OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 18: Quang hợp ở thực vật


Nội dung bài giảng của Bài 18: Quang hợp ở thực vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều do HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em tìm hiểu các vấn đề về quá trình quang hợp ở thực vật như: Quá trình quang hợp là gì? Quang hợp diễn ra ở bộ phận nào của cây? Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì? Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò của lá với chức năng quang hợp

- Lá là cơ quan chính thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

Hình 18.2. Hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp

- Lá cây gồm: cuống lá, gân lá, phiến lá. Bên trong lá có các bộ phận: lục lạp, khí khổng, mạch gỗ, mạch rây.

- Các bộ phận của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp:

+ Lá cây dạng bản dẹt, phiến lá rộng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

+ Tế bào lá có nhiều lục lạp, chứa chất diệp lục giúp hấp thu và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.

+ Khí khổng nằm ở lớp biểu bì của lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

+ Gân lá có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

- Hầu hết các loại lá cây đều có bản dẹt nhưng có một số loài cây có lá dạng hình kim như cây thông, cây tùng,...

- Một số cây có lá bị tiêu biến (như xương rồng,…) quá trình quang hợp diễn ra tại các cơ quan khác như thân, cành,…

1.2. Quá trình quang hợp

- Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sang, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

+ Nguyên liệu của quá trình quang hợp: nước, khí carbon dioxide, ánh sáng.

+ Sản phẩm của quá trình quang hợp: chất hữu cơ (đường glucose, tinh bột,…) và khí oxygen. Oxygen giải phóng ra ngoài có nguồn gốc từ nước; đường glucose có các nguyên tố chính là C, H, O trong đó C và O có nguồn gốc từ carbon dioxide, H có nguồn gốc từ nước.

1.3. Mối quan hệ giữa trao đổ chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

Hình 18.3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau:

- Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi tới lục lạp ở lá, được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ ở lá.

- Vật chất từ môi trường bên ngoài (nước, khí carbon dioxide) được vận chuyển đến lục lạp ở lá qua quá trình biến đổi hóa học tạo thành các chất hữu cơ và oxygen.

1. Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hoá năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

2. Trong quá trình quang hợp, một phần năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ ở lá cây.

3. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hoàn thành bảng sau về quá trình quang hợp.

Tiêu chí

Nội dung

Điều kiện xảy ra

 

Nguyên liệu

 

Sản phẩm

 

Dạng năng lượng biến đổi

 

Hướng dẫn giải:

Tiêu chí

Nội dung

Điều kiện xảy ra

Có ánh sáng, chất diệp lục

Nguyên liệu

Carbon dioxide, nước

Sản phẩm

Chất hữu cơ, oxygen

Dạng năng lượng biến đổi

Quang năng biến đổi thành hóa năng

Bài tập 2: Ghi tên các bộ phận tương ứng với các chú thích từ 1 đến 4 trong hình 18 và nêu chức năng của mỗi bộ phận đó.

Hướng dẫn giải:

STT

Tên bộ phận

Chức năng

(1)

Tế bào thịt lá

Chứa nhiều lục lạp, giúp thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

(2)

Lớp tế bào biểu bì trên

Bảo vệ các lớp bên trong và cho ánh sáng đi qua.

(3)

Khí khổng

Thực hiện trao đổi khí và thoát hơi nước.

(4)

Lớp tế bào biểu bì dưới

Bảo vệ các lớp bên trong và có nhiều khí khổng thực hiện trao đổi khí và thoát hơi nước.

Bài tập 3: Giải thích các tình huống sau:

a) Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định?

b) Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ nguồn nào?

Hướng dẫn giải:

a) Tỉ lệ chất khí carbon dioxide trong không khí luôn ở mức ổn định, do cây xanh khi quang hợp sẽ hấp thụ khí carbon dioxide nên hàm lượng khí này trong không khí được điều hoà và giữ ở mức ổn định.

b) Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ: năng lượng từ ánh sáng mặt trời, năng lượng từ ánh sáng đèn điện.

ADMICRO

Luyện tập Bài 18 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây:

+ Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

+ Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.

+ Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ).

- Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 18 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 8 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 90 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 4 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 18.1 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 18.2 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 18.3 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 18.4 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 18.5 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 18.6 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 18.7 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 18 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF