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào như: nước, nồng độ oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ, ... Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào:

- Nhiệt độ.

- Độ ẩm và nước.

- Hàm lượng khí O2 và khí CO2.

Hình 22.1. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

1.2. Vận dụng hô hấp tế bào trong thực tiễn

Trong bảo quản lương thực thực phẩm

- Hô hấp tế bào phân giải các chất hữu cơ của tế bào, làm giảm số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian bảo quản.

=> Thực hiện các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm để không chế sao cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu.

Hình 22.2. Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm

- Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm:

+ Bảo quản lạnh: Nhiệt độ thấp làm chậm quá trình hô hấp của tế bào.

Ví dụ: bảo quản thịt, cá,… bằng đông lạnh giữ được thực phẩm trong thời gian dài.

+ Bảo quản khô: Hàm lượng nước thấp làm hô hấp tế bào ở mức tối thiểu.

Ví dụ: phơi khô thóc, ngô, đậu xanh,… để bảo quản trong thời gian dài.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào - Cánh diều (ảnh 1)

+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp: Nồng độ oxygen thấp, quá trình hô hấp tế bào giảm.

Ví dụ: bảo quản thực phẩm bằng việc hút chân không.

+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao: Khi tế bào hô hấp, lượng khí oxygen sẽ giảm, khí carbon dioxide sẽ tăng. Nồng độ carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp giảm.

Ví dụ: bảo quản trái cây trong các kho có nồng độ khí carbon dioxide cao.

Trong sản xuất nông nghiệp: cần giữ đất luôn tơi xốp, thoáng khí để tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp tế bào giúp rễ thực hiện hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng tốt hơn.

Trong lao động: hoạt động thể thao cần chú ý tránh thiếu oxygen gây chuột rút,…

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Để bảo quản nhiều loại rau, củ, quả được lâu, chúng ta không nên rửa chúng trước khi cho vào tủ lạnh. Hãy giải thích tại sao.

Hướng dẫn giải:

Việc rửa rau, củ, quả trước khi cho vào tủ lạnh sẽ làm tăng độ ẩm dẫn đến kích thích quá trình hô hấp làm chúng bị hư hỏng nhanh hơn, đồng thời, độ ẩm tăng sẽ kích thích sự phát triển của nấm mốc gây hại. Chỉ nên rửa rau, củ, quả trước khi ăn.

Bài tập 2: Tại sao trong nhiều siêu thị, rau tươi được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ và để trong ngăn mát, trong khi khoai tây, cà rốt lại không cần bảo quản như vậy?

Hướng dẫn giải:

Sau khi thu hoạch, các loại rau, củ vẫn diễn ra quá trình hô hấp. Các loại rau tươi có hàm lượng nước cao, cần được bảo quản trong ngăn mát nhằm hạn chế quá trình hô hấp gây giảm chất lượng rau; túi đục lỗ được dùng để bảo quản giúp hơi nước thoát ra trong quá trình hô hấp không đọng lại làm thối nhũn rau. Khoai tây và cà rốt có hàm lượng nước thấp hơn nên chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí.

ADMICRO

Luyện tập Bài 22 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn

3.1. Trắc nghiệm Bài 22 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 22 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 104 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 104 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 105 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 105 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 4 trang 105 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 105 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 105 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 105 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 5 trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 6 trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 4 trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 5 trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 22.1 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 22.2 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 22.3 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 22.4 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 22.5 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 22.6 trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 22 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF