Muốn cho lõi sắt non có tính chất như nam châm cần phải làm gì ?
Muốn cho lõi sắt non có tính chất như nam châm cần phải:
a. Cọ sát lõi sắt non vào mảnh ni lông
b. Cọ sát lõi sắt với một nam châm
c. Cho dòng điện chạy qua lõi sắt
d. Đặt lõi sắt trong lòng cuộn dây dẫn có dòng điện
Câu trả lời (39)
-
D
bởi Đào Thị Mỹ Duyên 25/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Dùng các kí hiệu đã học (nguồn điện"pin", bóng đèn, công tắc , dây dẫn"điện"). Vẽ sơ đồ mạch điện khi công tắc đóng. Hãy xác đinn chiều của dòng điện chạy trong mạch điện đó (thể hiện trên hình vẽ)
-giúp mk thi vs các cậu-
bởi trang lan 25/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Mạch điện song song :
bởi Bui Cao Nhut 25/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
dòng điện gây ra tác dụng gì đối với các dụng cụ sau:bóng đèn sợi đốt,tv,bàn là,cầu chì
bởi Đào Lê Hương Quỳnh 26/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
dòng điện gây ra tác dụng đối với bóng đèn sợi đốt: tác dụng nhiệt
đối vói tv: tác dụng nhiệt, từ
đối với bàn là: tác dụng nhiệt
đối với cầu chì: tác dụng nhiệt
bởi Bùi Anh Tú 26/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
D. Đặt lõi sắt trong lòng cuộn dây dẫn có dòng điện.
bởi Yuriko Mily 27/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 3 bóng đèn và 2 khóa K sao cho
- K1 đóng, K2 mở chỉ 1 đèn sáng
- K1 mở, K2 đóng chỉ 1 đèn sáng
- K1,K2 cùng đóng thì cả 3 đèn sáng
Mọi người giúp mình với ! Thanks nhiều ạ!bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 28/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
đúng ko??
bởi Đỗ Lam Trường 28/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Muốn cho lõi sắt non có tính chất như nam châm cần phải:a. Cọ sát lõi sắt non vào mảnh ni lông
b. Cọ sát lõi sắt với một nam châm
c. Cho dòng điện chạy qua lõi sắt
d. Đặt lõi sắt trong lòng cuộn dây dẫn có dòng điện
bởi Anh Pham 29/12/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
d. Đặt lõi sắt trong lòng cuộn dây dẫn có dòng điện
bởi Anh Pham 29/12/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
Muốn mạ bạc cho 1 huy chương ta phải làm thế nào ?
bởi Lê Trung Phuong 30/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Để mạ 1 huy chương ( hay bất kì vật làm bằng kim loại nào khác) dung dịch cần phải dùng đầu tiên là dung dịch muối bạc
- Cách làm:
Thanh nối với cực dương phải làm bằng bạc, vật nối với cực âm là 1 huy chương cần mạ bạc, Sở dĩ phải bố trí như vậy là vì: Trong quá trinhg dòng điện chạy qua, bạc kim loại ở cực dương sẽ tan dần ra bổ sung cho lượng bạc ở dung dịch. Còn bạc ở dung dịch sẽ bám vào vật nối với cực âm
~~~~~~~___________________________________________________~~~~
bởi Nguyễn Anh 30/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản, ví dụ mạch điện đèn pin.
bởi Lê Chí Thiện 01/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Bạn có thể tham khảo ở đây: http://lazi.vn/edu/exercise/ve-so-do-mach-dien-cua-den-pin-gom-2-pin-va-dung-mui-ten-ki-hieu-chieu-dong-dien
bởi Lê Thị Anh Thư 01/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cho mạch điện gồm 2 điện mắc nối tiếp vào nguồn điện 12V bt cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,354
a, Vẽ sơ đồ mạch điện và tính cường độ dòng điện qua đèn 2.
b, Nếu hiệu điện thế qua đèn 2 là 5,6V thì hiệu điện thế qua đèn 1 là bao nhiêu?
Giúp mik nha mai là kt rr.
bởi Hương Lan 04/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
a) Ta có : \(l_1=l_2=l_3=0,345A\)
Vậy cường độ dòng điện qua 2 đèn à 0,345A.
b) Trong mạch điện nối tiếp có :
\(U_{13}=U_{12}+U_{23}\)
\(\Rightarrow U_{23}=U_{13}-U_{12}\)
\(\Rightarrow12-5,6=6,4V\)
Nếu HĐT qua 2 đèn là 5,6V thì HĐT qua 1 đèn là 6,4V.
bởi Lê khánh duy 04/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Mình được biết, các vật mang điện tích khác nhau thì hút nhau.
Vậy tại sao thước nhựa bị nhiễm điện âm lại hút các mảnh giấy vụn trung hòa về điện? Chẳng lẽ một vật nhiễm điện lại có thể hút một vật khác không nhiễm điện sao?
Vậy chẳng phải là trái định lý?
bởi bach dang 08/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Mọi vật đều mang nguyên tử (+) và electron (-) và lượng nguyên tử và electron trong mỗi vật khá chênh lệch nhau. Thực chất thì mọi vật đều đang hút nhau (hay nhiễm điện) do ảnh hưởng cuả nguyên tử và electron nhưng liệu nó có đủ lớn để ta cảm nhận hay không.
Quay lại với câu hỏi. Các nguyên tử sẽ hút các hạt electron nên các thước nhựa tích điện âm hay mang nhiều electron sẽ bị các vật khác có lượng electron ít hơn hút lại. Còn nếu lượng electron của vật đó khá cân bằng thì hiện tượng chiển giao các hạt electron sẽ sảy ra, trường hợp này 2 vật cũng hút nhau.
bởi Đào Quốc Tuấn 08/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vào những ngày thời tiết khô ráo,khi lau chùi gương soi,kính cửa sổ hay màn hình TV bằng khăn bông khô,ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng.Giải thích tại sao?
giúp mk với!help me?!!
bởi Duy Quang 12/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Khi lau chùi gương soi,kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô,chúng cọ sát với khăn bông khô và bị nhiễm điện.Vì thế chúng hút các hạt bụi vải.
bởi Nam Khánh Nguyễn Đức 12/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cho 2 vật A và B cọ xát với nhau, sau khi cọ xát vật A nhiễm điện âm. Cho biết electron được chuyển từ vật nào sang vật nào
bởi thúy ngọc 16/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Electron dịch chuyển từ vật B sang vật A
bởi Dương Dương 17/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
trong các thư viện lớn,có 1 số sách quý đã quá cũ,các trang sách thường dính chặt vào nhau,khi lật từng trang rất dễ rách .để có thể lật các trang dễ dàng hơn ,người ta tích điện cho sách.hãy giải tích nguyên tắc của cách làm trên?
bởi Bin Nguyễn 22/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
người ta sẽ cọ sát hai trang giấy bị dính lại với cùng một vât . Khi đó ạ hai trang giấy sẽ bịnhiễm điện cùng dấu nên chúng sẽ tự đẩy nhau ra
bởi Nguyễn Thị Yến NHi 22/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
vào những ngày hanh khô ,không nên lau cửa kính ,màn hình ti vi bằng khăn khô ,chỉ nên làm vệ sinh bằng cách dùng chổi bông quét nhẹ lên bề mặt kính hay màn hình thôi ,vì như thế thì ngay hôm sau sẽ lại có bụi bám lên chúng,thậm chí còn nhiều hơn.Lời khuyên này dựa trên cơ sở nào?
bởi thanh hằng 27/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
bài này là trong SGK đúng ko, nếu đúng thì câu trả lời sẽ là:
Dùng khăn khô lau bụi ở gương soi, màn hình ti vi khô sẽ gây nên sự cọ xát làm cho chúng nhiễm điện , chúng hút bụi vải bám vào nhiều hơn.
Chú ý:Muốn cho gương soi, màn hình ti vi sạch bụi dc lâu ta nên lau bằng giấy báo ẩm(tỉ lệ nhất định 1/99) , vì lau như vậy có thể ko làm cho mặt gương hay màn hình ti vi nhiễm điện
bởi Dương Phương 27/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện ,hãy giải thích vì sao trong các cơn dông thường thấy có chớp kèm theo tiếng sấm vang rền ,đôi khi còn có cả sét
bởi thanh hằng 02/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Những hạt nước bốc hơi bay lên ngưng tụ thạnh những đám mây , trong cơn mưa do có gió mạnh xáo trộn các đám mây, làm ra các những đám mây tích điện. Khi 2 đám mây nhiễm điện tích khác nhau lại gần nhau thì chúng cọ xát và tạo ra dòng điện lớn và ở giữa 2 đám mây sẽ phóng ra tia lửa điện. Ko khí vô tình gặp phải tia lửa điện không chịu được liền vỡ ra, tạo nên tiếng sấm và chớp. Nếu như có đám mây tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống , gặp một vật có độ cao nào đó thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây vào mặt đất, tạo nên sét .
bởi Hoàng Thị Mỹ Duyên 02/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Em hiểu thế nào là dòng điện một chiều?
Mn giúp e vs ạ
bởi Hoa Hong 09/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hình như chiều dòng điện một chiều là dòng điện chỉ chạy theo một hướng
bởi Phước Thịnh 09/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giúp mik vs mn
Cho mạch điện như hình vẽ. Các đèn giống nhau.
a) Đèn 2, 3 sáng thế nào khi đèn 1 sáng bình thường b) Đèn 1 sáng thế nào khi đèn 2, 3 sáng bình thường
khi đèn 2,3 sáng thì đèn 1 phải cháy hoặc đứt dây tóc
Khi đèn 1 sáng thì đèn 2 đèn 3 vẫn bình thường
bởi Nguyễn Dung 16/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm1. Người ta qui ước vật nào nhiễm điện (+), vật nào nhiễm điện (-) sau khi cọ sát?
2. Nêu 5 nguồn điện có sử dụng pin và acquy
3. So sánh chiều dòng điện theo qui ước với bản chất của dòng điện trong kim loại
bởi Thuy Kim 23/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm1.Người ta quy ước: khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh lụa thì thanh thủy tinh mang điện tích dương. Thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô thì mang điện tích âm.
2. Bình điện xe đạp điện(acquy), .....
3.
Chiều dòng điện DÒng điện trong kim loại Từ cực dương đi qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cự âm của nguồn điện Từ cực âm sang cực dương của nguồn điện. bởi mã sang sang 23/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạmsấm sét do đâu mà có nêu cách hình thành
bởi hoàng duy 03/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạmSét và sấm là 2 hiện tượng khác nhau nhưng chúng thường đi cùng nhau
-Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu. Trong cơn mưa dông do có gió mạnh xáo trộn các đám mây, làm cho các đám mây tích điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu von. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là “sấm” (vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.
bởi Mốc Nè Tạo 03/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạmNêu nhận xét về cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc NỐI TIẾP?
bởi minh thuận 12/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm*VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP TA CÓ:
+Cường độ dòng điện : I=I1=I2.
+Hiệu điện thế :U=U1+U2.
bởi Dương Mỹ Anh 12/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạmNếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Gửi câu trả lời Hủy