OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

N. T .K's Profile

N. T .K

N. T .K

01/01/2000

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 315
Điểm 1559
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (319)

  • N. T .K đã trả lời trong câu hỏi: Tìm lỗi và sửa: He doesn't want go camping Cách đây 5 năm

    Sau want là động từ thì phải thêm to

  • N. T .K đã trả lời trong câu hỏi: fill in the blank? Cách đây 5 năm

    Điền từ or

  • N. T .K đã trả lời trong câu hỏi: choose the correct answer? Cách đây 5 năm

    Chọn đáp án C 
    Vì vẽ đẹp thì tính từ là sáng tạo chứ không phải thông minh  

  • N. T .K đã trả lời trong câu hỏi: Trận đánh của Ngô Quyền diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? Cách đây 5 năm

    Chuẩn bị
    Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

    Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

    Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

    Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

    Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

    Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

    Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

     

    Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

    Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

    Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

    Lưu Hoằng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

    Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.

    Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhô lên. Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành. Số còn lại, vì thuyền to nặng nên không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta, với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

    Vua Nam Hán, được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

    Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.



    Tham khảo: loigiaihay

  • N. T .K đã trả lời trong câu hỏi: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên? Cách đây 5 năm

    - Nêu cao tinh thần đấu tranh anh hùng bất khuất của dân tộc ta nói chung và nhân dân tỉnh Thái Nguyên riêng
    - Thức tỉnh hàng ngũ binh lính người Việt trong quân đội Pháp lúc đó góp phần phá vỡ kế hoạch dùng người Việt đánh người Việt của Pháp

  • N. T .K đã trả lời trong câu hỏi: Hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân? Cách đây 5 năm

    - Đập phá máy móc, đốt công xưởng
    - Đòi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công

  • Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, với sự xâm lược, bình định và khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp, nước ta có sự biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội. Đây là cơ sở xã hội bên trong cho việc tiếp nhận những luồng tư tưởng cứu nước. Từ đó tạo nên một phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX, đánh dấu bước tiến của lịch sử dân tộc, phát triển đất nước theo con đường văn minh tiến bộ, đó là phong trào Duy tân. Phong trào này diễn ra trên cả nước nhưng mạnh mẽ nhất là ở Trung kì, trong đó có hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

        Sự biến đổi của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XX, cộng với sự ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây qua con đường Nhật Bản và Trung Quốc đã tạo nên những nhận thức mới trong những sĩ phu yêu nước Việt Nam. Luồng gió duy tân từ Nhật Bản và Trung Quốc qua các tân thư đã được các sĩ phu Việt Nam đón nhận nhiệt liệt. Đặc biệt sự kiện gây chấn động với họ là cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905). Nước Nhật đã đại thắng nước Nga nhờ có công cuộc Minh Trị duy tân (1867-1912), càng khiến cho sĩ phu Việt Nam quyết tâm đi tìm con đường cứu nước bằng duy tân, đổi mới đất nước, tiêu biểu là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… Các ông đã phát động phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

        Chủ trương của phong trào trước hết là nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, mở mang trình độ hiểu biết cho người dân để có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Cùng với cuộc cách mạng về Tân học, Phan Châu Trinh còn chủ trương “tự cường, tự lập dân tộc”. Ông đã cùng nhiều đồng chí khác hô hào phát trển phong trào dưới nhiều hình thức phong phú như lập các hội tóc ngắn, hội học, hội thương, hội nông… và sự phát triển của phong trào chống sưu thuế trên toàn Trung kỳ. Đặc biệt, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ đã diễn ra rộng khắp trên các tỉnh, từ Quảng Nam lan rộng sang các tỉnh khác trong đó có Nghệ An, Hà Tĩnh với tính chất đấu tranh quyết liệt, quy mô rộng lớn.

        Tại Nghệ An và Hà Tĩnh, hai nhân vật nhiệt thành với công cuộc cải cách là Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế. Hai ông cùng góp vốn lập Triều Dương thương quán (tháng 6-1906). Được sự hưởng ứng đông đảo của giới sĩ phu và dân chúng, phong trào ngày càng phát triển mạnh, nhất là trong các trường học nổi tiếng ở vùng Nghệ - Tĩnh như trường Võ Liệt ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) và trường Phong Phú ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Bởi vậy, chính quyền thực dân và phong kiến tìm mọi cách ngăn cấm. Đặng Nguyên Cẩn đang là đốc học Hà Tĩnh bị đổi vào Bình Thuận (đầu năm 1907), Ngô Đức Kế bị bắt vì tội "mưu loạn".

        Cùng với việc hưởng ứng phong trào Duy Tân, trong thời gian này các cuộc vũ trang chống Pháp vẫn tồn tại ở Nghệ Tĩnh. Lê Quyên người Đức Thọ và Ngô Quảng người Nghi Lộc vẫn duy trì căn cứ ở Bố Lư (huyện Nghi Lộc) và Hồng Lĩnh (huyện Nghi Xuân), tổ chức các hoạt động vũ trang chống Pháp. Phong trào chống sưu thuế ở miền Trung năm 1908 nổi lên như một sự kiện tiêu biểu của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Người khởi xướng phong trào này ở Hà Tĩnh là Lê Văn Quyên (tức Đội Quyên). Người lãnh đạo chủ chốt trong phong trào chống thuế ở Nghệ Tĩnh là Nguyễn Hàng Chi và một số sĩ phu khác. Các ông còn tích cực vận động Duy Tân, mở rộng Triều Dương thương quán ra huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Chương. Những yếu nhân này đã tìm cách liên lạc với các sĩ phu trong và ngoài tỉnh để mở rộng, liên kết phong trào nhằm chống chính sách thống trị của thực dân Pháp và sự bóc lột của chính quyền phong kiến, đòi quyền lợi cho quần chúng nhân dân.

        Mục tiêu của phong trào đã đáp ứng đúng nguyện vọng của người nông dân, vì thế lực lượng tham gia phong trào xin xâu, giảm thuế (phong trào kháng thuế ở Trung kì năm 1908) chủ yếu là nông dân. Mở đầu phong trào trên đất Hà Tĩnh là cuộc đấu tranh của nông dân huyện Can Lộc, sau đó lan khắp các phủ, huyện trong tỉnh. Phong trào diễn ra mạnh mẽ nhất là ở huyện Nghi Xuân, Thạch Hà (Hà Tĩnh), huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Yên Thành (Nghệ An).

        Các cuộc vận động đấu tranh chống thuế, xin xâu diễn ra dưới hình thức biểu tình là chủ yếu. Ban đầu họ cùng nhau dán tờ hiệu triệu lên các cây to ngoài đường để hô hào, kêu gọi nhân dân cùng tham gia. Tại Hà Tĩnh, từng đoàn người không có vũ khí từ các tổng, xã kéo đến phủ, huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ... để đấu tranh. Tuy vậy, một số cuộc biểu tình được chuẩn bị các loại vũ khí thô sơ, sẵn sàng chống lại sự đàn áp của chính quyền đã tạo nên được sức mạnh đáng kể trong các cuộc biểu tình đấu tranh chống thuế.

             Đến cuối năm 1907, thực dân Pháp cấm học hành diễn thuyết, giải tán hội buôn, trường học, bắt bớ tù đày, kết án tử hình các yếu nhân của phong trào Duy Tân Trung kì như Trần Quý Cáp, Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, Nguyễn Hàng Chi…và hàng trăm người bị đày đi Côn Đảo, Lao Bảo trong đó có Phan Châu Trinh, Huỳnh Khúc Kháng, Phan Thúc Duyên, Trần Cao Vân, Ngô Đức Kế… Những hoạt động đàn áp của thực dân Pháp thời kỳ này được xem là “thời kỳ khủng bố trắng” không chỉ đối với phong trào Duy Tân mà còn đối với các hoạt động mang tích chất chống Pháp lúc bấy giờ.

        Sau cuộc đàn áp dã man của bọn thực dân, phong trào Duy Tân đã thất bại nhưng phong trào Duy Tân ở Trung kỳ nói chung, Nghệ - Tĩnh nói riêng có vai trò quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Nó thể hiện tinh thần cương quyết chống lại cường quyền nô dịch, khát vọng xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tiến bộ, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới. Phong trào Duy Tân đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc vận động cách mạng Việt Nam, ươm mầm những hạt giống tư tưởng tiến bộ được kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp thu và xây dựng thành đường lối cách mạng Việt Nam đã hoàn thành được khát vọng của cả dân tộc là đưa đất nước thoát khỏi cảnh lầm than, phát triển theo con đường tiến bộ - con đường chủ nghĩa xã hội

  • N. T .K đã trả lời trong câu hỏi: Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên? Cách đây 5 năm

    - Chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha (ở Hà Lan).

    - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ờ Anh).

    - Giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ)

    - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.



    Tham khảo: loigiaihay

  • N. T .K đã trả lời trong câu hỏi: Cách mạng tư sản và vô sản giống và khác nhau ở những điểm nào? Cách đây 5 năm

    Vế cách mạng Anh và Pháp. Hai cuộc cách mạng này có một số điểm chung đó là chúng được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản (đối với cách mang Anh thì có thêm một số bộ phận của giai cấp địa chủ và quý tộc), lật đổ quyền chuyên chính của 2 vua Anh, Pháp, mang lại quyền lợi về chính trị cho giai cấp tư sản ở hai nước, và đánh dấu bước đầu của nền dân chủ tư sản ở Anh và Pháp.



    Dạ Hương Chi - hoc24

     

  • N. T .K đã trả lời trong câu hỏi: Nhận xét quá trình Phát xít hóa ở Nhật Bản? Cách đây 5 năm

     

    -  Ở Nhật Bản, do tồn tại sẵn chế độ Thiên hoàng, quá trình phát xít hóa chính là quá trình quân phiệt hóa bộ máy này nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

     

    -  Ở Nhật Bản, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập kỉ 30 thông qua những cuộc đảo chính giữa các tập đoàn tư bản và các thế lực quân phiệtcủa những người lao động diễn ra quyết liệt.


    Tham khảo: hoc24

Không có Điểm thưởng gần đây

OFF