Hoạt động gần đây (1235)
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Nêu các đặc điểm của cây phát sinh giới động vật qua sự tiến hoá? Cách đây 4 năm
Ý nghĩa, tác dụng của cây phát sinh giới động vật:
- Cho biết nguồn gốc chung của giới động vật.
- Cho biết quá trình phát sinh, tiến hóa của giới động vật, loài nào càng gần gốc thì xuất hiện càng sớm.
- Cho biết mối quan hệ họ hàng giữa các ngành động vật.
- Cho biết mức độ phong phú và đa dạng của các nhóm loài
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Giải thích phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh? Cách đây 4 năm
Vì nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi gây thiệt hại rất lớn.
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ. Cách đây 4 năm
Sự hoàn chỉnh các cơ quan di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển (đi, bơi, chạy, nhảy, bò,bay, trườn,…) thích nghi với nhiều kiểu môi trường sống (trên cạn, trong đát, trên không, dưới nước).
Sự hoàn chỉnh của cơ quan di chuyển giúp động vật di chuyển và cư trú ở nhiều nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản, phát triển và hình thành loài mới.
- VD: bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nằm, leo trèo; vây bơi giúp cá di chuyển trong nước; chân khỏe giúp động vật chạy nhanh.
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Nêu sự phân hóa và chuyên hóa của hệ sinh dục trong quá trình tiến hóa của các ngành động vật? Cách đây 4 năm
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Hãy cho biết ở Động vật không xương sống, những đại diện nào có hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hoặc mọc chồi? Cách đây 4 năm
- Phân đôi: Trùng biến hình, trùng roi, trùng giày.
- Mọc chồi: Thủy tức, san hô.
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính, cho ví dụ: Cách đây 4 năm
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng lại ít? Cách đây 4 năm
Do khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên chỉ có một số ít loài tồn tại.
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng? Cách đây 4 năm
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào? Giải thích? Cách đây 4 năm
Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đều rất khắc nghiệt, rất ít các loài động vật có thể sống được trong những điều kiện này.
* Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng có các đặc điểm:
- Nhiệt độ cao, không khí khô.
- Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau.
- Thực vật thấp nhỏ, xơ xác. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô nóng.
- Môi trường không có nơi trốn tránh kẻ thù.
→ Để thích nghi được với môi trường này, động vật thường sẽ có kích thước nhỏ, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày lẩn trốn trong hang cát, phát triển các đặc điểm cơ thể chống lại nhiệt cao và sự mất nước.
* Khí hậu đới lạnh:
- Nhiệt độ quá thấp.
- Thực vật rất kém phát triển.
- Tầng nước mặt hầu hết bị đóng băng.
- Mỗi năm chỉ có một thời gian ngắn khí hậu thuận lợi.
→ Để thích nghi với điều kiện đới lạnh, các loài động vật thường có kích thước lớn, diện tích bề mặt nhỏ (S/V) để hạn chế mất nhiệt, chúng thường hoạt động ban ngày để tranh thủ lượng nhiệt, màu cơ thể thường giống với màu tuyết để lẩn tránh kẻ thù, cơ thể phát triển các đặc điểm ngăn cản sự mất nhiệt.
-
Mai Thanh Xuân đã trả lời trong câu hỏi: Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao được như vậy? Cách đây 4 năm
- Trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh nhau.
Vì các loài rắn có nguồn thức ăn khác nhau, thời gian kiếm ăn khác nhau, môi trường sống cũng khác nhau. Có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn ếch nhái hay sâu bọ. Có loài chuyên bắt chuột vào ban đêm, có loài chuyên bắt về ban ngày,…Có những loài chuyên sống trên cạn, có những loài sống trong đất, có những loài vừa ở nước vừa ở cạn.
→ Do vậy, trên cùng 1 nơi có thể có thể có nhiều loài cùng sống bên nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh nhau.
- Số lượng loài rắn ở một nơi có thể tăng cao như vậy là vì các loài rắn đã thích nghi và tận dụng tối đa được điều kiện môi trường sống mà phát triển
Điểm thưởng gần đây (2)
-
Mai Thanh Xuân: thêm 1 user like, cộng 1 (+1đ) Cách đây 3 tháng
-
Mai Thanh Xuân: thêm 1 user like, cộng 1 (+1đ) Cách đây 3 năm