OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vì sao chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn diện toàn dân trên các lĩnh vực

vì sao chiến thắng việt bắc thu đông 1947 ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn diện toàn dân trên các lĩnh vực

  bởi Ngọc Trúc Lưu 03/03/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947- Bài học cho chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc

    (TG) - Cách đây tròn 70 năm, vào Thu – Đông năm 1947, khi toàn quốc kháng chiến diễn ra chưa đầy một năm, thực dân Pháp mở cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn, bao gồm cả thủy, lục, không quân đánh vào Việt Bắc – căn cứ địa kháng chiến Trung ương, nhằm chụp bắt cơ quan đầu não kháng chiến, đánh quỵ chủ lực, phá hủy tiềm năng kháng chiến, khóa chặt biên giới Việt - Trung, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.

    Bác Hồ cùng các chiến sĩ cách mạng tại căn cứ địa Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu

    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành cuộc phản công chiến lược trên toàn chiến trường Việt Bắc. Lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Việt Bắc, được quân và dân cả nước từ Bắc chí Nam phối hợp đã chiến đấu anh dũng và mưu trí, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ được các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến, bảo toàn lực lượng chủ lực, đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng sa lầy, bị động kéo dài chiến tranh ngoài ý muốn.

    Qua chiến thắng Việt Bắc, có thể rút ra một số bài học cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc như sau:

    1. Chủ động nắm bắt âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch, tích cực xây dựng căn cứ địa trước khi bước vào cuộc kháng chiến

    Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hội nghị, nhiều phiên họp quan trọng đề ra những chủ trương, quyết sách triển khai sâu rộng thế trận chiến tranh nhân dân trên cả nước... Tháng 4-1947, Hội nghị cán bộ Trung ương đã họp bàn về nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa và nhận định âm mưu tấn công lên căn cứ địa của địch. Hội nghị cảnh báo: những căn cứ địa ở Việt Nam đều có thể bị đánh xuyên mũi dùi hoặc bị bao vây. Ngay trong mùa Hè 1947, Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ ba đã phán đoán mưu đồ chiến lược sắp tới của thực dân Pháp khi cho rằng chúng sẽ mở rộng phạm vi chiếm đóng trên những địa bàn chiến lược quan trọng còn do ta kiểm soát và chúng cũng có thể mưu đồ cuộc đại tiến công vào Việt Bắc nhằm tiêu diệt chủ lực ta. Bởi vậy, trong khi đề ra nhiệm vụ chiến lược mùa Hè cho các lực lượng vũ trang một cách rất toàn diện (về cách đánh, các nguyên tắc tác chiến...), Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cụ thể về củng cố bộ đội chủ lực, củng cố cơ quan chỉ huy các cấp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, củng cố căn cứ địa và nhiều biện pháp khác với tinh thần tích cực, chủ động khẩn trương, tạo thêm những yếu tố thuận lợi khi bước vào mùa khô.

    Những cảnh báo về âm mưu chiến lược của thực dân Pháp tiếp tục được Hồ Chí Minh đưa ra trong bức thư gửi riêng cho đồng bào Việt Bắc (Khu 1), ngày 19-8-1947: “Hiện bây giờ Khu 1 chưa phải mặt trận chính. Nhưng đối với bọn thực dân hung ác, nay mai rất có thể Khu 1 trở nên mặt trận chính. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng”[*].

    Thực hiện chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ tháng 3-1947, các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, quân đội cùng hàng chục vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ từ các hướng tập trung lên Việt Bắc. Các công binh xưởng, xí nghiệp, nhà máy cũng lần lượt được chuyển lên căn cứ địa. Hàng vạn tấn máy móc, nguyên vật liệu được phân tán ra các vùng để tiếp tục sản xuất phục vụ cuộc kháng chiến. Hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm khác, bằng nhiều phương tiện khác nhau đã được chuyển lên Việt Bắc, đáp ứng yêu cầu cho nhân dân và kháng chiến. Gần 63.000 đồng bào vùng xuôi tản cư lên Việt Bắc được phân chia về các thị xã, thị trấn, làng bản, dần ổn định cuộc sống.

    Tại Việt Bắc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được các địa phương triển khai với một tinh thần hết sức khẩn trương: Ra sức củng cố, kiện toàn chính quyền, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể nhằm phát huy hiệu lực, động viên sức dân phục vụ sự nghiệp kháng chiến; phát triển thêm nhiều tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên; đẩy mạnh tăng gia sản xuất; chăm lo xây dựng hệ thống trường học, phát triển mạnh các lớp bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú... Đặc biệt, công tác xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang được Trung ương Đảng và các địa phương hết sức coi trọng, cả về kiện toàn tổ chức, biên chế; phát triển lực lượng; công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ; bảo đảm hậu cần, trang bị vũ khí... cũng được triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ đều được tăng cường về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu tại chỗ cũng như cơ động chiến đấu.

    Do nắm bắt đúng âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, chủ động xây dựng căn cứ địa trước khi bước vào cuộc kháng chiến và suốt Xuân Hè năm 1947, nên khi thực dân Pháp quyết định mở cuộc “đại tiến công Việt Bắc”, ta không bị bất ngờ. Đó là một thành công nổi bật, thể hiện tầm nhìn chiến lược sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chính Minh, là nhân tố đầu tiên làm nên thắng lợi của Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.  

    Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay không giống như những gì đã diễn ra trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như trong Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947. Nhưng bài học về chủ động nắm bắt âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tích cực chuẩn bị về mọi mặt, giành thế chủ động trong cuộc kháng chiến được rút ra từ chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông năm 1947 vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục phát huy trong điều mới. Bởi vì, dù bị thất bại trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, cần: Đề cao cảnh giác, chủ động nắm chắc tình hình, nhận diện cho đúng âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, dự báo đúng các tình huống quốc phòng, an ninh có thể xảy ra để có đối sách xử lý đúng đắn, không để đất nước bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị xã hội của đất nước để tạo nên “cái cốt” vật chất và tinh thần của sức mạnh chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc, trong đó phải đặc biệt chú trọng tăng cường các nguồn lực đầu tư, nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước; coi trọng xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, xây dựng thế trận lòng dân; xây dựng các tỉnh, thành phố thành các khu vực phòng thủ vững chắc, toàn diện, xây dựng hệ thống các công trình quốc phòng, an ninh ở các địa bàn chiến lược, các khu kinh tế quốc phòng ở các địa bàn xung yếu về quốc phòng, an ninh; phát tiển công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu trang bị, vũ khí đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các lực lượng vũ trang; hoàn thiện các phương án bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ...  

     2. Vận dụng sáng tạo lí luận quân sự Mác - Lênin, đề ra đường lối và kế hoạch tác chiến phù hợp với thực tiễn Việt Nam

    Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ mục đích chính trị của cuộc kháng chiến là giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới. Nhiệm vụ của cuộc kháng chiến được xác định là vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Lực lượng kháng chiến là toàn dân tộc, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi thước đất là một chiến hào. Phương châm của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng đã quy tụ được sức mạnh của cả dân tộc vào cuộc kháng chiến với niềm tin kháng chiến nhất định thắng lợi.

    Trên cơ sở đường lối kháng chiến của Đảng, trước âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp, ngày 12-6-1947, Bộ Tổng chỉ huy triệu tập Hội nghị quân sự lần thứ ba nhằm đề ra kế hoạch hoạt động để “phá sự chuẩn bị tiến công mùa Đông của địch”. Hội nghị thống nhất xác định 11 nguyên tắc tác chiến của quân và dân ta. Đó là: Giữ vững chủ động; Hiểu rõ lực lượng của ta và của địch; Biết dùng lực lượng dự bị; Biết tập trung binh lực khi cần, biết điều động rất nhanh chóng và kịp thời; Phải giấu lực lượng của mình, làm sai lạc phán đoán của địch; Phải đánh bất thần, xuất kỳ bất ý, lợi dụng những nhược điểm của địch; Phải thực hiện sự phối hợp về chiến lược và chiến thuật; Phải phối hợp bộ đội chủ lực với dân quân, du kích, tự về; phải nặng về tiêu diệt chiến; phải có kế hoạch thiết thực rành mạch; Phải tiến cho kịp địch và hơn địch[†]

    Khi thực dân Pháp mở cuộc hành quân lên Việt Bắc, ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị phải phá cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp. Chỉ thị nêu rõ: “Địch càng dàn quân ra càng mỏng lực lượng. Chúng đem quân lên mạn ngược là một dịp cho ta để đánh chúng ở miền xuôi. Chúng đóng quân nơi xa càng dễ cho ta bao vây chúng và chặt đường tiếp tế, đánh chúng một cách rất có lợi trong khi chúng vận động”[‡]. Từ đó Đảng đề ra nhiệm vụ: “Đánh mạnh dưới đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ, khiến cho địch không thể đánh Việt Bắc”, giam chân, chặt đứt giao thông, liên lạc giữa các cứ điểm của địch, không cho chúng tiếp ứng và tiếp tế; củng cố căn cứ địa về mặt hành chính, dân vận, quân sự, kinh tế... quân sự hóa các cơ quan hành chính; củng cố bộ máy hành chính và kháng chiến ở vùng địch kiểm soát...

    Những chủ trương, kế hoạch tác chiến cụ thể và sáng tạo đó thể hiện sự chủ động về chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy, được quân và dân trên khắp cả nước quán triệt và triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức tác chiến hết sức phong phú, đa dạng, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, chia lửa cùng Việt Bắc chiến đấu, buộc địch phải căng sức đối phó trên khắp các chiến trường. Đó là nhân tố hàng đầu làm nên thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.

    Kế thừa và vận dụng bài học này trong tình hình hiện nay, cần đặc biệt chú ý nâng cao năng lực hoạch định đường lối và chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, việc hoạch định đường lối và chiến lược bảo vệ Tổ quốc phải dựa chắc trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phân tích  một cách khách quan khoa học bối cảnh mới của tình hình quốc tế, khu vực, trong nước; xác định nhiệm vụ, mục tiêu, quan điểm, phương châm bảo vệ Tổ quốc phải sát hợp, bảo đảm các chủ trương, chiến lược của Đảng phải phù hợp với quy luật khách quan, xu thế của thời đại và tình hình thực tế của đất nước, không giáo điều, bảo thủ, chủ quan, duy ý chí; lấy lợi ích quốc gia dân tộc, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân là thước đo sự đúng đắn của đường lối, chiến lược. Chủ động đấu tranh với các âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, có căn cứ khoa học, đủ sức thuyết phục với các quan điểm không khoa học, nhất là các quan điểm xuyên tác, thù địch phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng; đồng thời ngăn chặn, từng bước đẩy lùi đi đến loại bỏ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong nội bộ cán bộ, đảng viên. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm, đụng chạm đến nhiều người, nhiều mối quan hệ, vì thế cần phải thận trọng, chắc chắn, có kế hoạch, lộ trình, bước đi thích hợp, tránh để kẻ địch lợi dụng chống phá.

    3. Phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt

    Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, diễn ra trong điều kiện nước ta vừa mới giành được độc lập. Xét về phương diện vật chất, chúng ta thua kém đối phương rất nhiều. Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh đó, ngay từ đầu và trong suốt cuộc kháng chiến, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên và tổ chức lực lượng toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

    Nhờ có chủ trương và chỉ đạo tổ chức lực lượng khoa học, hợp lý, ngay từ khi quân Pháp mới đặt chân lên căn cứ địa Việt Bắc, chúng đã sa vào thế trận chiến tranh nhân dân của ta. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc một lòng nghe theo Đảng và Bác Hồ với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, với phương thức phòng tránh và tham gia kháng chiến. Việc phá hoại đường sá, cầu cống, làm “vườn không, nhà trống”, bất hợp tác với địch được tiến hành khẩn trương. Kè ngăn sông, chướng ngại vật được dựng lên ở nhiều địa điểm xung yếu. Dân quân, tự vệ được huy động bố phòng, canh gác ở các An toàn khu, các địa điểm, nơi ở, nơi làm việc của các cơ quan, tổ chức Đảng, chính quyền, các kho, trạm, binh công xưởng... Khắp nơi, ở đâu cũng có lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương bám đánh địch tại chỗ, bằng nhiều hình thức với vũ khí thô sơ, tự tạo là chủ yếu, vừa tiêu hao, chia cắt lực lượng, làm chậm bước tiến của kẻ thù, vừa tạo thế trận tác chiến liên hoàn. Dựa trên sức mạnh chiến đấu của toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, địa thế thiên hiểm rừng núi, bộ đội chủ lực bố trí hợp lý, tổ chức chiến đấu, bẻ gãy các đợt tiến công, càn quét của địch. Với phương thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, nhiều đơn vị bộ đội được tổ chức thành các đại đội độc lập, phân tán về các địa phương để hỗ trợ và thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích, phát động chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, bảo vệ bản làng, quê hương.

    Cuộc phản công Việt Bắc Thu - Đông 1947 thực sự là cuộc chiến đấu của toàn dân, không phân biệt tiền tuyến và hậu phương. Trong chiến dịch này, ta đã triển khai được một thế trận liên hoàn, đánh giặc bằng sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích (tự vệ), phối hợp tác chiến nhịp nhàng buộc địch phải phân tác và bị động đối phó trên khắp các chiến trường cả nước, không còn khả năng tập trung đánh lớn theo ý đồ kế hoạch đã vạch ra. Đó cũng là một trong những thành công nổi bật làm nên chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947.

    Quán triệt và vận dụng bài học này trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cần chú ý thực hiện các vấn đề sau đây:

    Trước hết, phải chăm lo xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bởi đó là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, là nhân tố bảo đảm sự sống còn của dân tộc Việt Nam trong quá trình phát triển và là cốt lõi của sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh nhân dân Việt Nam. Do đó, cần nắm vững và vận dụng sáng tạo chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng theo nguyên tắc lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng; đồng thời, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân văn để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước, giải quyết hài hòa lợi ích của các thành viên trong xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất làđồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Kiên quyết chống mọi biểu hiện chia rẽ, cục bộ, địa phương. Dặc biệt, để giữ cho “trong ấm”, cần phải nắm chắc và thực hiện tốt nội dung cơ bản, vấn đề mấu chốt của xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trong giai đoạn mới là xây dựng “thế trận lòng dân” để lấy đó làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

    Tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một số quân, binh chủng, lĩnh vực đi ngay vào hiện đại, làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tăng cường đầu tư để trang bị vũ khí, khí tài ngày càng tốt hơn cho các lực lượng vũ trang. Điều chỉnh, kiện toàn tổ chức các lực lượng vũ trang theo hướng tinh gọn, cơ động, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao. Nâng cao chất lượng huấn luyện sát với thực tế chiến đấu trong chiến tranh hiện đại, công nghệ cao.

    Thắng lợi của Việt Bắc Thu - Đông 1947 có ý nghĩa chiến lược, mở ra một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến, đồng thời để lại những bài học quý giá. Đó là bài học về chủ động nắm bắt âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tích cực  xây dựng căn cứ địa trước khi bước vào cuộc kháng chiến; bài học về hoạch định đường lối và kế hoạch tác chiến đúng đắn thể hiện tầm nhìn chiến lược Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; bài học về phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tôc, thực hiện toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt... Đó là những nhân tố quyết định làm nên chiến thắng vang dội của Việt Bắc Thu - Đông năm 1947. Những bài học ấy vẫn còn nguyên tính thời sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

    Đại tá, PGS.TS Nguyễn Văn Sự

    Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

     

      bởi Thánh Bảo 19/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • (1950 - 1953) là sự phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp khi bước vào thu đông 1950: - Mở đầu là Chiến dịch tiến công Biên giới thu - đông 1950 giành thắng lợi. Sau thắng lợi Biên giới, quân ta mở liên tiếp nhiều chiến dịch tiến công và phản công trên cả ba chiến trường (đồng bằng, trung du, miền núi), giành thắng lợi trong các chiến dịch mở ra ở rừng núi (Hoà Bình đông - xuân 1951 - 1952, Tây Bắc thu - đông 1952, Thượng Lào xuân - hè 1953). Đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp thực hiện Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi (De Lattre dễ Tassigny) với âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất sau thất bái ở chiến dịch Biên giới. - Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951). Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, chủ trương củng cố hậu phương kháng chiến về mọi mặt, đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

      bởi . Thư 01/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF