OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Câu nói Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng của ai

Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”. Câu nói đó là của:

A. Trần Bình Trọng.     

B. Trần Khánh Dư.

C. Trần Thủ Độ.

D. Trần Quốc Tuấn.

  bởi What is my name? 21/08/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (26)

  • Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道:1228-1300), còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương (興道大王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên–Mông năm 1285 và năm 1288. Ông nguyên có tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn (陳國峻). Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi tên đầy đủ và trang trọng hơn là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" dành cho ông. Cách gọi tên các danh nhân theo kiểu vắn tắt này là phổ biến dưới thời phong kiến ngày xưa. Cần lưu ý rằng "Hưng Đạo đại vương" là tước phong chính thức cao nhất do vua nhà Trần ban tặng cho Trần Quốc Tuấn lúc sinh thời do công lao trận mạc của ông và tước "Hưng Đạo đại vương" có cấp bậc cao hơn tước "Hưng Đạo vương" dù cùng thuộc hàng vương tước được ban cho những người thân cận trong hoàng tộc nhà Trần đương thời.

    Là con của thân vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Nhân Tông gọi ông bằng bác. Năm 1257, ông được Trần Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283nhà Nguyên (Mông Cổ) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, Hoàng đế Trần Nhân Tông (em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,... quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.

    Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với Trần Nhân Tông"Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn TiếpÔ Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289Trần Nhân Tôngchính thức gia phong ông làm "Đại vương" dù chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải.

    Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước khi mất, ông khuyên Trần Anh Tông"Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời, ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩBinh thư yếu lượcvà Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.

    Mục lục

    Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

    Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), con trai thứ ba của Khâm Minh đại vương Trần Liễu - anh cả của Trần Thái Tông Trần Cảnh, do vậy Trần Quốc Tuấn gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột. Cho đến nay vẫn không rõ mẹ ông là ai, có một số giả thiết đó là Thiện Đạo quốc mẫu (善道國母), huý là Nguyệt, một người trong tôn thất họ Trần.[2] Do chính thất khi trước của Trần Liễu là công chúa Thuận Thiên trở thành hoàng hậu của Trần Thái Tông, nên Thiện Đạo quốc mẫu trở thành kế phu nhân.[3] Sau khi Trần Liễu mất (1251), theo "Trần triều thế phả hành trạng" thì bà Trần Thị Nguyệt đã xuất gia làm ni sư, hiệu là Diệu Hương.

    Năm sinh của ông cho đến nay vẫn không rõ ràng, có tài liệu cho rằng là năm 1228, nhưng cũng có tài liệu cho là năm 1230, hay 1231, chung quy đều thiếu luận cứ chắc chắn và độ tin cậy. Nhưng điều đó cũng cho thấy khi ông sinh ra thì triều đại nhà Trần cũng vừa mới thành lập được không lâu (thành lập năm 1225).

    Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa (瑞婆公主).[4] Ông quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay.[5]

    Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [6].

    Biến động gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

    Năm 1237, gia đình ông đã xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa(chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa.

    Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vì Thái Tông cũng thương anh nên xin với Trần Thủ Độ tha tội cho Trần Liễu, nhưng quân lính đều bị giết.[7] Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn.

    Khi trưởng thành, Trần Quốc Tuấn (19 tuổi) đem lòng yêu công chúa Thiên Thành, không biết rõ gốc tích của bà, nhưng các nhà nghiên cứu phần lớn đều đồng tình với quan điểm bà là con gái trưởng của Trần Thái Tông tức là em họ của ông. Đầu năm 1251Trần Thái Tông muốn gả công chúa cho Trung Thành vương, nên đã cho công chúa đến ở trong dinh Nhân Đạo vương (cha của Trung Thành vương). Ngày rằm tháng giêng, Trần Thái Tông mở hội lớn, ý muốn cho công chúa làm lễ kết tóc với Trung Thành vương. Trần Quốc Tuấn muốn lấy công chúa, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng.[8]

    Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa biết chuyện, sợ ông bị hại trong phủ, liền chạy đến cung điện cáo cấp, xin Trần Thái Tông cứu Trần Quốc Tuấn. Vua hỏi việc gì, Thụy Bà trả lời: "Quốc Tuấn ngông cuồng, đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo bắt giữ rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu". Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng đến chỗ Trần Thái Tông xin lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bất đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương.[8]

    Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được".[9] Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

    Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

    Ba lần chống quân Nguyên Mông[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt

    Tượng đài Trần Hưng Đạo tại thành phố Nam Định.

    Lần thứ nhất (1258)[sửa | sửa mã nguồn]

    Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông được giao trách nhiệm phòng thủ biên giới trước thời điểm quân Mông Cổ xâm lược vào tháng 12 năm 1257. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh cho tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của Quốc Tuấn" [10].

    Viết về cuộc chiến này, các bộ sử của hai bên như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Nguyên sửAn Nam chí lược đều không đề cập chi tiết gì về vai trò của Hưng Đạo vương trong các trận đánh lớn của cuộc chiến. Các ngày 12-13 tháng 12 âm lịch năm 1257 (tức 17-18 tháng 1 năm 1258), quân Mông Cổđánh bại quân Đại Việt do vua Trần Thái Tông đích thân chỉ huy ở Bình Lệ Nguyên và Phù Lỗ. Thái Tông rời bỏ kinh đô, lui về giữ sông Thiên Mạc. Quân Mông Cổ vào Thăng Long nhưng thiếu lương thực trầm trọng, phải chia nhau đi cướp lương thực và bị chặn đánh quyết liệt. Ngày 24 tháng 12 âm lịch năm 1257 (tức 28 tháng 1 năm 1258), vua Trần Thái Tông cùng thái tử 18 tuổi Trần Hoảng ngự lâu thuyền tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ, giải phóng Thăng Long. Chiến tranh kết thúc, Quốc Tuấn vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả". Sau chiến thắng quân Mông Cổ, vua Thái Tông nhường ngôi cho con là Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Thánh Tông phong em là Trần Quang Khải là Thái úy, tước Đại vương.

    Lần thứ hai (1285)[sửa | sửa mã nguồn]

    Tuy bị đánh bại nhưng Mông Cổ vẫn lớn mạnh ở phía bắc, thành lập nhà Nguyên và tiêu diệt Nam Tống vào năm 1279, tiếp giáp với biên giới Đại Việt. Trước sự bành trường của nhà Nguyên, nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước như Yết KiêuDã TượngPhạm Ngũ Lão

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu D nhé của trần quốc tuấn

      bởi Chu Chu 24/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • D , Trần Quốc Tuấn ( Trần Hưng Đạo ) Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.                                                               

    Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.

    Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải... Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.

    Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

    Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng "cột đá chống trời". Ông đã soạn hai bộ binh thư: "Binh thư yếu lược", và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: "... Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".

    Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

    Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:

    Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

    Ông đã trăn trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:

    Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

    Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ...

    Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.

    Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.

      bởi kairon (minecraft) 25/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • D

      bởi Vũ Minh Khang 26/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • XỈU

    CÂU D

      bởi No Name 28/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đáp án D

      bởi N. T .K 12/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • D

      bởi Mai Thanh Xuân 22/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • D

      bởi Phạm Minh Thư 11/10/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đ/A :D

      bởi Phí Thị Ánh Ngọc 13/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đ/a:c

      bởi Phí Thị Ánh Ngọc 19/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đ/A: D

      bởi Mr Alex 02/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • d

      bởi Phí Minh Đức 31/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • C. Trần Thủ Độ

      bởi Phạm Minh Quân 22/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • D

      bởi hoàng vinh 27/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

  •  Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?

    21/12/2022 |   0 Trả lời

  • Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?

    Giusp mik vs ạ!!

    29/12/2022 |   0 Trả lời

  • Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng

    07/11/2023 |   1 Trả lời

  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA

    Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.

    21/12/2023 |   1 Trả lời

NONE
OFF