OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu kinh tế của Nhật Bản?

1. em hãy nêu kt của nhật bản và nguyên nhât hát triển.

2. em hay nêu kt của nước mỹ vad nguyên nhân phát triển.

3. xu thế chung cung của thế giới ngày nay là gì, theo em trước xu thế đó nước ta cần phải làm gì?

4. xã hội Việt Nam bị phân hóa như thế nào sau chiên tranh thế giới thư nhất

mong mọi nhười giúp em vs ạ ....cảm ơn m.n rất nhiều

  bởi Choco Choco 23/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1. em hãy nêu kt của nhật bản và nguyên nhân phát triển.

    TL:

    Tóm tắt sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973:

    – Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
    – Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
    – Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

    b) Nguyên nhân phát triển:

    – Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
    – Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
    – Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
    – Biết áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
    – Chi phí cho quốc phòng thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
    – Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển: nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975).

    2. em hay nêu kt của nước mỹ vad nguyên nhân phát triển.

    TL:

    * Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

    • Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).
    • Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).
    • 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).
    • Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

    – Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

    – Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:

    • Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
    • Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
    • Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.
    • Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
    • Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.

    – Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

    3. xu thế chung cung của thế giới ngày nay là gì, theo em trước xu thế đó nước ta cần phải làm gì?

    TL: Xu thế chung của của thế giới ngày nay là toàn cầu hóa.

    Ở Việt Nam, sự nghiệp đổi mới cũng chịu nhiều tác động từ xu thế toàn cầu hóa. Một mặt, toàn cầu hóa đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa quốc tế. Mặt khác, toàn cầu hóa cũng đặt Việt Nam đứng trước hàng loạt thách thức. Điều này, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta cần tận dụng mọi thời cơ, hạn chế các thách thức để Việt Nam tránh được nguy cơ tụt hậu trong “sân chơi chung toàn cầu” và trở thành quốc gia mạnh trên thế giới.

    4. xã hội Việt Nam bị phân hóa như thế nào sau chiên tranh thế giới thư nhất

    TL:

    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước ta đã có sự phân hóa giai cấp sâu sắc.

    • Giai cấp địa chủ phân hóa làm hai bộ phận: Đại địa chủ trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân.
    • Giai cấp tư sản: Mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp. Họ phần lớn là những thầu khoán hoặc địa chủ các đại lí, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu…
    • Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phân: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng và tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập.
    • Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, đãi bạc, khinh rẻ, dễ bị phá sản, thất nghiệp.
    • Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao thuế nặng, tô tức, bị cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn.
    • Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp, phát triển nhanh trong thời kì khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp.

    Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của đất nước.

      bởi du Dinh Bien 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF