Tính thời gian kể từ khi bắn cho đến khi nghe được tiếng vang ?
khoảng cách từ nơi các chú bộ đội tập bắn súng đến ngọn núi đá vôi phía trước là 1,53km hỏi thời gian kể từ khi bắn cho đến khi nghe được tiếng vang là bao nhiêu giây? biết vận tốc là 340m/s
Câu trả lời (25)
-
Đổi 1,53km=1530m
Thời gian kể từ lúc bắn đến lúc nghe tiếng vang là :
\(\left(1530\div340\right)\times2\)=9(s)
Do khi âm thanh phát ra dến khi đến ngon núi là \(1530\div340=4.5\)(s) và thời gian để âm thanh phản xạ từ ngọn núi đến nơi các chú bộ đội bắn súng có khoang cách giống nhau nên lấy \(4.5\times2=9\) (s)
bởi Tiểu Dii 30/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Ở vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự fản xạ trên các vách núi . Thời gian âm fát ra đến khi nhận được tiếng vang là 1,2 giây
a, Tính khoảng cách người ta đến vách núi biết V = 340m/giây
b, Nếu thời gian phân biệt giữa âm phát ra và tiếng vang là 1/10 giây . Tính khoảng cách từ người quan sát đến vách núi để nghe được tiếng vang
bởi Hoàng My 30/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
a) Khoảng cách người đó đến vách núi là:
340 . 1,2 = 408(m)
b) khoảng cách từ người quan sát đến vách núi để nghe được tiếng vang là:
340 . 1/10 = 34 (m)
Chúc bn hok tốt!
bởi Phạm Toàn 01/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một bạn học sinh đứng cách vách núi khoảng bao nhiêu mét để có thể nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình phát ra? Biết rằng vận tốc âm truyền trong không khí là 340m/s
Mọi người giúp mình với nha!!!!
bởi Lê Nhi 01/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt :
V= 340m/s
t = \(\frac{1}{15}S\)
d= ?
Quãng đường trùy âm là :
\(S=V.t=340.\frac{1}{15}=22,\left(6\right)\approx22,7\left(m\right)\)
Vậy khoảng từ từ chỗ em ấy đến vách núi để em nghe được tiếng vang của mình là
\(d=\frac{S}{2}=\frac{22,7}{2}=11,35\)bởi Ngọc Hải 02/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ lúc phát âm đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu là 1/15 giây. Khi đó em phải đứng cách vách núi bao xa để nghe được âm phản xạ của lời mình nói?
bởi Nguyễn Lệ Diễm 03/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
phạm công thành ơi, bạn nhằm kí tự rồi:
S=Diện tích ko phải quãng đường; s=quãng đường
V=Thể tích ko phải vận tốc; v=vận tốc
bởi Ngọc Ngọc 03/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời?
bởi Tuấn Huy 05/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vì ta đang ở trong phòng kín,nghe thấy đc rõ âm phản xạ và âm phát ra từ các mặt bức tường cùng 1 lúc còn khi ra ngoài trời ta chỉ nghe đc âm phát ra 1 cách trực tiếp do đó ta có thể nghe thấy âm nhỏ hơn ở bên trong phòng kín.Chấp nhận đi năng nỉ đó.
bởi Nguyen Binh 05/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Lắng nghe âm do một vật phát ra, làm thế nào để biết vật đó đang dao động nhanh hay chậm?
bởi Nguyễn Minh Minh 08/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Nếu ta nghe vật đó phát ra âm càng bổng thì tần số dao động càng lớn, nghĩa là vật đó dao động càng nhanh
- Ngược lại nếu ta nghe vật đó phát ra âm càng trầm thì tần số dao động càng nhỏ, nghĩa là vật đó dao động càng chậm
bởi Nguyen Baoanh 08/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hãy nêu những cách làm giảm tiếng ồn trong nhà có mái lợp tôn mỗi khi trời mưa.
bởi Nguyễn Quang Minh Tú 11/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Có thể làm theo cách sau : Làm thêm một lớp bằng gỗ sau lớp tôn đó để tránh ổn < giảm tiếng ồn >
bởi Trần Nam 11/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một em học sinh nhìn thấy tia chớp, sau 8 giây mới thấy tiếng sấm. Hãy tính khoảng cách từ nơi xảy ra tia chớp đến chỗ em học sinh đứng là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s
bởi Anh Trần 14/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
-Gọi \(T_á\) là thời giantia chớp truyền đi kể từ khi xảy ra sét đến khi người ta quan sát nhìn thấy
-Gọi Tat là thời gian tiếng sấm truyền đi kể từ khi xảy ra sét đến khi người ta quan sát nghe được
-Gọi T là thời gian kể từ khi người thấy tia chớp đến khi nghe được tiếng sấm
-Gọi S là khoảng cách từ nơi xảy ra sét đến nơi người quan sát
-Gọi \(V_á\) và Vat là vận tóc ánh sáng và âm thanh truyền trong khoonng khí
\(T_á=\dfrac{S}{V_á}=\dfrac{S}{3.10^8}\left(1\right)\\ T_{at}=\dfrac{S}{V_{at}}=\dfrac{S}{340}\left(2\right)\\ T_{at}-T_á=T=8\left(3\right)\)
Từ (1) (2) (3) =>\(\dfrac{S}{340}-\dfrac{S}{3.10^8}=8\Rightarrow S.\left(\dfrac{1}{340}-\dfrac{1}{3.10^8}\right)=8\\ \Rightarrow S=\dfrac{8}{\left(\dfrac{1}{340}-\dfrac{1}{3.10^8}\right)}\)
Vì \(\dfrac{1}{3.10^8}\) quá nhỏ nên ta có thể bỏ qua .
\(\Rightarrow S\simeq\dfrac{8}{\dfrac{1}{340}}\simeq8.340\simeq2720\left(km\right)\)
Chúc bạn học giỏi
bởi Chảnh Nhung 14/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận âm phản xạ phải lớn hơn 1/15 giây
Khoảng cách giữa người và tường có giá trị là bao nhiêu thì bắt đầu nghe được tiếng vang?????
bởi na na 18/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vận tốc âm thanh trong môi trường không khí là 340m/s
Vậy khoảng cách của người và tường phải lớn hơn:
\(340.\frac{1}{15}=\frac{68}{3}\approx22,667\left(m\right)\)
bởi Nguyễn văn Thắng 18/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Các nhà khoa học cho biết, thông thường khi có chớp, chỉ có thể tạo ra một tiếng sấm mà thôi. Tuy nhiên khi có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm phát ra thành từng tràng kéo dài. Giải thích tại sao như vậy.
bởi het roi 23/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nếu bạn thích tính toán, hãy thử giải bài toán xem nếu như chúng ta biết được khoảng cách về thời gian (tính bằng giây) giữa việc chúng ta nhìn thấy sét và chúng ta nghe thấy sấm thì liệu chúng ta có tính được khoảng cách từ chỗ chúng ta đang đứng cho tới chỗ xảy ra hiện tượng sét đánh hay không nhé?
Đây là một trong những câu hỏi mà ai cũng đã từng suy nghĩ khi gặp sấm chớp. Thường thì bạn nhìn thấy chớp hoặc sét rồi một lúc sau (thường là một đến vài giây) sẽ thấy tiếng sấm. Hồi bé, tôi còn hay bịt tai lại mỗi khi nhìn thấy sét để khỏi phải nghe thấy tiếng sấm sau đó. Vậy có phải là ở trên trời thì sấm và sét được tạo ra không cùng nhau, sét được tạo ra trước, sấm được tạo ra sau nên chúng ta mới nhìn thấy sét trước khi nghe thấy sấm hay không?
Ngay từ cách đây 2300 năm, Aristotle đã nghĩ rằng sấm được tạo ra khi có một khối không khí bị “giam hãm” trong các đám mây được giải phóng ra. Sau đó, sét mới được hình thành do khối không khí này bị đốt cháy và do chúng ta nhìn thấy sét trước nên chúng ta nghĩ rằng sét tạo ra trước. Tuy nhiên, sau đó thì con người lại cho rằng đương nhiên sét được tạo ra trước bởi chúng ta nhìn thấy nó trước.
Cho tới ngày nay, các nhà khoa học đã giải thích được rằng sấm và sét được tạo ra cùng một lúc. Sét là hiện tượng phóng điện giữa các điện cực trái dấu (đám mây và mặt đất). Không khí xung quanh vụ phóng điện này có sức nóng lên tới 50000 độ F (tức là gấp 5 lần nhiệt độ tại bề mặt của mặt trời). Sức nóng đột ngột này tạo ra một chấn động mạnh trong không khí xung quanh và truyền tới tai chúng ta và cái mà chúng ta gọi là sấm chính là sự lan truyền chấn động này.
Vậy tại sao chúng ta lại nhìn thấy sét trước khi nghe thấy sấm? Đơn giản là do vận tốc của âm thanh nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng. Ánh sáng đi với vận tốc xấp xỉ 300.000 km/s, trong khi đó tốc độ âm thanh trong không khí chuẩn có 344 m/s. Do đó, tuy cùng diễn ra tại một thời điểm và địa điểm nhưng ánh sáng lại đi tới chúng ta nhanh hơn rất nhiều so với âm thanh.
Bạn cũng đã biết rằng cứ 10 người bị sét đánh thì chỉ có 1 người vĩnh biệt chúng ta mà thôi. Nếu bạn thích tính toán, hãy thử giải bài toán xem nếu như chúng ta biết được khoảng cách về thời gian (tính bằng giây) giữa việc chúng ta nhìn thấy sét và chúng ta nghe thấy sấm thì liệu chúng ta có tính được khoảng cách từ chỗ chúng ta đang đứng cho tới chỗ xảy ra hiện tượng sét đánh hay không nhé?
bởi Phạm Trị 23/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nếu từ mặt đất quan sát một chiếc máy bay đang bay nhanh thì ta có cảm giác như tiếng động cơ không phải phát ra từ máy bay mà từ một điểm phía sau và cách xa máy bay một khoảng khá lớn. Giải thích hiện tượng đó.
bởi Tuấn Huy 28/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Theo mình thì chắc là do máy bay ở trên cao, cách xa mặt đất phải vài km, mà tốc độ âm thanh thì chỉ là 340m/giây; nên phải sau vài giây thì ta mới nghe được âm thanh phát ra từ điểm đó. Trong vài giây đó, máy bay đã đi được một quãng đường khá xa nên ta cảm thấy âm thanh từ tiếng động cơ máy bay phát ra từ một điểm đằng sau máy bay.
Chúc bạn học tốt!
bởi Hoàng Na 28/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vật A thực hiện 400 dao động trong 25 giây. Vật B thực hiện 2160000 dao động trong 1,5 phút.
a) Tìm tần số dao động của mỗi vật.
b) Tai người bình thường nghe được âm do vật nào phát ra? Vì sao? Tên gọi của hai âm do hai vật A,B phát ra là gì?
bởi truc lam 02/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
a) Tần số dao động trong 1s của vật A là:
400 : 25 = 16 ( Hz )
1,5 phút = 90s
Tần số dao động trong 1s của vật B là:
2160000 : 90 = 24000 ( Hz )
b) - Vì tai người bình thường có thể nghe đc âm có tần số trong khoảng từ 20Hz → 20000Hz nên tai người bình thường sẽ ko nghe đc âm của cả 2 vật A và B
- Vật A phát ra âm có tần số dưới 20Hz nên âm của nó đc gọi là hạ âm
- Vật B phát ra âm có tần số trên 20000Hz nên âm của nó đc gọi là siêu âm
bởi Màu Của Mưa 02/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Để đo độ sâu rãnh biển sâu nhất thế giới Mariana, người ta dùng phương pháp định vị hồi âm bằng sóng siêu âm. Sau khi phát ra siêu âm hướng xuống biển thì sau 14,628 giây, người ta mới nhận được tín hiệu phản xạ của nó từ đáy biển. Vận tốc truyền của siêu âm trong nước là 1500 m/s. Tìm độ sâu rãnh biển Mariana.
bởi Nguyễn Trọng Nhân 08/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Quãng đường siêu âm đi được ( gấp đôi độ sâuvì tính cả âm vọng lại )
s = v.t
= 1500 x 14,628
= 21 942 (m)Độ sâu \(h=\frac{s}{2}=10971\left(m\right)\)
bởi Trần Dung 08/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản